BÀI GIẢNG TẢ ĐỒ VẬT – TẬP LÀM VĂN LỚP 4

Tả đồ vật là một trong những kiểu làm văn mà Học sinh lớp 4 được thực hành và hoàn chỉnh đầu tiên. Mới nên khó nhưng khó rồi lại dễ. Thế nhưng dù khó hay dễ thì bí quyết làm bài, bí quyết nâng cao giá trị sản phẩm (bài làm) luôn là điều cần thiết. BÀI GIẢNG TẢ ĐỒ VẬT – TẬP LÀM VĂN LỚP 4 sẽ giúp các em học sinh sáng tỏ nhiều điều và Kỹ năng miêu tả đồ vật chắc chắn sẽ được nâng lên.

Trước hết hãy giúp các em nằm lòng cấu trúc một bài văn tả đồ vật. Từ cơ sở đó giúp các em phát triển thêm lời, phát triển thêm ý. Để có nhu cầu phát triển đó buộc các em phải tự thân vận động, các em biết tìm hiểu, khai thác đối tượng và như vậy các em sẽ hình thành lời văn, câu văn, đoạn văn và lời văn.

Dàn ý tả đồ vật mà em yêu thích lớp 4

1. Mở bài:

Giới thiệu đồ vật muốn tả và sự yêu thích của em tới đồ vật đó

2. Thân bài

– Tình huống em hoặc gia đình có được đồ vật này

– Tả bao quát đến chi tiết của đồ vật

– Công dụng của đồ vật đó

– Em và gia đình giữ gìn đồ vật đó ra sao

3. Kết bài

– Tình cảm của em với đồ vật đó (Nếu là đồ vật được tặng thì em có thể bày tỏ lòng biết ơn với người tặng)

Sau Bài giảng BÀI GIẢNG TẢ ĐỒ VẬT – TẬP LÀM VĂN LỚP 4, chúng tôi sẽ có bài giảng tiếp theo về cây cối, con vật,… mới mọi người cùng đón xem!

DƯỚI ĐÂY LÀ BÀI GIẢNG RẤT HỮU ÍCH. BÀI GIẢNG ĐÃ ĐƯỢC ÁP DỤNG GIẢNG DẠY TRÊN NHIỀU ĐỐI TƯỢNG HS. CÁC EM RẤT DỄ HIỂU DỄ THỰC HIỆN VÀ ĐÃ TIẾN BỘ NHANH.

BÀI VĂN THAM KHẢO

Tả cây bút máy

Em thường ao ước có một cây bút máy nhưng ba em bảo: “Bao giờ con lên lớp Năm ba mới mua cho con!”. Rồi một hôm ba đi thành phố về, gọi em lại, đưa cho em một chiếc bút hiệu Hồng Hà gần giống như chiếc bút Trung Quốc của bạn Nam ngồi cạnh em.

Chiếc bút (viết) máy, một đồ dùng học tập không thể thiếu được đối với tất cả học sinh.

Cây viết dài gần một gang tay. Thân viết tròn nhỏ bằng ngón tay út của người lớn. Toàn thân bút làm bằng nhựa tổng hợp nhẵn bóng.

Phần thân viết màu xanh lá cây thon thon như một viên phấn màu. Nắp viết cùng màu xanh nhưng được gắn thêm một que cài bằng thép không rỉ. Nhờ vậy mà em dễ cài viết vào túi áo mỗi khi viết xong. Mở nắp ra, em thấy ngòi viết sáng loáng được gắn chung vào lưỡi gà, cắm chặt vào quản bút. Ở trong thân bút là cái ruột gà làm bằng cao su mỏng nhưng rất dai dùng để đựng mực. Mỗi khi em lấy mực, chỉ cần bóp dẹt cái ruột gà rồi nhúng ngòi bút vào lọ mực; thả ruột gà ra là mực từ dưới lọ bị hút lên trên ruột gà; viết cả buổi không hết mực.

Phải nói rằng, từ khi có chiếc bút Hồng Hà; nét chữ của em dường như đẹp hơn, mềm mại hơn nhiều. Bài học ở lớp em đều ghi đầy đủ; không phải mất thì giờ chấm mực như hồi viết bằng cây viết lá tre. Những trang viết cũng sạch sẽ hơn, không bị vây mực lem nhem như hồi trước nữa. Khi viết xong, em thường lấy giẻ lau nhẹ ngòi viết cho khô; rồi đóng nắp viết lại, bỏ vào hộp bút cẩn thận.

Đã mấy tháng rồi mà cây viết của em vẫn còn như mới. Cây viết đã cùng em làm việc chăm chỉ ngày ngày để đạt được kết quả cao trong học tập.

Dinh Phương – KỸ NĂNG CẦN BIẾT