Những dòng cảm xúc khiến dạ chua xót, lòng quặng đau!

Gần đây trên các kênh mạng xã hội đã trần tình những vụ tham quan sau phiên toà. Bất kỳ ai khi nhìn thấy những dòng cảm xúc này đều không thể làm ngó lơ, lòng, dạ đều không khỏi chua xót, quặng đau.

Đọc mà cảm thấy nhục nhã cho quan tham sau phiên tòa “chuyến bay giải cứu”.

Theo dõi nhiều phiên tòa, nhất là “Chuyến bay giải cứu” mà thấy ghê tởm quá!

AI LƯƠNG THIỆN?

LÀM ĂN MÀY:  lương thiện nhì, vì chẳng làm hại ai, chấp nhận sự thương hại cúa người đời. Không gây hại cho xã hội.

LÀM ĂN TRỘM: thuộc hàng bất lương nhẹ, vì kiếm cái ăn nhưng còn biết sĩ diện, chỉ làm lén lút chứ không cố ý hại người.

LÀN ĂN CƯỚP:  thuộc hạng bất lương trung bình, vì chấp nhận mình là tên cướp, chấp nhận rủi ro, hiểu rõ mình có thể bị tù tội.

LÀM QUAN THAM:  là bất lương hạng nhất vì trộm mà không nói là trộm, cướp mà không nói là cướp, ăn bẩn mà nói mình sạch, ác mà dạy điều đạo đức … Sức tàn hại cúa quan tham đối với xã hội gấp hàng triệu lần so với trộm cướp thông thường…

Những câu thành ngữ về tham lam, câu tục ngữ nói về lòng tham hay nhất

Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, ai trong chúng ta cũng có một tính cách và góc nhìn khác nhau. Tuy nhiên, người tham lam, xấu tính muốn chiếm hữu mọi thứ trong cuộc sống chính là kiểu người mà mọi người muốn tránh xa nhất. Dưới đây là một số câu ca dao, tục ngữ nói về sự tham lam thường dùng để chỉ những người như vậy.

1. Con rô cũng tiếc, con diếc cũng muốn

Ý nghĩa: Tham lam, muốn có được tất cả.

Cá rô và cá diếc là hai loại cá quen thuộc đối với người Việt Nam. Người xưa mượn hình ảnh hai loại cá này để thể hiện lòng tham của con người. Ý chỉ người tham lam đến mức cái gì cũng muốn có không buông bỏ cả “cá rô” lẫn “cá diếc”.

2. Tham thì thâm

Ý nghĩa: “Tham thì thâm” ý chỉ những người tham lam. Luôn muốn mọi thứ là của mình thì sẽ dễ bị người đời lừa gạt. Dễ gặp những điều xấu trong cuộc sống. Ví dụ như những người ham của sẽ để ý đến số lượng hơn chất lượng nên hay mua đồ rẻ dễ bị hỏng hay bị người bán lừa.

3. Tham có tham giàu, đâm đầu vào lưới

Ý nghĩa: Câu này có ý nghĩa là những người tham lam thường sẽ mù quáng và bị mắc bẫy, gặp tai họa. Vì lòng tham của mình mà họ không phân biệt được đúng sai nên dễ “đâm đầu vào lưới”.

4. Được voi đòi tiên

Ý nghĩa: Ý nghĩa của câu trên là chỉ những người quá tham lam. Được cái này còn đòi cái kia, không biết điều.

5. Ăn cướp cơm chim

Ý nghĩa: Cơm chim là một trong những thứ nhỏ nhặt nhất, người xưa mượn hình ảnh này để phê phán những kẻ tham lam đến cả những thứ nhỏ nhất, thứ của người nghèo cũng muốn ăn chặn, cướp về làm của mình.

6. Ăn chó cả lông ăn hồng cả hạt

Ý nghĩa: “Ăn chó cả lông ăn hồng cả hạt” ý chỉ những người tham lam. Thô bỉ ăn cả những thứ không ai ăn được.

7. Sống tham, chết thối

Ý nghĩa: Ý chỉ người nào còn sống mà tham lam suốt ngày ăn chặn. Bắt nạt người khác để vơ của về mình thì khi chết thân thể sẽ bị mục nát, thối rữa không nguyên vẹn.

8. Uống nước không chừa cặn

Ý nghĩa: Đây là một trong những câu nói về lòng tham chỉ người tham lam không biết chia sẻ cho ai đến mức uống nước cũng uống cả cặn.

9. Tham sáu đồng lãi mất năm mươi tư đồng vốn

Ý nghĩa: Đây là một câu tục ngữ nói về lòng tham lam cụ thể là hậu quả của lòng tham. Những người quá tham lam thường không kiểm soát được chính mình khi đứng trước vật chất hay của cải. Có những khi vì quá tham lam mà lại thiệt thân.

10. Bắt cá hai tay

Ý nghĩa: “Bắt cá hai tay” ý chỉ những người tham lam; Làm hai hay nhiều việc cùng một lúc để có lợi cho mình. Câu nói này thường được dùng để chỉ chuyện yêu đương, hẹn hò.

Sưu tầm

Trả lời