BÀI GIẢNG TRẠNG NGUYÊN TIẾNG VIỆT LỚP 5 – VÒNG 18 (CÓ ĐÁP ÁN)

Vòng 18 Trạng nguyên Tiếng Việt hè năm 2021 đã kết thúc. KỸ NĂNG CẦN BIẾT chia sẻ lại Bài giảng TRẠNG NGUYÊN TIẾNG VIỆT LỚP 5 – VÒNG 18 (CÓ ĐÁP ÁN). Đề thi năm nay gồm 5 bài, tổng điểm là 500 điểm.

Bài giảng có những hiệu ứng hấp dẫn, bắt mắt. Tạo được động lực để thầy cô và các em dễ dàng ôn tập, củng cố và nâng cao kiến thức.

Mời các em tải Bài giảng và đáp án tại đây: Đề Thi Trạng Nguyên Tiếng Việt Lớp 5 Vòng 18 hè năm 2020 – 2021

ĐỀ BÀI TRẠNG NGUYÊN TIẾNG VIỆT LỚP 5 VÒNG 18 NĂM 2019

Bài 1: Phép thuật mèo con.

Hãy ghép 2 ô trống chứa nội dung tương đồng hoặc bằng nhau thành cặp đôi.

Đàm phán – thảo luận

Lạc hậu – cổ hũ

Trao thưởng – phong tặng

Nhẹ nhàng – thanh thoát

Sửa soạn – chuẩn bị

Dĩ vãng – quá khứ

Cuối sông – hạ nguồn

Bạch vân – mây trắng

Tháp canh – gác vọng

Chênh vênh – cheo leo

Bài 2: Em hãy đọc kỹ câu hỏi và ĐIỀN vào chỗ trống hoặc CHỌN 1 trong 4 đáp án cho sẵn.

Câu hỏi 1: Trong kiểu câu “Ai thế nào?” vị ngữ thường được cấu tạo bởi từ loại nào?

A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ D. Cả 3 đáp án

Câu hỏi 2: Câu nào khuyên chúng ta nên chăm chỉ, tiết kiệm từ những thứ nhỏ bé?

A. Tay làm hàm nhai B. Nặng nhặt chặt bị C. Khỏe như voi D. Cả 3 đáp án

Câu hỏi 3: Thành ngữ, tục ngữ nào nói về lòng tin?

A. Đoán già đoán non B. Chọn mặt gửi vàng C. Áo gấm đi đêm D. Đẹp như tiên

Câu hỏi 4: Chọn cặp từ phù hợp để điền vào chỗ trống: “Trời …… tối là lũ gà con …….. nháo nhác tìm mẹ.”

A. Vừa – đã B. Chưa – đã C. Chưa – nên D. Chưa – vừa

Câu hỏi 5: Các câu được liên kết với nhau bằng cách nào?

“Giôn-xơn!

Tội ác bay chồng chất

Cả nhân loại căm hờn

Con quỷ vàng trên mặt đất.”

A. Lặp từ ngữ B. Thay thế từ ngữ C. Dùng từ ngữ nối D. Cả 3 đáp án

Câu hỏi 6: Từ nào là từ ghép

A. Thấm thoắt B. Thơm thảo C. Thướt tha D. Mượt mà

Câu hỏi 7: Từ nào khác với các từ còn lại?

A. Cá nhân B. Cá thể C. Cá biệt D. Cá cược

Câu hỏi 8:

“Nhưng còn cần cho trẻ

Tình yêu và lời ru

Thế nên mẹ sinh ra

Để bế bồng, chăm sóc”

Cặp quan hệ từ “nhưng – cho nên” là cặp quan hệ từ gì?

A. tương phản

B. Tăng tiến

C. Nguyên nhân – kết quả

D. Điều kiện – kết quả

Câu hỏi 9: Từ “biêng biếc” trong câu: Những dòng kênh biêng biếc vẫn lặng lờ trôi.” chỉ màu gì?

A. Tím

B. Xanh

C. Đen

D. Vàng

Câu hỏi 10: Có bao nhiêu cặp từ trái nghĩa trong câu thơ sau?

“Hình khe thế núi gần xa

Đứt thôi lại nối, thấp đà lại cao…”

A. Hai

B. Ba

C. Bốn

D. Năm

Bài 3: Em hãy đọc kỹ câu hỏi và ĐIỀN vào chỗ trống hoặc CHỌN 1 trong 4 đáp án cho sẵn.

Câu hỏi 1: Điền từ vào chỗ trống: “Dám nghĩ dám ……….” (làm)

Câu hỏi 2: Điền vào chỗ trống: “………. tha lâu cũng đầy tổ.” (kiến)

Câu hỏi 3: Điền từ phù hợp vào chỗ trống: “Sinh cơ ……. nghiệp.” có nghĩa là xây dựng cuộc sống ổn định, gây dựng cơ nghiệp ở một nơi nào đó. (lập)

Câu hỏi 4: Giải câu đố:

“Em là thứ bánh thường dùng

Ngã vào mưa gió đùng đùng nổi lên,

Bây giờ bỏ ngã sắc thêm,

Người người khiếp sợ là tên con gì?”

Từ chỉ tên loại bánh thường dùng là từ gì?

Trả lời: từ …… (bao)

Câu hỏi 5: Giải câu đố:

“Không dấu tươi đẹp vườn cây,

Thêm huyền vui bạn hằng ngày học chăm,

Sắc vào thay đổi xa gần,

Nặng thêm tai vạ ta cần giúp nhau”

Từ thêm dấu sắc là từ gì?

Trả lời: từ …….. (hóa)

Câu hỏi 6: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: “Sơn …… hữu tình.” (thủy)

Câu hỏi 7: Điền từ phù hợp vào chỗ trống: “Bản ……… là đặc điểm riêng làm cho một sự vât phân biệt với sự vật khác..” (sắc)

Câu hỏi 8: Điền vào chỗ trống: “Cùng nhau chia sẻ đắng cay ngọt bùi trong cuộc sống là nội dung câu thành ngữ “Đồng cam cộng ……” (khổ)

Câu hỏi 9: Điền vào chỗ trống:

“Hà Nội có Hồ Gươm

Nước xanh như pha mực

Bên hồ ngọn Tháp Bút

Viết …….. lên trời cao.” (thơ)

Câu hỏi 10: Điền từ phù hợp vào chỗ trống

“Nực cười châu chấu đá xe

Tưởng rằng chấu ngã ai ngờ xe ….” (nghiêng)

TÔ NGỌC SƠN – KỸ NĂNG CẦN BIẾT