NHỮNG QUY TẮC CHÍNH TẢ PHẢI NẰM LÒNG! (THỰC HÀNH TRỰC TIẾP TRÊN WEBSITE)

NHỮNG QUY TẮC CHÍNH TẢ PHẢI NẰM LÒNG! Đấy là lời khuyên giá trị mà từ ngàn xưa đến nay luôn được lưu truyền trong xã hội. Nhất là khi nhịp sống Công nghệ phát triển trên toàn cầu. Việc dùng từ ngữ chính xác trong lời nói cũng như trong văn viết là vô cùng cần thiết. Vì sao vậy? Câu hỏi này chắc có lẽ ai cũng có thể trả lời được thấu đáo.

KỸ NĂNG CẦN BIẾT xin chia sẻ những quy tắc cơ bản, những bài tập thực hành trực tiếp trên Website.

BÀI TẬP CHÍNH TẢ 1

Hãy đọc kỹ yêu cầu bài tập để lựa chọn phương án trả lời đúng nhất.

Bây giờ, Hãy nhấp chuột vào START QUIZ để làm bài các em nhé!

Sau khi trả lời xong tất cả các bài tập. Hãy Clik vào nút FINISH QUIZ để nộp bài.

NHỮNG QUY TẮC CẦN NHỚ

Cấu tạo tiếng – Cấu tạo vần:

Ghi nhớ:

1. Tiếng gồm 3 bộ phận: phụ âm đầu, vần và thanh điệu.

– Tiếng nào cũng có vần và thanh. Có tiếng không có phụ âm đầu.

– Tiếng Việt có 6 thanh: thanh ngang (còn gọi là thanh không), thanh huyền, thanh sắc, thanh hỏi, thanh ngã, thanh nặng.

– 22 phụ âm : b, c (k,q), ch, d, đ, g (gh), h, kh, l, m, n, nh, ng (ngh), p, ph, r, s, t, tr, th, v, x.

– 11 nguyên âm: i, e, ê, ư, u, o, ô, ơ, a, ă, â.

2. Vần gồm có 3 phần: âm đệm, âm chính , âm cuối.

* Âm đệm:

– Âm đệm được ghi bằng con chữ u và o.

+ Ghi bằng con chữ o khi đứng trước các nguyên âm: a, ă, e.

+ Ghi bằng con chữ u khi đứng trước các nguyên âm y, ê, ơ, â.

– Âm đệm không xuất hiện sau các phụ âm b, m, v, ph, n, r, g. Trừ các trường hợp:

+ sau ph, b: thùng phuy, voan, ô tô buýt (là từ nước ngoài)

+ sau n: thê noa, noãn sào (2 từ Hán Việt)

+ sau r: roàn roạt.(1 từ)

+ sau g: goá (1 từ)

* Âm chính: Trong Tiếng Việt, nguyên âm nào cũng có thể làm âm chính của tiếng.

– Các nguyên âm đơn: (11 nguyên âm ghi ở trên)

– Các nguyên âm đôi : Có 3 nguyên âm đôi và được tách thành 8 nguyên âm sau:+ iê:

  • Ghi bằng ia khi phía trước không có âm đệm và phía sau không có âm cuối (VD: mía, tia, kia,…)
  • Ghi bằng yê khi phía trước có âm đệm hoặc không có âm nào, phía sau có âm cuối (VD: yêu, chuyên,…)
  • Ghi bằng ya khi phía trước có âm đệm và phía sau không có âm cuối (VD: khuya)
  • Ghi bằng iê khi phía trước có phụ âm đầu, phía sau có âm cuối (VD: tiên, kiến,…)

+ uơ: Ghi bằng ươ khi sau nó có âm cuối (VD: mượn,…)

Ghi bằng ưa khi phía sau nó không có âm cuối (VD: mưa,…)

+ uô: Ghi bằng uô khi sau nó có âm cuối (VD: muốn,…)

Ghi bằng ua khi sau nó không có âm cuối (VD: mua,…)

* Âm cuối: – Các phụ âm cuối vần: p, t, c (ch), m, n, ng (nh)

2 bán âm cuối vần: i (y), u (o)

Quy tắc đánh dấu thanh:

Ghi nhớ:

– Dấu thanh thường đặt ở trên hoặc dưới âm chính (VD: loá mắt, khoẻ khoắn,…)

– Ở các nguyên âm có dấu mũ thì các dấu thanh được viết hơi cao lệch về bên phải của dấu mũ (VD: trồng nấm, biển khơi, cố gắng,…)

– Trong tiếng có nguyên âm đôi mà không có âm cuối vần thì dấu thanh được viết ở con chữ thứ nhất của nguyên âm đôi. (VD: cây mía, lựa chọn, múa hát,…)

– Trong tiếng có nguyên âm đôi mà có âm cuối vần thì dấu thanh được viết ở con chữ thứ hai của nguyên âm đôi (VD: ước muốn, chai rượu, sợi miến,…)

Quy tắc viết phụ âm đầu “cờ ”:

Ghi nhớ:

Âm đầu “cờ” được ghi bằng các chữ cái c, k, q.

– Viết q trước các vần có âm đệm ghi bằng chữ cái u.

– Viết k trước các nguyên âm e, ê, i (iê, ia).

– Viết c trước các nguyên âm khác còn lại.

Chính tả phân biệt gi / r / d:

Ghi nhớ:

– Gi và d không cùng xuất hiện trong một từ láy.

– Những từ láy vần, nếu tiếng thứ nhất có phụ âm đầu là l thì tiếng thứ hai có phụ âm đầu là d (lim dim, lò dò, lai dai, líu díu,…)

– Từ láy mô phỏng tiếng động đều viết r (róc rách, rì rào, réo rắt,…)

– Gi và r không kết hợp với các tiếng có âm đệm. Các tiếng có âm đệm chỉ viết với d (duyệt binh, duy trì, doạ nạt, doanh nghiệp,…)

– Tiếng có âm đầu r có thể tạo thành từ láy với tiếng có âm đầu b, c, k (gi và d không có khả năng này) (VD: bứt rứt, cập rập,…)

– Trong từ Hán Việt, tiếng có thanh ngã (~), nặng (.) viết d; mang thanh hỏi (?), sắc (/) viết với gi.

Chính tả phân biệt x / s:

Ghi nhớ:

– X xuất hiện trong các tiếng có âm đệm (xuề xoà, xoay xở, xoành xoạch, xuềnh xoàng,…)

– S chỉ xuất hiện trong một số ít các âm tiết có âm đệm như: soát, soạt, soạn, soạng, suất.

– X và s không cùng xuất hiện trong một từ láy.

– Nói chung, cách phân biệt x/s không có quy luật riêng. Cách sửa chữa lỗi duy nhất là nắm nghĩa của từ, rèn luyện trí nhớ bằng cách đọc nhiều và viết nhiều.

Chính tả phân biệt ch / tr:

Ghi nhớ:

  • Khả năng tạo từ láy của tr hạn chế hơn ch. Tr tạo kiểu láy âm là chính (trắng trẻo), còn ch cấu tạo vừa láy âm, vừa láy vần (chông chênh, chơi vơi) (tr chỉ xuất hiện trong một vài từ láy vần: trẹt lét, trọc lóc, trụi lũi).
  • Những danh từ (hay đại từ) chỉ quan hệ thân thuộc trong gia đình chỉ viết với ch (không viết tr): cha, chú, cháu, chị, chồng, chàng, chút, chắt,…
  • Những danh từ chỉ đồ vật thường dùng trong nhà chỉ viết với ch: chạn, chum, chén, chai, chõng, chiếu, chăn, chảo, chổi,…
  • Từ có ý nghĩa phủ định chỉ viết với ch: chẳng, chưa, chớ, chả,…
  • Tên cây, hoa quả; tên các món ăn; cử động, thao tác của cơ thể, động tác lao động chân tay phần lớn viết với ch.
  • Tiếng trong từ Hán Việt mang thanh nặng (.) và huyền (\) viết tr.

 Chính tả lớp 5 phân biệt l / n:

a) Ghi nhớ:

  • L xuất hiện trong các tiếng có âm đệm (VD: loan, luân, loa,…). N không xuất hiện trong các tiếng có âm đệm (trừ 2 âm tiết Hán Việt: noãn, noa).
  • Trong cấu tạo từ láy:
    • L / n không láy âm với nhau.
    • L có thể láy vần với nhiều phụ âm khác (VD: lệt bệt, la cà, lờ đờ, lò dò, lạnh lùng,..).
    • N chỉ láy âm với chính nó (no nê, nợ nần, nao núng,…).

Quy tắc viết hoa:

A) Ghi nhớ:

1. Tên người, tên núi, tên sông, tỉnh, thành phố, quận, huyện, xã, làng,…của Việt Nam được viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng (VD: Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, Trường Sơn, Cửu Long,…)

– Riêng tên người, địa danh của một số dân tộc ít người nếu được phiên âm từ tiếng dân tộc thì chỉ viết hoa chữ cái đầu ở mỗi bộ phận của tên, giữa các tiếng trong cùng một bộ phận có dấu gạch nối(VD: Kơ-pa Kơ- lơng, Y-a-li, Đăm –bri, Pắc-pó)

2. Tên người, tên địa danh nước ngoài phiên âm trực tiếp ra tiếng Việt thì viết hoa chữ cái đầu ở mỗi bộ phận của tên, giữa các tiếng trong cùng một bộ phận có dấu gạch nối (VD: Lu-i Pa-xtơ, Tô- mát, Ê-đi-xơn, Mê-kông, Von-ga, Ki-ép, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a,…)

– Riêng tên người, tên địa danh nước ngoài được gọi như kiểu tên người, tên địa danh Việt Nam (do được phiên âm qua âm Hán Việt nên đã được Việt hoá ), thì được viết hoa như tên người, tên địa danh Việt Nam (VD: Lí Bạch, Đỗ Phủ, Trương Mạn Ngọc, Trung Quốc, Ấn Độ, Triều Tiên,…)

3. Tên các cơ quan, đoàn thể, tổ chức chính trị, xã hội; cụm từ chỉ huân, huy chương, danh hiệu, giải thưởng,…được viết hoa chữ cái đầu ở tiếng đầu các bộ phận nêu nên tính chất “riêng” của tên riêng đó (VD: Đảng Cộng sản Việt Nam, Trường Đại học sư phạm Hà Nội, Huy hiệu Cháu ngoan Bác Hồ,…)

4. Các chữ cái đầu câu, đầu đoạn, đầu bài, đầu các chương mục, đầu dòng thơ đều phải viết hoa.

5. Một số danh từ chung và đại từ xưng hô cũng có thể được viết hoa để tỏ thái độ kính trọng đối với những người và sự việc mà chúng biểu thị ( VD: Việt Nam ta gọi tên Người thiết tha).

6. Các sự vật khác (động vật, thực vật, đồ đạc) nếu được đặt tên riêng thì những tên riêng ấy cũng viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người (VD: cô Đậu Nành, anh Dưa Hấu, chị Gà Mái Mơ, chú Mướp,…)

Dinh Phương – KỸ NĂNG CẦN BIẾT