Chạnh lòng trước cách gieo vần thời Covid

Tình hình dịch bệnh diễn biến ngày một phức tạp. Nhiều ngành nghề hiện nay đang phải đối mặt với những rủi ro thách thức. Với cách gieo vần dí dỏm khiến ai nghe qua cũng phải bật cười. Nhưng cái cười không lố ấy thấy Chạnh lòng trước cách gieo vần thời Covid.

Nghề làm tóc…  đang khóc lóc

Nghề thiết kế… đang quá ế

Nghề giáo viên… nghỉ triền miên

Nghề khách sạn… gặp đại nạn

Nghề nhà hàng… đang la làng

Nghề nội thất… đang chết ngất

Nghề kinh doanh … đang vắng tanh

Nghề chụp ảnh… đang quá rảnh

Nghề làm nail… đang đói meo

Nghề giữ trẻ… nằm nghỉ khỏe

Ngành du lịch… đang mắc dịch

Nghề xây cất… đang chết ngất

Bất động sản… đang phá sản

Nghề y dược… làm ăn được

Nghề y tá… đang vất vả

Nghề bác sỹ… không giờ nghỉ

Mar ket ting… đang điêu linh

Nghề ca sỹ… đang ngủ kỹ

Nghề giải trí… đang rất bí

Nghề chạy bàn… đang rất nhàn

Nghề buôn bán… đang rất chán

Nghề cô giáo… đang húp cháo

Ngành hàng không… đang lông nhông

Ngành mai táng… đang hoàn

Dinh Phương (sưu tầm) – KỸ NĂNG CẦN BIẾT

Hãy tiếp nối với việc Chạnh lòng trước cách gieo vần thời Covid, mời mọi người cùng đến với nghề bán trứng của ông lão. Câu chuyện cũng khá ấn tượng, rất đáng để suy ngẫm!

CÂU CHUYỆN CỦA MỘT ÔNG LÃO BÁN TRỨNG

 Người phụ nữ hỏi lão già: “Ông bán số trứng này giá bao nhiêu?”

Lão bán trứng trả lời: “3.000₫ một quả, thưa bà.”

Người phụ nữ liền nói: “6 quả 12.000₫, không bán tôi mua chỗ khác.”

Lão bán trứng nói: “Cứ mua với cái giá mà bà muốn. Có thể đây là khởi đầu tốt, bởi từ sáng tới giờ tôi vẫn chưa bán được quả nào.”

Người phụ nữ lấy những quả trứng và rời đi, lòng thầm đắc thắng.

Bà ta ngồi trên chiếc ô tô ưa thích của mình, tới một nhà hàng sang trọng để dùng bữa với bạn bè. Ở đó, bà và người bạn gọi bất cứ món ăn nào họ thích. Sau đó, bà ra quầy thanh toán. Hóa đơn trị giá 1.950.000₫ trả tới 2 triệu và còn dặn người chủ nhà hàng không cần thối lại.

Tình huống này xem ra khá quen thuộc với người chủ cửa hàng, nhưng thật quá nhẫn tâm với ông già nghèo khổ bán trứng gà kia.

  Vấn đề mấu chốt ở đây là: Tại sao chúng ta cứ phải tỏ ra quyền lực với những người nghèo khó? Và tại sao chúng ta luôn hào phóng với những người thậm chí không cần đến sự hào phóng của chúng ta?

Có lần tôi đọc được ở đâu đó một câu chuyện:

“Bố tôi có thói quen mua những thứ đồ nho nhỏ với giá cao từ những người nghèo khó, mặc dù ông không hề cần đến. Thỉnh thoảng ông thậm chí còn trả thêm tiền cho chúng. Tôi bắt đầu để tâm đến hành động này và hỏi bố tại sao lại làm như vậy? Bố tôi bèn nói: “Đó là quỹ từ thiện được bao bọc bởi phẩm giá, con yêu ạ.”

❤ Tôi biết hầu hết mọi người sẽ không chia sẻ thông điệp này, nhưng nếu bạn nghĩ rằng mọi người cần biết đến nó, vậy hãy lan tỏa nó ❤

Hoàng Vũ ST./Nguồn: https://www.facebook.com/groups/739133283166856/about/