ĐỀ KHẢO SÁT NĂNG LỰC HỌC SINH TUYỂN VÀO LỚP 6 CHỌN (CÓ ĐÁP ÁN)

Dưới đây là bộ ĐỀ KHẢO SÁT NĂNG LỰC HỌC SINH TUYỂN VÀO LỚP 6 CHỌN TRƯỜNG THCS KIM HỒNG TP CAO LÃNH, ĐỒNG THÁP (CÓ ĐÁP ÁN)

ĐỀ RÈN LUYỆN THÊM

MÔN TOÁN:

Bài 1: Viết các số sau:

a, Năm mươi ba phẩy ba mươi lăm:…….

b, Sáu mươi chín phần mười:…….

c, Số gồm ba đơn vị, năm mươi mốt phần trăm:…….

d, Bảy và mười ba phần hai mươi tư:………….

Bài 2: Em hãy viết lại rồi điền số hoặc đơn vị vào chỗ chấm…

a,   ….. dm  =  36m                            b, 166 cm = 16 ….. 6 ….

c,    …….. kg = 5 tấn 72 kg                     d, 2 dm2 11mm2 = ……. cm2

Bài 3. So sánh (>, < hoặc =)

a. 50,1 …. 50            b. 14,06 ….. 14,60        c. 7/5 …… 1 và 2/5             d.  2/5 …… 0,41       

Bài 4:  Đặt rồi tính.

a, 515,28 + 134,57    b, 334,46 – 148,642         c, 60,45 : 15             d, 26,54 x 17

Bài 5: Một đàn gà có 150 con, trong đó số gà trống bằng 1/4 số gà mái. Hỏi có bao nhiêu con gà trống? Bao nhiêu con gà mái?

Bài 6: Cho hình vuông ABCD có cạnh là 6 cm.

a, Tính chu vi, diện tích hình vuông đó? 

b, Gọi M là điểm nằm chính giữa cạnh AB. Nối M với C, nối M với D. Hình bên có mấy hình tam giác? Mấy hình tứ giác? Tính diện tích tam giác MCD.

Bài 7: Tìm x, biết :  (1/4 + x) : 5/7 = 4/9

——————————-Hết—————————-

MÔN TIẾNG VIỆT

Câu 1: Trạng ngữ trong câu: “Nhờ siêng năng, Nam đã vượt lên đứng đầu lớp”, bổ sung ý nghĩa gì cho câu?

a. Chỉ mục đích      b. Chỉ kết quả           c. Chỉ nguyên nhân       d. Chỉ thời gian

Câu 2: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào viết đúng chính tả?

a. Lép Tôn-xtôi              b.Lép tôn-xtôi          c.Lép Tôn-Xtôi        d.Lép tôn xtôi

Câu 3: Câu nào dưới đây dùng dấu phẩy chưa đúng?

a. Hoa huệ hoa lan, tỏa hương thơm ngát.

b. Từng đàn kiến đen, kiến vàng hành quân đầy đường.

c. Nam thích đá cầu, đá bóng.

d. Mùa thu, tiết trời mát mẻ.

Câu 4: Cặp từ trái nghĩa nào dưới đây dùng để chỉ trạng thái?

a. Sung sướng – đau khổ            b. Thật thà – gian xảo      

c. Vạm vỡ – gầy gò                   d. Hèn nhát – dũng cảm

Câu 5: Câu kể  được dùng để:

a. Nêu yêu cầu, đề nghị với người khác 

b. Bày tỏ cảm xúc của mình về một sự vật, một sự việc.

c. Nêu điều chưa biết cần được giải quyết.

d. Kể, thông bao, nhận định, miêu tả về một sự vật, một sự việc.

Câu 6: Những cặp từ nào dưới đây cùng nghĩa với nhau?

a. Luyện tập – rèn luyện    b. Leo – chạy     c. đứng – ngồi   d. Chịu đựng – rèn luyện

Câu 7: Từ “trong” ở cụm từ “phấp phới trong gió” và “ nắng đẹp trời trong” có quan hệ với nhau như thế nào?

a.  một từ nhiều nghĩa   b.  2 từ đồng nghĩa    c.  2 từ đồng âm     d.  2 từ trái nghĩa

Câu 8: Trong câu “ Dòng suối róc rách trong suốt như pha lê, hát lên những bản nhạc dịu dàng”, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

a. So sánh                  b. Điệp từ             c. So sánh và nhân hóa      d. Nhân hóa

Câu 9: “Thơm thoang thoảng” có nghĩa là gì?

a. Mùi thơm lan tỏa đậm đà.                   b. Thơm phảng phất, nhẹ nhàng

c. Thơm ngào ngạt, lan xa.                      d. Thơm bốc lên mạnh mẽ.

Câu 10: Câu “Giêng hai rét cứa như dao

                    Nghe tiếng…….ào mào …ống gậy ra ….ông”

Thứ tự cần điền vào chỗ trống là:

a. 1 âm th, 2 âm ch                                 b. 2 âm ch, 1 âm tr  

c. 2 âm tr, 1 âm ch                                  d. 2 âm th, 1 âm tr

Câu 11: Dòng nào đưới đây nêu đúng nghĩa của từ “Tự trọng”

a. Tin vào bản thân mình                      

b. Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình

c. Đánh giá cao mình và coi thường người khác.           

d. Coi trọng mình và xem thường người khác.

Hãy đón xem và rèn luyện ĐỀ KHẢO SÁT NĂNG LỰC HỌC SINH TUYỂN VÀO LỚP 6 CHỌN TRƯỜNG THCS KIM HỒNG TP CAO LÃNH, ĐỒNG THÁP (CÓ ĐÁP ÁN) tiếp theo các em nhé!

Định Phương (Biên tập)