Chính sách mới có hiệu lực từ cuối tháng 07/2021

04 chính sách mới bắt đầu có hiệu lực từ cuối tháng 07/2021 (từ ngày 21 – 31/7/2021). KỸ NĂNG CẦN BIẾT chia sẻ lại để quý đọc giả nắm bắt. Chúc mọi người gặt hái nhiều thắng lợi cho định hướng của mình trong thời gian tới!

1. Những trường hợp sử dụng đất QP kết hợp sản xuất phải nộp tiền SDĐ

Theo Thông tư 58/2021/TT-BQP ngày 07/6/2021, các trường hợp sử dụng đất quốc phòng kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế phải nộp tiền sử dụng đất, thuê đất hằng năm gồm:

– Đơn vị tiếp tục thực hiện dự án, hợp đồng liên doanh, liên kết theo phương án xử lý được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt và không thuộc trường hợp quy định tại Điều 3 Thông tư 58/2021.

– ĐVSN công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư sử dụng đất quốc phòng kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế theo phương án sử dụng đất được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt.

– Daonh nghiệp quân đội sử dụng đất quốc phòng kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế theo phương án xử lý hoặc phương án sử dụng đất được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt;

Doanh nghiệp quân đội thuộc danh mục cổ phần hóa, thoái vốn được tiếp tục sử dụng đất quốc phòng theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 7 Nghị quyết 132/2020/QH14 ngày 17/11/2020.

– Công ty có cổ phần, vốn góp của Nhà nước do Bộ Quốc phòng cử Người đại diện, công ty cổ phần đang sử dụng đất quốc phòng theo hợp đồng thuê đất, hợp đồng sử dụng đất đã ký với Bộ Quốc phòng trước ngày 01/02/2021, tiếp tục nộp tiền sử dụng đất hằng năm theo hợp đồng đã ký và theo quy định tại khoản 5 Điều 7 Nghị quyết 132/2020.

Thông tư 58/2021/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 23/7/2021.

2. Trình tự xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp ở địa phương

Nội dung này được quy định tại Thông tư 02/2021/TT-BNNPTNT hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp ở địa phương (có hiệu lực từ ngày 25/7/2021).

Cụ thể, trình tự xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai gồm:

– Rà soát, thu thập tài liệu; điều tra, khảo sát số liệu cơ bản.

– Xác định, đánh giá rủi ro và đề xuất giải pháp.

– Xây dựng dự thảo kế hoạch phòng, chống thiên tai; lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị có liên quan; tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo.

– Ban hành kế hoạch phòng, chống thiên tai: UBND các cấp phê duyệt, ban hành kế hoạch phòng, chống thiên tai của cấp mình.

3. Nhiệm vụ thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030

Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành Thông tư 03/2021/TT-BKHCN ngày 11/6/2021 về quản lý Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030.

Theo đó, nhiệm vụ thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 bao gồm các nhiệm vụ thường xuyên và các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN).

– Nhiệm vụ thường xuyên thuộc Chương trình:

Là nhiệm vụ gắn với chức năng, chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan quản lý Chương trình, được thực hiện theo các quy định hiện hành về chế độ và định mức chi tiêu ngân sách nhà nước, thanh toán theo hợp đồng và thực tế phát sinh trong phạm vi dự toán của cơ quan quản lý Chương trình được phê duyệt, bao gồm:

+ Hỗ trợ đăng ký bảo hộ ở trong và ngoài nước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu và đăng ký bảo hộ, công nhận giống cây trồng mới quy định tại điểm a khoản 2 mục II Điều 1 Quyết định 2205/QĐ-TTg ngày 24/12/2020 phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030;

+ Biên soạn, phát hành tài liệu về sở hữu trí tuệ quy định tại điểm b khoản 6 mục II Điều 1 Quyết định 2205;

+ Vinh danh, khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích trong hoạt động sở hữu trí tuệ quy định tại điểm d khoản 6 mục II Điều 1 Quyết định 2205.

– Nhiệm vụ KH&CN thuộc Chương trình:

Là các nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia, cấp bộ và cấp tỉnh sử dụng kinh phí sự nghiệp KH&CN của Nhà nước thông qua tuyển chọn hoặc giao trực tiếp để thực hiện các nội dung quy định tại mục II Điều 1 Quyết định 2205, trừ các nhiệm vụ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Thông tư 03/2021.

Thông tư 03/2021/TT-BKHCN có hiệu lực từ ngày 26/7/2021 và thay thế Thông tư 17/2017/TT-BKHCN ngày 29/12/2017.

4. Lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường đấu giá năm 2021

Đây là nội dung tại Thông tư 03/2021/TT-BCT hướng dẫn về đấu giá thí điểm hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2021 (có hiệu lực từ ngày 26/7/2021 đến hết ngày 31/12/2021).

Theo đó, lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường đấu giá thí điểm năm 2021 là 108.000 tấn.

Trong đó, nguyên tắc đấu giá như sau:

– Nguyên tắc, trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản thực hiện theo quy định về pháp luật đấu giá tài sản phù hợp với tính chất tài sản bán đấu giá.

– Bộ Công Thương thành lập Hội đồng đấu giá thí điểm hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2021 để điều hành việc đấu giá.

– Chủ tịch Hội đồng đấu giá ban hành Quy chế đấu giá thí điểm hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2021.

Trong 04 chính sách mới bắt đầu có hiệu lực từ cuối tháng 07/2021, Thông tư 03/2021/TT-BKHCN về Nhiệm vụ thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 là một trong những nhiệm vụ rất cần thiết và đáng quan tâm.

Châu Thanh
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT