ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI TRẠNG NGUYÊN TIẾNG VIỆT VÒNG 17

Trạng nguyên Tiếng Việt là sân chơi rất bổ ích và lành mạnh. Mỗi vòng chơi các em học sinh không chỉ được ôn tập kiến thức mà các em còn được hiểu biết thêm nhiều điều. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI TRẠNG NGUYÊN TIẾNG VIỆT VÒNG 17 đã mở ra cho các em biết bao ý nghĩa cuộc sống.

Thông qua ý nghĩa những câu thành ngữ, tục ngữ các em dần hình thành nhân cách; các em thêm tin yêu cuộc sống, yêu quê hương đất nước.

Đến với Vòng 17 trong KỸ NĂNG CẦN BIẾT này các em sẽ hóa giải tất cả độ khó. Nhưng các em ơi! Hãy tìm ra câu trả lời trước khi xem đáp án các em nhé!

Chúc các em rèn luyện thật tốt!

BÀI GIẢNG ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI TRẠNG NGUYÊN TIẾNG VIỆT VÒNG 17

ĐỀ BÀI CÁC EM RÈN LUYỆN THÊM – KHÔNG CÓ ĐÁP ÁN

Nếu các em khó khăn, cần trợ giúp, hãy liên lạc với chúng tôi qua số điện thoại 0838950500. Hoặc gửi lời bình luận dưới bài viết. Chúng tôi hân hạnh được phục vụ!

I. Em hãy giúp Hổ Vàng sắp xếp lại các vị trí, các ô trống để thành câu hoặc phép tính phù hợp

1. Chắt/ nhiều/ phung/ chiu/ ít/ hơn/ còn/ phí/./

3. đi/ một/ Sai/ li/ một/ ./ dặm

4. Tôi / còn/ trông/./ bề/ đi/ nhiều/ nay/ cấy

5. Đồi/ minh/ . / ánh/ dưới/ bình/ son/ nằm/ thoa

6. Học/ nhà/ chú/ nghèo/ bỏ/ phải/ nên/ ./ Vì

7. /hôi/ mưa/ cày/ thót/ Mồ/ thánh/ như/ ruộng/ .

8. cơm/ đầy/ Ai/ bát/ bưng/ ơi/ .

9. Dẻo/ một/ muôn/ hạt/ thơm/ phần/ cay/ . / đắng

10. đỉnh/ Sơn/ Mây/ sớm/ chiều/ mù / ./ che/ Trường

12. mới/ đến/ chân/ . / Nước/ nhảy

II. Trắc nghiệm

Câu 1. Câu thơ “Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

A. So sánh

B. Nhân hóa

C. Đảo ngữ

D. Câu hỏi tu từ

Câu 2. Trong các câu dưới đây, câu nào là câu hỏi và cần đặt dấu chấm hỏi ở cuối câu?

A. Tôi tin bạn ấy biết phải làm gì

B. Tôi không biết tại sao bạn ấy lại lười như vậy

C. Tôi nghĩ bạn sẽ biết đáp án câu hỏi này là gì

D. Cậu đã đọc xong quyển sách này chưa

Câu 3. Điền dấu câu thích hợp vào câu sau:

“Ôi chao ( ) chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao ( )”

A. Dấu phẩy

B. Dấu chấm

C. Dấu chấm than

D. Dấu ba chấm

Câu 4. Từ “cao thượng” được hiểu là gì?

A. Đứng ở vị trí cao nhất

B. Cao vượt lên trên cái tầm thường, nhỏ nhen

C. Có quyết định nhanh chóng và dứt khoát

D. Chăm chỉ, nhanh nhẹn, cẩn thận

Câu 5. câu nào dưới đây sử dụng sai dấu câu

A. Nam ơi! Cậu có đi học không?

B. Đất nước mình đẹp lắm!

C. Vừa thông minh lại vừa đáng yêu thế!

D. Trên cánh đồng, đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ.

Câu 6. từ “là” trong câu nào dưới đây không phải là từ so sánh?

A. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi

B. Hàng ngàn búp non là hàng ngàn ánh nên trong xanh

C. Mẹ là đất nước, tháng ngày của con

D. Đối với Chuồn chuồn, họ Dế chúng tôi là láng giềng lâu năm.

Câu 7. Dấu phẩy trong câu “Tùng, cúc, trúc, mai biểu tượng cho những đức tính của người quân tử” có tác dụng gì?

A. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu

B. Ngăn cách trạng ngữ với vị ngữ và chủ ngữ

C. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép

D. Kết thúc câu cảm thán, cầu khiến

Câu 8. Từ nào có nghĩa là cách giải quyết đặc biệt hiệu nghiệm mà ít người biết?

A. Bí ẩn

B. Bí bách

C. Bí hiểm

D. Bí quyết

Câu 9. Bài thơ “Bầm ơi” do nhà thơ nào sáng tác

A. Tố hữu

B. Hoàng Trung Thông

C. Trương Nam Hương

D. Cả 3 đáp án sai

Câu 10. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống

“Con ơi đánh giặc mười năm

Chưa bằng …….. đời bầm sáu mươi.” (Bầm ơi – Tố Hữu)

A. Khó nhọc

B. Vất vả

C. Gian khổ

D. Khó khổ

III. Tự luận: Em hãy đọc kỹ câu hỏi và ĐIỀN vào chỗ trống.

Từ nào phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu thơ:

a. “Cần câu uốn cong lưỡi sóng

Thuyền ai … trăng đêm”

b. Cho đoạn thơ:

“Thuyền ta chầm chậm vào Ba Bể

Núi dựng cheo leo, hồ lặng im

Lá rừng với gió ngân se sẽ

Họa tiếng lòng ta với tiếng chim.”

Đoạn thơ trên có những động từ nào?

c. Từ nào phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu thơ:

“Mai các cháu học hành tiến bộ

Đời đẹp tươi … tung bay”

d. Từ nào phù hợp điền vào chỗ trống câu thơ:

“Sáng chớm …..trong lòng Hà Nội

Những phố dài xao xác hơi may

Người ra đi đầu không ngoảnh lại

Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.”?

Ngọc Sơn (tổng hợp) – KỸ NĂNG CẦN BIẾT