Cây dừa cạn là loại cây kiểng rất gần gũi và rất được mọi người ưa chuộng vì vẻ đẹp của nó. Vậy mà ít ai biết được Cây dừa cạn và bài thuốc dân gian điều trị bỏng và bướu cổ. KỸ NĂNG CẦN BIẾT mời mọi người xem qua bài viết dưới đây để yêu quý cây Dừa cạn hơn!
Vào ngày Tết, người ta thường chưng vài chậu hoa dừa cạn trước nhà để điểm tô màu sắc cho bức tranh xuân thêm tươi tắn. Không chỉ cuốn hút ánh nhìn nhờ vẻ đẹp rực rỡ của những bông hoa với các màu khác nhau, dừa cạn còn được biết đến là vị thuốc quý trong y học.
Đến tận bây giờ, dân gian vẫn còn lưu truyền nhiều bài thuốc từ cây dừa cạn. Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu đến bạn đọc bài thuốc điều trị bỏng và bướu cổ từ cây dừa cạn.
Lá dừa cạn làm dịu vết bỏng
Lúc còn nhỏ, không biết bao nhiêu lần tôi tò mò; nghịch phá khiến cho đứt tay, bỏng lửa, bỏng dầu… và nhất là bỏng nước sôi. Những lúc bỏng nước sôi như thế, ngoại tôi lại hái lá dừa cạn, giã nát rồi đắp cho tôi. Bà vừa đắp vừa thổi lại còn dỗ dành cho tôi nín khóc. Thật như người ta thường nói: mỗi người đều có hai người mẹ; một là mẹ ruột, hai là bà ngoại.
Lá dừa cạn đắp vết bỏng thì hiệu nghiệm thật; da đang nóng mà đắp vào là mát ngay và đỡ đau hơn. Ngoại còn dặn: nếu bị bỏng nhẹ thì làm theo cách này; nhưng phải chú ý là chỉ đắp khi vết bỏng chưa bị lở (nếu vết bỏng vỡ rồi mà đắp thì sẽ bị bội nhiễm).
Cây dừa cạn và cách dùng điều trị bướu cổ
Cũng theo lời ngoại tôi, cây dừa cạn còn có công dụng điều trị bướu cổ. Ngoại nói chỉ cần dùng một mình cây dừa cạn là điều trị được bệnh bướu cổ, không cần kết hợp các cây thuốc khác.
Cách dùng và liều lượng như sau:
- Chuẩn bị: Nhổ một cây dừa cạn (lấy cả thân, cành, rễ, lá và hoa), rửa sạch, chặt khúc.
- Nấu thuốc: Cho một ít đường phèn vào đáy tô (khoảng 15 g) rồi cho dừa cạn (đã chặt) lên trên đường, sau đó đổ thêm nửa chén nước và chưng cách thủy trong 1,5 tiếng. Sau khi chưng, ta lấy ra, để nguội rồi chắt lấy nước; chia thành 3 lần uống (uống trước bữa ăn 5 phút). Cách dùng chỉ đơn giản như vậy thôi.
Ghi chú: Thuốc này uống mỗi tuần 2 lần, duy trì trong vòng 1 tháng hoặc hơn để đạt hiệu quả tốt nhất.
Lưu ý: Khi dùng cây dừa cạn trong điều trị bệnh bướu cổ, nếu người bệnh bị bệnh tim thì không sử dụng cây dừa cạn có bông màu sậm, chỉ dùng loại cây có hoa màu trắng. Ngoài ra, phụ nữ mang thai; người huyết áp thấp và phụ nữ sau sinh cũng không nên dùng cây thuốc này.
Thông tin thêm: Ngoài cách trên thì dân gian còn dùng cách khác để điều trị bướu cổ từ cây dừa cạn.
Và ngoài hai công dụng trên; thì cây dừa cạn còn được dân gian dùng làm thuốc điều trị tiểu đường, ung thư máu…
Cây dừa cạn trong phong thủy
Cây dừa cạn nở hoa bốn mùa với những sắc màu tươi đẹp như trắng, đỏ, tím… và dù là màu nào thì cây dừa cạn cũng mang nét đẹp dân dã, nền nã, an yên. Chính vì vẻ đẹp này mà nó được nhiều người lựa chọn để trưng bên thềm nhà; trong phòng làm việc hay khuôn viên sân cảnh.
Không chỉ thế, cây dừa cạn còn được biết đến là loại cây cảnh dễ trồng; đẻ nhánh nhiều, dễ sinh sôi, tươi nở quanh năm; và có khả năng tồn tại trong môi trường khắc nghiệt. Vì vậy, theo thời gian, nó đã trở thành biểu tượng của sức sống tràn trề; dẻo dai và sự thịnh vượng cho gia chủ.
Theo phong thủy, nếu đem cây dừa cạn trưng bày trong phòng làm việc; thì sẽ mang lại luồng vượng khí mạnh giúp cho việc kinh doanh suôn sẻ, phát triển viên mãn.
Ngoài ra, theo quan niệm dân gian; cây dừa cạn còn có khả năng trừ tà (thế hệ ông bà tôi đều nói như thế). Ngày nay, nhiều người không tin vào tà ma nhưng có lẽ truyền thống; thói quen của ông bà xưa để lại vẫn còn. Cho nên đâu đó, nhiều người vẫn có thói quen trồng vài cây trước nhà; trước là theo tập tục, sau là để làm cảnh, để ngắm cho vui!
Khi biết thêm về Cây dừa cạn và bài thuốc dân gian điều trị bỏng và bướu cổ mọi người chắc sẽ yêu quý cây dừa cạn hơn!
Lê Nhi – Tuyết Nhi/ Nguồn: https://caythuoc.org/