KHO BÀI GIẢNG ĐỊA LÍ LỚP 5 (CẢ NĂM)

KHO BÀI GIẢNG ĐỊA LÍ LỚP 5 (CẢ NĂM) gồm tất cả những bài giảng môn Địa lí lớp 5, đủ 35 tuần. Bộ bài giảng này chúng tôi đã sưu tầm, chỉnh sửa nhiều lần; được trải nghiệm nhiều đối tượng học sinh trong nhiều năm qua.

Trong bài viết này gồm 3 phần:

– Phần 1: Demo Bài giảng ưu tú đã được giảng dạy thao giảng, hội giảng.

– Phần 2: Đường link tải bài giảng.

– Phần 3: Bài Soạn (giáo án) theo phát triển năng lực phẩm chất.

Mời quý thầy cô cùng tham quan bài giảng!

– Phần 1: Demo Bài giảng ưu tú

– Phần 2: Đường link tải bài giảng.

Thầy cô hãy kích chuột vào đường link trên để tài bài giảng địa lí lớp 5 về máy chỉnh sửa cho phù hợp với thực tế địa phương

– Phần 3: Bài Soạn (giáo án) theo phát triển năng lực phẩm chất. (link giáo án tại đây)

Địa lí

NÔNG NGHIỆP

I. MỤC TIÊU 

1. Kiến thức: – Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta:

        + Trồng trọt là ngành chính của nông nghiệp.

        + Lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng, cây công nghiệp được trồng nhiều ở miền núi và cao nguyên.

        + Lợn, gia cầm được nuôi nhiều ở đồng bằng; trâu, bò, dê được nuôi nhiều ở miền núi và cao nguyên.

     – Biết nước ta trồng nhiều loại cây, trong đó lúa gạo được trồng nhiều nhất.

2. Kĩ năng: Nhận xét trên bản đồ vùng phân bố của một số loại cây trồng, vật nuôi chính ở nước ta ( lúa gạo, cà phê, cao su, chè, trâu, bò, lợn).

     – Sử dụng lược đồ để nhận biết về cơ cấu của nông nghiệp: Lúa gạo ở đồng bằng;   cây công nghiệp  ở vùng  núi, cao nguyên; trâu, bò,  ở vùng núi, gia cầm ở đồng bằng.

    – HS (M3,4): 

     + Giải thích vì sao số lượng gia súc, gia cầm ngày càng tăng: do đảm bảo nguồn thức ăn.

     + Giải thích vì sao cây trồng nước ta chủ yếu là cây xứ nóng: vì khí hậu nóng ẩm.

3.Thái độ: Tích cực thảo luận nhóm.

* GD BVMT: Liên hệ việc làm ô nhiễm không khí nguồn nước do một sô hoạt động nông nghiệp gây ra làm tổn hại đến môi trường.

4. Năng lực:

– Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.

–  Năng lực hiểu biết cơ bản về Địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng 

  – Lược đồ nông nghiệp Việt Nam.

  – Các hình minh hoạ trong SGK.

  – Phiếu học tập của HS.

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

  – PP: quan sát, thảo luận, vấn đáp

  – Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi

  – Kĩ thuật trình bày 1 phút

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

……………………

Địa lí

LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phân bố lâm nghiệp và thuỷ sản ở nước ta:

+Lâm nghiệp gồm các hoạt động trồng rừng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và lâm sản; phân bố chủ yếu ở  miền núi và trung du.

  +Ngành thuỷ sản gồm các hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, phân bố ở vùng ven biển và những nơi có nhiều sông, hồ ở các đồng bằng.

2. Kĩ năng: Sử dụng sơ đồ, bảng số liệu, biểu đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét về cơ cấu và phân bố của lâm nghiệp và thuỷ sản.

*HS(M3,4):+ Biết nước ta có những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thuỷ sản: vùng biển rộng có nhiều hải sản, mạng lưới sông ngòi dày đặc, người dân có nhiều kinh nghiệm, nhu cầu về thuỷ sản ngày càng tăng. 

 + Biết các biện pháp bảo vệ rừng.

3. Thái độ: Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ và trồng rừng, không đồng tình với những hành vi phá hoại cây xanh, phá hoại rừng và nguồn lợi thuỷ sản.

4. Năng lực:

– Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.

–  Năng lực hiểu biết cơ bản về Địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn

II. CHUẨN BỊ

 1. Đồ dùng  

 – GV: Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, SGK

 – HS: SGK, vở

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

 – PP: quan sát, thảo luận, vấn đáp, trò chơi

 – Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi

 – Kĩ thuật trình bày 1 phút

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

…………………….