KẾ HOẠCH DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC CÁ NHÂN Năm học 2021 – 2022 – ĐÃ HOÀN CHỈNH

Căn cứ theo mẫu Hướng dẫn tại công văn 2345, nhiều thầy cô hiện nay đã hoàn thành KẾ HOẠCH DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC CÁ NHÂN Năm học 2021 – 2022. KỸ NĂNG CẦN BIẾT xin giới thiệu đến quý thầy cô một kế hoạch đã hoàn chỉnh của giáo viên khối lớp 2.

Bài viết gồm 2 phần:

Phần 1: Demo một phần kế hoạch để thầy cô xem qua.

Phần 2: Đường link tải Kế hoạch hoàn chỉnh về máy để thầy cô sử dụng (có thể tùy chỉnh để phù hợp với địa phương, đơn vị)

Vì có một số biểu bảng đưa trực tiếp lên Website nó không đúng như trong phần mềm Word nên chúng tôi giữ nguyên bản Bài viết của giáo viên trên Word để thầy cô tải về tiện sử dụng hơn. Thầy cô an tâm: Kích chuột vào tải về rất dễ và hoàn toàn miễn phí.

Chúc thầy cô xây dựng tốt nội dung Kế hoạch dạy học cá nhân của mình!

Phần 1: Phần 1: Demo một phần kế hoạch để thầy cô xem qua.

KẾ HOẠCH DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC CÁ NHÂN

Năm học 2021 – 2022

1. CƠ SỞ PHÁP LÍ

          Căn cứ Kế hoạch số…./KH-………., ngày…tháng…năm 2021 của Trường ……… An Lộc về kế hoạch giáo dục năm học 2021 – 2022;

Căn cứ Kế hoạch số …../ …….., ngày 31 tháng 5 năm 2021 của Trường Trường ………., về việc xây dựng kế hoạch BDTX năm học 2021-2022;

Căn cứ vào năng lực cá nhân và yêu cầu của nhiệm vụ được giao, nhu cầu phát triển của bản thân;

Căn cứ vào tình hình thực tiễn của địa phương, nhà trường; tình hình HS, phụ huynh khối/lớp giảng dạy và chủ nhiệm.

2. NỘI DUNG

PHẦN THỨ I

THÔNG TIN CHUNG

I. Thông tin cá nhân

  • Họ và tên: ……………..   Nhóm chuyên môn: GVCN lớp 2
  • Ngày tháng năm sinh: 20/05/1988 Năm vào ngành: 2012
  • Trình độ đào tạo: ……………… Môn đào tạo: Giáo dục tiểu học
  • Thâm niên công tác: 9 năm
  • Danh hiệu thi đua đạt được năm học 2020 – 2021: …………….
  • Xếp loại Chuẩn nghề nghiệp năm học 2020 – 2021: ……………
  • Xếp loại viên chức năm học 2020 – 2021: Hoàn thành tốt nhiệm vụ

II. Đặc điểm tình hình

    1. Năng lực cá nhân

      – Điểm mạnh: Luôn có ý thức học hỏi, lắng nghe ý kiến góp ý, xậy dựng của đồng nghiệp để nâng cao tay nghề và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Bản thân luôn năng động, sáng tạo, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ. Sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy trong tiết học thường xuyên. Biết vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức và các kĩ thuật dạy học tích vào trong các tiết dạy.

Nắm vững nội dung dạy học các môn học và hoạt động giáo dục các môn giảng dạy ở khối lớp 1 và kiểm tra đánh giá HS theo (Thông tư 27/2020 của BGD-ĐT). Luôn quan tâm giúp đỡ học sinh gặp khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống. Phối hợp tốt với GVBM, GVTPTĐ và CMHS trong việc giáo dục các môn học và hoạt giáo dục. Có tinh thần đoàn kết, chia sẻ, giúp đỡ đồng nghiệp trong các hoạt động của nhà trường.

    – Điểm hạn chế: Trong việc phối hợp với phụ huynh trong việc hướng dẫn học sinh học tại nhà chưa được thường xuyên (do đa số phụ huynh đi làm ăn xa phải nhà với ông bà). Trong giảng dạy đôi lúc chưa nhẹ nhàng.

2. Thuận lợi và khó khăn

a) Thuận lợi

              * Giáo viên

         + Bản thân là một giáo viên luôn tận tâm với nghề. Luôn có ý thức học hỏi, lắng nghe ý kiến góp ý, xậy dựng của bạn bè, đồng nghiệp để nâng cao tay nghề, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.

         + Được sự chỉ đạo sát sao của ban lãnh đạo nhà trường về chuyên môn nghiệp vụ, cung ứng đầy đủ CSVC và phương tiện dạy học đảm bảo cho công tác tổ chức dạy học trên lớp.

         + Tổ chuyên môn phối hợp với nhà trường thường xuyên tổ chức thao giảng rút kinh nghiệm, dự giờ về các chuyên đề nhằm giúp cho tôi được học hỏi nâng cao tay nghề và chuyên môn.

             * Học sinh

             + Mỗi học sinh có mức độ nhận thức, tiếp thu bài học khác nhau, nhưng nhìn chung các em đều có hứng thú học tập, thích đến trường.

            + Các em ngoan, lễ phép có ý thức chấp hành tốt nội quy, quy định của nhà trường, của lớp. Có đầy đủ sách vở dụng cụ học tập.

           * Đối với bậc cha mẹ học sinh

            + Hiện nay nền kinh tế xã hội phát triển, mạng lưới công nghệ thông tin càng hiện đại đã làm thay đổi cách nhìn nhận về cuộc sống của nhiều phụ huynh tiến bộ hơn nhiều. Phụ huynh đã đồng tình ủng hộ việc đổi mới, áp dụng mô hình trường học mới.

           + Phụ huynh đã biết kết hợp chặt chẽ với giáo viên, nhà trường làm tốt thông tin hai chiều trong việc theo dõi việc học tập của con em ở lớp cũng như ở nhà.Từ đó giúp cho giáo viên và phụ huynh có biện pháp giáp dục cụ thể. Hướng dẫn các em có phương pháp học tập một cách khoa học.

b) Khó khăn

           * Giáo viên

      + Số lượng học sinh trong lớp đông, mức độ nhận thức thấp, tiếp thu bài của các em không đồng đều nên việc bố trí chỗ ngồi phù hợp cho các em cũng rất khó khăn.

      + Phương tiện dạy học như tranh ảnh, đồ dùng dạy học còn hạn chế.

          * Học sinh

            + Học sinh một số em tiếp thu còn chậm, kỹ năng đọc, viết, làm toán còn khó khăn trong học tập nên các em rụt rè, ngại giao tiếp. Các em chưa tự tin khi hợp tác, chia sẽ cùng các bạn trong nhóm.

   + Một số em hiếu động, còn ham chơi, chưa tập trung trong giờ học….

   + Chữ viết một số em còn hạn chế, chưa đúng ô li, gãy nét, nét viết chưa rõ ràng.

       *Đối với bậc cha mẹ học sinh

  + Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến con em mình, còn phó mặc cho giáo viên và nhà trường.

  + Điều kiện kinh tế một số phụ huynh là hộ nghèo, cận nghèo. Một số phụ huynh phải đi làm ăn xa, gửi con ở lại với ông bà nên có phần ảnh hưởng đến việc học của con em.

3. Công việc được giao

       – Chủ nhiệm lớp: 2B

       – Kiêm nhiệm nhiệm vụ, chức vụ chuyên môn, đoàn thể: Giáo viên tổ 2

4. Đánh giá về đặc điểm tình hình

     a. Tình hình HS lớp chủ nhiệm:

          + Hầu hết các em đều ngoan ngoãn, vâng lời, có ý thức học tập tốt, giữ vệ sinh tốt, thực hiện đúng nội qui của trường, lớp, trang phục đúng qui định.

+ Một số học sinh có phần nào hạn chế về giao tiếp, ý thức tự chủ, tự quản chưa cao.

+ Trong lớp có nhiều Học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

– Kết quả cụ thể:

Sĩ sốKết quảHTXS (%)HTT (%)HT (%)CHT (%)Lưu ý
SL%SL%SL%SL%
29/15HT&HĐGD2/16,8%5/417,2%22/1075,8%
Phẩm chấtTốtĐạtCCG
SL%SL%SL%
12/541,3%17/1058,7%
Năng lựcTốtĐạtCCG
SL%SL%SL%
12/541,3%17/1058,7%

b. Đánh giá tình hình chung về phụ huynh lớp chủ nhiệm: 

Đa số học sinh quan tâm đến việc học tập của con em mình, trang bị đầy đủ sách giáo khoa và dụng cụ học tập cần thiết. Một số gia đình học sinh biết cách hỗ trợ, nhắc nhở, động viên học sinh trong học tập.

Tuy nhiên, nhiều gia đình học sinh có điều kiện kinh tế khó khăn, đi làm ăn ở nhiều địa phương khác ngoài tỉnh; học sinh sống với ông bà lớn tuổi, mất sức lao động, không thể hỗ trợ học sinh trong việc học tập. Một số ít phụ huynh còn có tư tưởng giao khoán việc hướng dẫn học tập và giáo dục học sinh cho giáo viên và nhà trường.

c. Đánh giá chung về tình hình học sinh năng khiếu của lớp: 

Lớp có 29 học sinh nhưng số lượng học sinh năng khiếu các môn chưa nhiều, chưa phát hiện được các mặt năng khiếu của lớp, cần chờ thời gian đánh giá.

PHẦN THỨ 2

 KẾ HOẠCH DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC CÁ NHÂN

 NĂM HỌC 2021 – 2022

I. MỤC TIÊU PHẤN ĐẤU. 

  1. Xếp loại Chuẩn nghề nghiệp giáo viên năm học: 

        2. Xếp loại Bồi dưỡng thường xuyên năm học:

        3. Xếp loại viên chức năm học:

  II. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO

     1. Công tác rèn luyện, tự rèn luyện về đạo đức tư tưởng 

     Luôn trau dồi đường lối chính trị của Đảng , pháp luật của Nhà nước , tuyệt đối trung thành với Đảng. Tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng chính trị.

    Tích cực tham gia phong trào tự học, tự nâng cao kiến thức, viết sáng kiến kinh nghiệm. Thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng đạo đức nhà giáo.

    Thực hiện tốt Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

     Thực hiện tốt nội dung chương trình, tích cực đổi mới phương pháp giáo dục. Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở tất cả các khối lớp.

    Đẩy mạnh việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng giảng dạy. Tăng cường chất lượng mũi nhọn, quan tâm phụ đạo cho học sinh chưa hoàn thành.

2. Giáo dục cho HS về đạo đức, tư tưởng chính trị

– Tích hợp các nội dung giáo dục học sinh về đạo đức, tư tưởng chính trị, kỹ năng sống cho học sinh giúp các em xác định đúng đắn mục đích, động cơ, thái độ học tập và rèn luyện của bản thân.

– Đổi mới các phương pháp giáo dục và tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt chủ nhiệm đa dạng và phong phú với các nội dung có liên quan đến việc giáo dục đạo đức, tư tưởng chính trị cho học sinh.

– Khích lệ, tạo điều kiện để cho học sinh tham gia vào các hoạt động thiện nguyện, thăm gia đình chính sách của địa phương, nhà trường, các tổ chức chính trị – xã hội.

3.Công tác giảng dạy

      a. Chỉ tiêu

        Chỉ tiêu về kết quả dạy học tại lớp được phân công:

LớpSĩ sốHTXS (%)HTT (%)HT (%)CHT (%)Lưu ý
SL%SL%SL%SL%
2B28/15621,41242,81035,700

Các chỉ tiêu khác liên quan đến công tác giảng dạy thường xuyên:

+ Dự giờ: 17 tiết/năm;

+ Dạy minh họa cho giáo viên khác dự giờ: 1 tiết/năm,

+ Thao giảng: 2 tiết/năm,

+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học: 2 tiết/năm trở lên,

+ Hồ sơ sổ sách: Đạt loại Tốt,

+ Sử dụng 100 % đồ dùng dạy học hiện có,

+ Thiết kế 30% đồ dùng dạy học mới,

+ Thực hiện tốt 100% tiết thực hành,

+ Báo cáo chuyên đề sinh hoạt tổ chuyên môn Tổ chức dạy học theo hướng phát phẩm chất, triển năng lực học sinh.

b. Mục tiêu, Biện pháp

…………………

Phần 2: Đường link tải Kế hoạch dạy học hoàn chỉnh

Tô Ngọc Sơn – KỸ NĂNG CẦN BIẾT