Một bài toán lớp 5 thuộc dạng toán chuyển động đều. Bài toán này được tìm thấy trong quyển đề luyện kiểm tra Toán 5 vào những năm 2006 – 2007.
Đề bài như sau:
Đây là đề bài không thuộc kiểu bài toán khó. Và có thể chọn cho các em học sinh thi (trước đây) hay kiểm tra cuối kỳ 2 vì có thể đo được mức độ sáng tạo của học sinh.
Nhiều học sinh đã nghĩ và đưa ra cách tính quen thuộc như sau:
Vận tốc xe máy là:
60 x 3/4 = 40 (km/giờ)
Thời gian ôtô đến B là:
90 : 60 = 1,5 giờ = 1 giờ 30 phút
Thời gian xe máy đến B là:
90 : 40 = 2, 25 giờ = 2 giờ 15 phút
Thời gian ôtô đến B trước xe máy là:
2 giờ 15 phút – 1 giờ 30 phút = 45 phút
Đáp số: 45 phút
Đặc biệt có một cách giải khiến thầy cô phải đắn đo suy nghĩ lại. Cách giải như sau:
Vận tốc xe máy là:
60 x 3/4 = 40 (km/giờ)
Vận tốc ôtô đi trước xe máy là:
90 – 60 = 30 (km/giờ)
Thời gian ôtô đi trước xe máy là:
30 : 40 = 0,75 (giờ) = 45 phút
Đáp số: 45 phút
Thật sự không biết phải nghĩ thế nào về cách giải này của học sinh lớp 5!
Rất mong quý thầy cô, quý độc giả cho lời bình xác thực cách giải trên!
Cách giải này có thể được ghi nhận và có thể được xem là một phát kiến độc đáo của học sinh lớp 5 không?
Dinh Phương – KỸ NĂNG CẦN BIẾT