BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT LỚP 4 – TUẦN 1 – NĂM HỌC 2021 – 2022

Năm học mới lại bắt đầu, biết bao kiến thức mới đang chờ đón các em khám phá và chinh phục. Hãy thực hành trực tiếp với Bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 năm học 2021 – 2022 các em nhé!

Mở đầu là Bài Ôn tập tuần 1. Bài ôn tập này không chỉ giúp các em ôn lại kiến thức đã học trong tuần mà còn giúp các em có kiến thức chuẩn hơn!

Mời các em cùng làm bài tập. Chúc các em thành công!

BÀI TẬP TIẾNG VIỆT LỚP 4 - CUỐI TUẦN 1 - NĂM HỌC 2021 - 2022

Hãy đọc kỹ yêu cầu bài tập để lựa chọn phương án trả lời đúng nhất.

Bây giờ, Hãy nhấp chuột vào START QUIZ để làm bài các em nhé!

Sau khi trả lời xong tất cả các bài tập. Hãy Clik vào nút FINISH QUIZ để nộp bài.

ĐỀ BÀI CÁC EM XEM TRƯỚC.

Bài 1: Điền s hoặc x vào từng chỗ trống cho phù hợp:

…ao động                      …ao giấy tờ                             …in mời

lát  …au                         …em xét                                     … âu chuỗi

Bài 2: Khoanh vào chữ cái trước từ nói về lòng nhân hậu, tình thương yêu con người:

a.       thương người

b.       nhân từ

c.       thông minh

d.       nhân ái

e.       khoan dung

f.       thiện chí     

g.       hiền từ

h.       đùm bọc

i.        che chở      

Bài 3: Tìm 2 từ trái nghĩa với  nhân hậu: ………………………………………………

           Tìm 2 từ trái nghĩa với  đoàn kết   : ………………………………………………..

Bài 4: Xếp các từ sau vào mỗi cột cho phù hợp:

nhân dân; nhân đạo; nhân tâm; nhân tài; nhân lực; nhân vật; nhân nghĩa; nhân quyền

A. Tiếng  nhân  trong từ có nghĩa là người

……………………………………………………………………………………………………………..…………………………………..     

B. Tiếng  nhân  trong từ có nghĩa là lòng thương người

…………………………………………………………………………………………………………….…………………………………..     

Bài 5: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu dùng sai từ có tiếng nhân:

a.       Thời đại nào nước ta cũng có nhiều nhân tài.

b.       Nhân dân ta có truyền thống lao động cần cù.

c.       Bà tôi là người nhân hậu, thấy ai khó khăn bà thường hết lòng giúp đỡ.

d.       Bác của tôi rất nhân tài

Bài 6: Câu hỏi thường có các từ nghi vấn nào ?

a. Ai, gì, nào, sao, không

c. Ai, A, nhé, nhỉ, nghen

d. A, ối, trời ơi, không,…

Bài 7: Câu nào là câu kể “Ai làm gì” ?      

a. Công chúa ốm nặng

b. Nhà vua buồn lắm

c. chú hề tức tốc đến gặp bác thợ kim hoàn.

Bài 8: Đọc đoạn văn sau và hoàn thành bài tập bên dưới:

  (1) Vợ chồng nhà Sói mấy hôm nay mất ngủ vì Sói chồng đau răng. (2) Giữa đêm khuya, Sói vợ mời bác sĩ Gõ Kiến đến chữa bệnh. (3) Không quản đêm tối, trời lạnh, bác sĩ Gõ Kiến đến ngay. (4) Bác sĩ Gõ Kiến kiên trì khêu từng miếng thịt nhỏ xíu giắt sâu trong răng Sói chồng, rồi bôi thuốc. (5) Sói chồng hết đau, không rên hừ hừ nữa.

  a) Tìm và viết lại các câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn trên.

  b) Gạch 1 gạch dưới chủ ngữ  và 2 gạch vị ngữ của từng câu tìm được.

Bài 9: Điền chủ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu sau:

   a)……………. mải mê ấp trứng, quên cả ăn, chỉ mong ngày trứng nở thành con.

   b) ………………….hót ríu rít trên cành xoan, như cũng muốn đi học cùng chúng em.

   c) Trong chuồng, …………..kêu “chiêm chiếp”, ……………kêu “ cục tác”, ……………..thì cất tiếng gáy vang. 

Bài 10: a)  Viết 2 từ láy là tính từ có âm đầu là r:

b)  Viết 2 từ láy là động  từ có âm đầu là gi: ………………………………………

c)  Viết 2 từ láy là tính từ có âm đầu là d: …………………………………………

Ngọc Sơn – KỸ NĂNG CẦN BIẾT