NHỮNG BÀI GIẢNG HAY MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Năm học 2021 – 2022 là năm học đầu tiên thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới đối với thầy cô giảng dạy khối lớp 2. KỸ NĂNG CẦN BIẾT đã tổng hợp được những bài giảng hay MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO xin được giới thiệu đến quý thầy cô!

Chúng tôi hi vọng những bài giảng này sẽ là nguồn tư liệu quý để thầy cô tham khảo; hi vọng bộ bài giảng này cũng là phương tiện tốt nhất tạo cơ hội cho KỸ NĂNG CẦN BIẾT “tiếp lửa” để quý thầy cô hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học mới này!

Mời quý thầy cô cùng tham quan bài giảng!

MÔN TIẾNG VIỆT

Bài 1: Ngày hôm qua đâu rồi (Tiết 4)

Nhìn viết: Ngày hôm qua đâu rồi

Bài 3: Ngày hôm qua đâu rồi?

Bài 2: MỞ RỘNG VỐN TỪ TRẺ EM – TIẾT 3

Bài 2: UT Tin – VIẾT THỜI GIAN BIỂU

MỞ RỘNG VỐN TỪ:  TRẺ EM

Đọc mở rộng: Đọc một bài đọc về trẻ em

Đọc truyện về trẻ em.

Bài 4: EM ĐÃ LỚN HƠN (tiết 1)

Bé Mai đã lớn – TIẾT 1

Bé Mai đã lớn (tiết 1, 2)

EM ĐÃ LỚN HƠN (tiết 2)

EM ĐÃ LỚN HƠN

EM ĐÃ LỚN HƠN (tiết 4)

Chính tả: Bé Mai đã lớn

Bé Mai đã lớn (tiết 3, 4)

Bé Mai đã lớn – TIẾT 3

Bé Mai đã lớn – TIẾT 4

Bài 4: Út tinLuyện đọc nối tiếp câu

Tập làm văn: Nói lời ngạc nhiên, thích thú

Nói lời ngạc nhiên, thích thú (tiết 4)

BÀI 4: TIẾT 5 – TỰ GIỚI THIỆU

BÀI 4: TIẾT 6 – VẬN DỤNG

TẬP ĐỌC: THỜI GIAN BIỂU

TOÁN ĐỀ – XI – MÉT

TOÁN EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ TIẾT 1

TOÁN EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ TIẾT 2

TRƯỜNG TIỂU HỌC …….
TỔ CHUYÊN MÔN: TỔ 2
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KẾ HOẠCH DẠY HỌC CÁC MÔN HỌC, HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC 

KHỐI LỚP 2 – Năm học 2021-2022

I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

Căn cứ Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông;

Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông;

Căn cứ Công văn 2345/BGDĐT-GDTH ngày 07 tháng 6 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường cấp tiểu học;

Căn cứ Công văn 2025/SGDĐT-GDMN-GDTH ngày 12 tháng 7 năm 2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang về việc Hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường cấp tiểu học;

Căn cứ Kế hoạch số 199/KH-THCĐP, ngày 30 tháng 8 năm 2021 của Trường Tiểu học C Đa Phước: Kế hoạch giáo dục của nhà trường, năm học 2021-2022;

II. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NĂM HỌC 2021-2022

1. Đội ngũ giáo viên, học sinh

a) Giáo viên

Tổng số GV trong tổ là 4

Trong đó: GVCN khối 2 là 3, giáo viên chuyên là 1

* Phân công giáo viên

TTHọ và tênPhân công dạyPhụ trách mônGhi chú
1Khối 2 – Lớp 2ATiếng Việt
2Khối 2 – Lớp 2BHoạt động trải nghiệm
3Khối 2 – Lớp 2CTiếng Việt
4Từ Khối 1 – Khối 5Thể dục
Đạo đức, TNXH, Âm nhạcChưa có ai ? 

– Được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát từ phía Ban giám hiệu nhà trường, sự hỗ trợ đắc lực từ phía bộ phận chuyên môn.

– Tập thể giáo viên trong tổ đoàn kết, nhất trí thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

 – Các giáo viên trong tổ đều có tinh thần học hỏi, chịu khó để nâng cao tay nghề

– Giáo viên trong tổ đa phần còn trẻ, khỏe, năng động, tích cực

– Sự giúp đỡ nhiệt tình từ phía các tổ chức Đoàn, Đội trong nhà trường; các lực lượng trong xã hội, của chính quyền địa phương và phụ huynh học sinh.

100% giáo viên đều tích cực tham gia các phong trào thi đua cả tổ đạt LĐTT và GVDG cấp huyện năm học 2020 – 2021.

 – 100% giáo viên thành thạo công nghệ thông tin. Có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, luôn thực hiện kế hoạch chỉ đạo công tác giáo dục của nhà trường; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; đoàn kết, hỗ trợ nhau trong công tác để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ.

  b) Học sinh: Tổng số  72 em; nữ  36 em chia thành 03 lớp

LớpTS học sinhNữGiáo viên chủ nhiệmGHI CHÚ
2A3016
2B  2814
2C146
Cộng7236

– Học sinh đã lớn nên có ý thức hơn trong học tập. Tuy nhiên vẫn còn một số em còn ham chơi nên chưa chú trọng vào việc học.

– Phần lớn các em chăm ngoan có ý thức học tập và tu dưỡng rèn luyện tốt, tham gia tích cực các phong trào tập thể.

– Đa số gia đình học sinh còn nghèo, lo kiếm sống nên ít quan tâm đến việc học tập của con em mình.

2. Nguồn học liệu, thiết bị dạy học

Các thiết bị dạy học dành cho giáo viên và học sinh còn hạn chế do trải qua nhiều năm sử dụng bị hao mòn, cũ, rách.

3. Phòng học bộ môn, cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất của nhà trường phù hợp với tiêu chuẩn trường đạt Chuẩn quốc gia. Trường có đủ số phòng học để tổ chức dạy 02 buổi/ngày cho 100% số lớp; có đầy đủ phòng chức năng, sân chơi, bãi tập và các công trình phụ trợ khác để tổ chức tốt các hoạt động giáo dục; có đầy đủ trang thiết bị để phục vụ dạy học và công tác của trường. Các phòng chức năng đều được trang bị đầy đủ thiết bị, máy tính có kết nối Internet để đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin. 80% giáo viên biết ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào trong dạy học và công tác.

–  Trường được chia ra làm 2 điểm dạy. Vì vậy, cơ sở vật chất của trường ở điểm chính có đầy đủ các phòng bộ môn như: Tiếng anh, Tin học, Thể dục, Âm nhạc, Mĩ thuật. Tuy nhiên, ở điểm phụ học sinh gặp khó khăn vì không có phòng Tin học để các em thực hành trong quá trình học tập.

 4. Giáo dục địa phương 

Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục và đào tạo, Đảng và Nhà nước luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, đặt giáo dục ở vị trí trung tâm trong tiến trình phát triển; có nhiều chủ trương, chính sách đúng đắn, kịp thời, ưu tiên phát triển giáo dục; hệ thống văn bản chỉ đạo về giáo dục, đào tạo được các cấp quản lý ban hành kịp thời, đầy đủ, cụ thể.

– Phụ huynh học sinh phần lớn là có trình độ về mọi mặt đời sống nên có sự hiểu biết về đổi mới giáo dục đang diễn ra; việc cập nhật thông tin về giáo dục nhanh nhạy; hiểu và chia sẻ với nhà trường về việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục. Giáo viên trong tổ sẽ giáo dục địa phương cho các em thông qua các tiết môn Đạo đức, môn Tự nhiên và Xã hội, môn Hoạt đọng trải nghiệm

  5. Giáo dục an toàn giao thông

– Nội dung giáo dục an toàn giao thông được tích hợp thông qua môn Tự nhiên và Xã hội

– Trong tiết sinh hoạt lớp và trong hoạt động ngoài giờ lên lớp giáo viên sẽ tích hợp giáo dục an toàn giao thông cho học sinh cùng nắm.

– Giáo viên có thể kết hợp với Tổng phụ trách Đội tuyên truyền về an toàn giao thông cho các em trong tiết sinh hoạt đầu tuần.

  6. Tích hợp liên môn           

Ở chương trình lớp 2 nội dung tích hợp liên môn thông qua môn Hoạt động trải nghiệm, môn Tiếng việt, đạo đức, tự nhiên xã hội. Đây là môn học tích hợp theo cả hai hướng tích hợp nội môn và tích hợp liên môn. Học sinh sẽ được học kiến thức một cách linh hoạt, vận dụng theo cách riêng của mình.

KẾ HOẠCH DẠY HỌC CÁC MÔN HỌC, HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KHỐI LỚP 2 – Năm học 2021-2022

Tô Ngọc Sơn (tổng hợp)