KẾ HOẠCH DẠY HỌC CÁC MÔN HỌC, HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC – KHỐI LỚP 2 – ĐÃ HOÀN CHỈNH

Năm 2021 – 2022 là năm đầu tiên khối lớp 2 thực hiện đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa. Việc thực hiện Kế họach dạy học đối với các thầy cô còn rất nhiều điều cần phải tham khảo.

KỸ NĂNG CẦN BIẾT xin chia sẻ một số CHI TIẾT – KẾ HOẠCH DẠY HỌC CÁC MÔN HỌC, HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC – KHỐI LỚP 2 mà một số thầy cô đã vừa hoàn thành để tất cả cùng tham khảo. Chúng tôi hi vọng Những kế hoạch chi tiết này sẽ là những gợi mở quan trọng để thầy cô thực hiện thành công Kế hoạch cá nhân của mình tại đơn vị.

Bài viết này gồm 3 phần: Phần I là phần Demo một phần trong kế hoạch Toán để thầy cô xem qua; Phần II là chi tiết Kế hoạch các môn; Phần III: Chi tiết kế hoạch một bài trong môn Toán và Đạo đức

PHẦN I: (DEMO) KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 2 NĂM HỌC 2021 – 2022

KẾ HOẠCH

DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 2

NĂM HỌC 2021 – 2022

I. Căn cứ xây dựng kế hoạch

– Công văn số …./HD-SGDĐT ngày   tháng   năm 2021 của Sở GDĐT Đồng Tháp về việc Hướng dẫn thực hiện Kế hoạch thời gian năm học 2021-2022 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;

– Công văn số  /SGDĐT-GDTH ngày   tháng   năm 2021 của Sở GDĐT Đồng Tháp về việc hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2021-2022 đối với GDTH;

– Công văn số  /PGDĐT-NV ngày   tháng   năm 2021 của Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồng Ngự về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022;

– Thực hiện Kế hoạch giáo dục của Trường ………. An Lộc năm học 2021-2022 và tình hình thực tế của Tổ chuyên môn. Tổ chuyên môn khối 2 trao đổi, thống nhất xây dựng Kế hoạch dạy học môn Toán năm học 2021 – 2022.

II. Điều kiện thực hiện môn học

– Trường ………… An Lộc có vị trí tại thành phố nên học sinh đa số năng động, gia đình có điều kiện để các em học tập tốt, phụ huynh có nhu cầu và rất quan tâm đến việc học tập của học sinh và hỗ trợ nhà trường trong việc giáo dục học sinh, điều kiện đi lại, giao thông thuận lợi. Hàng năm trường đều nhận được sự hỗ trợ của các cấp lãnh đạo, quản lí, Ban đại diện cha mẹ học sinh và các tổ chức đoàn thể khác của địa phương, nhà trường,…

– Tập thể giáo viên của tổ chuyên môn khối 2 năm học 2021-2022 của trường đều thể hiện tinh thần trách nhiệm cao trong thực thi nhiệm vụ được phân công, luôn năng động, nhiệt tình, có tâm huyết với nghề, năng lực chuyên môn vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao, luôn xây dựng tập thể đoàn kết và phát triển; có đủ giáo viên theo quy định 3 giáo viên/3 lớp, đảm bảo dạy học 2 buổi/ngày, tất cả đều đạt chuẩn về trình độ 3 giáo viên được phân công dạy lớp 2 đều được tham gia tập huấn đầy đủ, có tinh thần tự học tốt, và trách nhiệm. 

– Giáo viên tham gia nghiên cứu tài liệu, chuyên môn, tham khảo các nguồn học liệu để tổ chức dạy học hiệu quả như: Tài liệu tập huấn của BGDĐT; xem tiết dạy minh họa, kho tài nguyên video tại trang www.chantroisangtao.vn; chia sẻ chuyên môn ở nhóm Zalo CTST 2; trang Faceebook Chúng tôi là giáo viên tiểu học; Thư viện tiểu học ươm mầm tương lai, wed kinhnghiemdayhoc.net,…

– Trường có đủ số phòng học, đảm bảo mỗi lớp 1 phòng học riêng, có không gian sư phạm rộng, các lớp học thoáng mát. Thiết bị dạy học được trang bị, bổ sung cơ bản đáp ứng đầy đủ nhu cầu giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Giáo viên sử dụng thiết bị dạy học tối thiểu môn Toán và tự làm thêm các phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học bao gồm: Mô hình, tranh ảnh, băng ghi âm lời nói của các nhân vật, con vật; Phim video; Các phiếu học tập; Phần mềm dạy học,…

– Giáo viên thực hiện nội dung giáo dục địa phương, nội dung giáo dục an toàn giao thông theo các tài liệu hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo …… và hướng dẫn của Phòng Giáo dục và Đào tạo ……….., nội dung thống nhất của tổ trong các buổi sinh hoạt chuyên môn,…

III. Kế hoạch dạy học môn Toán

       Thời lượng chương trình: Môn Toán ở lớp 2 có tổng số là 172 tiết/năm học

  Môn học, hoạt động giáo dục (môn Toán – Sách Chân trời sáng tạo)

…………………………….

KẾ HOẠCH  

DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 2

NĂM HỌC 2021 – 2022

I. Căn cứ xây dựng kế hoạch

– Công văn số …./HD-SGDĐT ngày   tháng   năm 2021 của Sở GDĐT Đồng Tháp về việc Hướng dẫn thực hiện Kế hoạch thời gian năm học 2021-2022 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;

– Công văn số  /SGDĐT-GDTH ngày   tháng   năm 2021 của Sở GDĐT Đồng Tháp về việc hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2021-2022 đối với GDTH;

– Công văn số  /PGDĐT-NV ngày   tháng   năm 2021 của Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố ……về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022;

– Thực hiện Kế hoạch giáo dục của Trường ………….. năm học 2021-2022 và tình hình thực tế của Tổ chuyên môn. Tổ chuyên môn khối 2 trao đổi, thống nhất xây dựng Kế hoạch dạy học môn Toán năm học 2021 – 2022.

II. Điều kiện thực hiện môn học

– Tập thể giáo viên của tổ chuyên môn khối 2 năm học 2021-2022 của trường đều thể hiện tinh thần trách nhiệm cao trong thực thi nhiệm vụ được phân công, luôn năng động, nhiệt tình, có tâm huyết với nghề, năng lực chuyên môn vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao, luôn xây dựng tập thể đoàn kết và phát triển; có đủ giáo viên theo quy định 3 giáo viên/3 lớp, đảm bảo dạy học 2 buổi/ngày, tất cả đều đạt chuẩn về trình độ 3 giáo viên được phân công dạy lớp 2 đều được tham gia tập huấn đầy đủ, có tinh thần tự học tốt, và trách nhiệm. 

– Giáo viên tham gia nghiên cứu tài liệu, chuyên môn, tham khảo các nguồn học liệu để tổ chức dạy học hiệu quả như: Tài liệu tập huấn của BGDĐT; xem tiết dạy minh họa, kho tài nguyên video tại trang www.chantroisangtao.vn; chia sẻ chuyên môn ở nhóm Zalo CTST 2; trang Faceebook Chúng tôi là giáo viên tiểu học; Thư viện tiểu học ươm mầm tương lai, wed kinhnghiemdayhoc.net,…

– Trường có đủ số phòng học, đảm bảo mỗi lớp 1 phòng học riêng; có không gian sư phạm rộng, các lớp học thoáng mát. Thiết bị dạy học được trang bị, bổ sung cơ bản đáp ứng đầy đủ nhu cầu giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh.

Giáo viên sử dụng thiết bị dạy học tối thiểu môn Toán và tự làm thêm các phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học bao gồm: Mô hình, tranh ảnh, băng ghi âm lời nói của các nhân vật, con vật; Phim video; Các phiếu học tập; Phần mềm dạy học,…

– Giáo viên thực hiện nội dung giáo dục địa phương, nội dung giáo dục an toàn giao thông theo các tài liệu hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo ……… và hướng dẫn của Phòng Giáo dục và Đào tạo ……………………………, nội dung thống nhất của tổ trong các buổi sinh hoạt chuyên môn,…

III. Kế hoạch dạy học môn Đạo đức

1. Thời lượng chương trình: Môn  Đạo đức ở lớp 2 có tổng số là 35tiết/năm học

2. Nội dung

– Quý trọng thời gian 

– Nhận lỗi và sửa lỗi

– Bảo quản đồ dùng cá nhân và gia đình

– Kính trọng thầy giáo, cô giáo và yêu quý bạn bè

– Thể hiện cảm xúc bản thân

– Tìm kiếm sự hỗ trợ

– Quê hương em

– Tuân thủ quy định nơi công cộng

3. Định hướng về phương pháp giáo dục 

Các hoạt động học tập của HS bao gổm hoạt động khám phá vấn đề, hoạt động luyện tập và hoạt động thực hành (ứng dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết những vấn để có thực trong đời sống), được thực hiện với sự hỗ trợ của thiết bị dạy học tối thiểu, đổ dùng học tập và công cụ khác, đặc biệt là công cụ tin học và các hệ thống tự động hoá của kĩ thuật số.

Các hoạt động học tập nói trên được tổ chức trong và ngoài khuôn viên nhà trường thông qua một số hình thức chủ yếu sau: học lí thuyết; thực hiện bài tập, trò chơi, sắm vai, dự án nghiên cứu; tham gia seminar (thảo luận), tham quan, cắm trại, đọc sách; sinh hoạt tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng.

Tuy theo mục tiêu cụ thể và tính chất của hoạt động, HS được tổ chức làm việc độc lập, làm việc theo nhóm hoặc làm việc chung cả lớp. Tuy nhiên, dù làm việc độc lập, theo nhóm hay theo đơn vị lớp, mỗi HS đều phải được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế.

Vì vậy, trong dạy học môn Đạo đức lớp 2 có thể vận dụng nhiều phương pháp, phương tiện, kĩ thuật dạy học. Tuy nhiên, có một số phương pháp có thế mạnh trong dạy học môn Đạo đức lớp 2 – đối tượng HS nhỏ, mới làm quen với hoạt động chủ đạo mới – hoạt động học tập.

3.1 Kể chuyện

Kể chuyện là phương pháp dùng lời để thuật lại một câu chuyên nhằm giúp HS rút ra bài học đạo đức từ nội dung câu chuyện. Phương pháp này thường được dùng nhằm giới thiệu cho HS một biểu tượng cụ thể về chuẩn mực hành vi đạo đức theo bài học.

3.2 Thảo luận nhóm

Thảo luận nhóm là phương pháp tổ chức cho HS trao đổi với nhau theo nhóm nhỏ về những vấn đề liên quan đến bài học đạo đức, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập/giáo dục trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp.

Phương pháp thảo luận nhóm tạo cơ hội cho HS có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung bài học; tạo cơ hội cho các em được giao lưu, học hỏi lẫn nhau; cùng nhau hợp tác giải quyết những nhiệm vụ chung.

3.3 Trò chơi

Trò chơi là phương pháp tổ chức cho HS thực hiện những thao tác, hành động phù hợp với bài học đạo đức thông qua trò chơi nào đó.Trò chơi, đặc biệt là trò chơi sắm vai có vai trò to lớn trong việc giáo dục đạo đức cho HS tiểu học.Tham gia trò chơi, HS thực hiện được những thao tác, những hành động đạo đức một cách nhẹ nhàng, thoải mái.

3.4 Giải quyết vấn đề

Giải quyết vấn đề là phương pháp tạo ra tình huống có vấn đề và kích thích, điều khiển HS huy động những kiến thức, kĩ năng đã biết có liên quan để giải quyết tình huống đó. Tinh huống có vấn đề là loại tình huống tồn tại mâu thuẫn giữa một bên là nhiệm vụ đặt ra và một bên là trình độ hiện tại còn hạn chế.

Vì vậy, với vốn kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm sẵn có, HS chưa thể ngay lập tức giải quyết được mà cẩn phải vận dụng hệ thống kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm sẵn có dưới sự hướng dẫn của GV và sự nỗ lực của bản thân mới có thể giải quyết được tình huống (tìm ra tri thức mới, cách thức hành động mới).

3.5 Rèn luyện

Rèn luyện là phương pháp tổ chức cho HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã biết vào việc thực hiện những hành vi, việc làm trong cuộc sống hằng ngày theo bài học đạo đức nhằm củng cố kiến thức, kĩ năng và hình thành thói quen đạo đức cho HS.

Mục tiêu cuối cùng và quan trọng nhất trong dạy học đạo đức là hình thành cho HS thói quen đạo đức. Điều đó chỉ có được khi HS vận dụng một cách thường xuyên những kiến thức, kĩ năng đã học vào cuộc sống thường ngày.

3.6 Phương tiện dạy học

Phương tiện dạy học được coi là công cụ để thực hiện phương pháp dạy học. Phương tiện dạy học môn Đạo đức là tập hợp các đối tượng vật chất và tinh thẩn được GV và HS sử dụng để tổ chức, thực hiện các hoạt động trong quá trình dạy học môn học này.

Phương tiện dạy học vừa chứa đựng nội dung dạy học vừa hỗ trợ GV vận dụng phương pháp đạt hiệu quả cao hơn. Phương tiện còn giúp HS học tập môn Đạo đức thuận lợi, dễ dàng hơn.

Phương tiện dạy học môn Đạo đức rất đa dạng, phong phú; có thể chia thành hai nhóm: nhóm phương tiện vật chất và nhóm phương tiện tinh thần.

3.6.1 Nhóm phương tiện vật chất

Nhóm phương tiện này rất đa dạng và phong phú, bao gồm nhiều loại hình: tranh; ảnh; băng hình; phim về các hành vi, việc làm, vể các tình huống đạo đức hoặc minh hoạ cho các câu chuyện đạo đức; các bảng viết; phiếu học tập; máy chiếu đa năng; máy tính; mô hinh; vật mẫu;… Trong dạy học môn Đạo đức lớp 2; có thể sử dụng và khai thác các loại phương tiện vật chất sau:

a. Các phương tiện in, vẽ

SGK, Sách GV, Vở bài tập Đạo đức và các sách tham khảo khác cho GV và HS. Các loại tranh ảnh minh hoạ truyện đạo đức; minh hoạ tình huống đạo đức; minh hoạ các hành vi, việc làm phù hợp hoặc không phù hợp với chuẩn mực xã hội; (được cung cấp hoặc do GV và HS SƯU tẩm phục vụ quá trình học tập).

Các loại phiếu học tập (phiếu giao việc, phiếu rèn luyện);: Phiếu học tập có thể sử dụng để tìm hiểu tri thức mới; các tình huống học tập, các bài tập cẩn thực hiện; các chỉ dẫn HS cách làm sản phẩm, dùng để ghi chép lại những quan sát; những công việc đã làm được.

Hệ thống phiếu này, GV có thể tham khảo trên website: hanhừangso.nxbgd.vn.

b. Các phương tiện là đồ vật mô hình, vật mô phỏng

Mẫu vật, mô hình, đồ vật thường được sử dụng trong dạy học môn Đạo đức lớp 2; thông qua trò chơi sắm vai; qua các hoạt động quan sát để HS có biểu tượng thực tế.

Các loại dụng cụ này được dùng chủ yếu trong quá trình thực hành, rèn luyện của HS.

c. Các phương tiện nghe nhìn

Bao gồm phần mềm dạy học; phim đèn chiếu; băng đĩa, video clip minh hoạ truyện kể đạo đức; mô tả tình huống đạo đức và các cách hành động, ứng xử; bài giảng điện tử;… máy tính (nối mạng Internet); máy chiếu (projector); ti vi; máy chiếu vật thể;…

Trong dạy học môn Đạo đức lớp 2, các phương tiện nghe nhìn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng; để GV và HS có thể khai thác, tìm kiếm thông tin, phát triển năng lực sáng tạo của HS; và tạo hứng thú cho HS trong quá trình hoạt động.

3.6.2 Nhóm phương tiện tinh thần

Nhóm phương tiện này bao gồm ngôn ngữ sư phạm, cảm xúc – tình cảm, hành vi, lối sống,… của GV được sử dụng trong quá trình dạy học môn Đạo đức.

Hai nhóm phương tiện này cẩn được sử dụng phối hợp trong quá trình dạy học mới mang lại hiệu quả.

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Đạo đức của học sinh

4. Đinh hướng về kiểm tra, đánh giá môn Đạo đức

Đánh giá kết quả giáo dục là đánh giá mức độ đạt được của HS về phẩm chất và năng lực; so với các yêu cầu cẩn đạt của mỗi lớp học; cấp học nhằm xác định vị trí và ghi nhận sự tiến bộ của mỗi HS tại thời điểm nhất định; trong quá trình phát triển của bản thân; đồng thời cung cấp thông tin để GV điều chỉnh việc dạy học; và cơ quan quản lí giáo dục thực hiện phát triển chương trình. Đánh giá kết quả giáo dục môn Đạo đức phải bảo đảm các yêu cầu:

Kết hợp đánh giá thông qua các nhiệm vụ học tập (bài kiểm tra dưới dạng trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận, bài tập thực hành, bài tiểu luận, bài thuyết trình, bài tập) 

– Chú trọng tổ chức, hướng dẫn các hoạt động để học sinh khám phá, phân tích, khai thác thông tin; xử lí tình huống thực tiễn, trường hợp điển hình; tăng cường sử dụng các thông tin, tình huống; trường hợp của thực tế cuộc sống xung quanh, gần gũi với đời sống học sinh; trong việc phân tích, đối chiếu, minh hoạ để các bài học vừa có sức hấp dẫn; vừa nhẹ nhàng, hiệu quả; coi trọng tổ chức các hoạt động trải nghiệm để học sinh tự phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới; phát triển kĩ năng và thái độ tích cực; trên cơ sơ đó hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực của người công dân tương lai.

– Kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống; với các phương pháp dạy học hiện đại theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học; tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù của môn học; như: giải quyết vấn đề, phân tích trường hợp điển hình; kết hợp nêu những tấm gương công dân tiêu biểu; xử lí tình huống có tính thời sự về đạo đức; pháp luật và kinh tế trong cuộc sống hằng ngày; thảo luận nhóm; đóng vai; dự án;…

– Kết hợp các hình thức dạy học theo hướng linh hoạt, phù hợp, hiệu quả: dạy học theo lớp, theo nhóm và cá nhân; dạy học ở trong lớp và ở ngoài lớp, ngoài khuôn viên nhà trường; tăng cường thực hành, rèn luyện kĩ năng trong các tình huống cụ thể của đời sống; tích cực sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại nhằm đa dạng, cập nhật thông tin, tạo hứng thú cho học sinh.

– Phối hợp giáo dục trong nhà trường với giáo dục ở gia đình và xã hội.

……………………

PHẦN II: CHI TIẾT – KẾ HOẠCH DẠY HỌC CÁC MÔN HỌC, HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC – KHỐI LỚP 2 NĂM HỌC 2021 – 2022

I. TOÁN

II. TIẾNG VIỆT

III. ĐẠO ĐỨC

IV. TNXH

PHẦN III: CHI TIẾT KẾ HOẠCH MỘT BÀI DẠY CỤ THỂ

TOÁN

ĐẠO ĐỨC

Tô Ngọc Sơn – KỸ NĂNG CẦN BIẾT