Một người có thể ăn nói nhẹ nhàng, khoan thai, biết tiết chế cảm xúc của mình sẽ dễ dàng nhận được thiện cảm của mọi người. Âm lượng trong lời nói sẽ phản ánh nội tâm của bạn, người có trình độ giáo dục càng cao, càng chú trọng cư xử văn minh, càng để ý đến giọng mình khi nói chuyện.
Có 2 môi trường thường khiến con người khó chịu đựng nhất, một là mùi hôi, hai là tạp âm. Bất luận là xe cộ đông nghịt hay là tiếng trò chuyện ồn ào xung quanh, đều là yếu tố làm cho con người cảm thấy khó chịu.
Nhà văn Lương Thực Thu từng nói: “Một người nói chuyện lớn giọng, là bản năng; nói chuyện nhỏ giọng, là văn minh”. Kiểm soát âm lượng là thể hiện sự tôn trọng người khác, cũng là sự tu dưỡng của chính mình.
1. Lớn giọng không phải là sức mạnh
Trên các trang mạng từng đưa ra một chủ đề bàn luận: “Âm thanh mà bạn không thể chịu được nhất là gì?” Có người trả lời: “Chỉ cần ai nói chuyện lớn tiếng là tôi đều không muốn nghe, bởi vì tôi thấy sợ. Người khác vừa cất tiếng, tôi vô thức đã muốn bỏ trốn, bởi vì trong đầu tôi toàn là hình ảnh mẹ lớn tiếng la mắng tôi từ nhỏ đến lớn. Tôi từng nghi ngờ mẹ không thương mình, thậm chí ghét bỏ mình, nếu không thì tại sao luôn lớn tiếng với tôi?”
Âm lượng và cảm xúc có quan hệ trực tiếp với nhau, khi âm lượng bỗng nhiên thay đổi, đa phần đều là đã xảy ra chuyện gì khiến người ta không vui.
“Thùng rỗng thường kêu to”, có người cảm thấy nói chuyện hung hăng lớn tiếng thì người khác mới nghe theo, họ cũng mới cảm thấy vừa lòng. Thực ra không phải, loại người miệng hùm gan sứa mới hay dùng âm lượng để che giấu sự tự ti của mình.
2. Âm lượng nói chuyện cũng thể hiện nội tâm của bạn
Âm lượng nói chuyện phản ánh nội tâm của bạn, nói năng nhỏ nhẹ, càng thể hiện được sức mạnh dịu dàng.
Khoảng thời gian trước, có người bạn trung cấp kết hôn; cô ấy nói thích anh ta, nguyên cớ là từ một cú điện thoại. Lúc đó hai người vẫn chưa quen biết, cùng tham gia tiệc sinh nhật của một người bạn chung; lúc về vừa khéo cùng đường nên đi chung một chuyến taxi.
Trên đường đi, anh ấy nhận được một cuộc điện thoại, lúc nói chuyện rất dịu dàng, rành mạch; cúp máy rồi mới biết thì ra là gọi cho mẹ báo an toàn.
Khi đó người bạn của tôi trong lòng nảy sinh thiện cảm; cô ấy nói với chúng tôi: “Lần đầu tiên nghe thấy một người đàn ông nói chuyện điện thoại nhẹ nhàng như vậy; quan trọng là với người nhà của anh ấy, mẹ ai mà chẳng hay càm ràm; vậy mà anh ấy vẫn nói chuyện nhẹ nhàng suốt gần 15 phút. Khẳng định là người này hiếu thuận, tính tình điềm đạm”.
Ở chung vài năm, mới phát hiện cách anh ấy đối xử với mọi người. Quả thật giống với cách anh ấy nói chuyện, tinh tế rành mạch, ổn định đáng tin.
Nói chuyện lớn giọng ở nơi công cộng, tán dóc chuyện riêng ồn ào; là biểu hiện không tôn trọng người khác, không chỉ làm phiền người khác; đồng thời còn ảnh hưởng đến bầu không khí giao tiếp.
Ở nơi công sở nói chuyện to tiếng, làm ảnh hưởng đến sự nghiêm túc; làm giảm hiệu suất công việc, còn làm cho đồng nghiệp cảm thấy bạn là người ngả ngớn; thiếu trầm ổn, làm việc không chắc chắn.
Nói chuyện to tiếng với bạn bè hoặc người thân; dễ gây ra hiểu lầm về thái độ, ảnh hưởng đến tình cảm đôi bên.
Người ôn hòa lương thiện, trước giờ nói chuyện không nhanh không chậm, thong dong thoải mái. Giọng và âm lượng phản ánh nội tâm của bạn, nói năng nhẹ nhàng tựa mưa thuận gió hòa, tưới nhuần những lạnh lẽo của thế gian.
3. Âm lượng của bạn thể hiện sự hàm dưỡng
Paul Fussel nói trong cuốn “Style” viết: “Vợ chồng ngài Blue thường la hét nhau; âm thanh xuyên qua những căn phòng; còn nhà ngài White thì kiểm soát được âm lượng của mình; có lúc còn nói quá nhỏ không nghe thấy được.”
Ngài Blue và ngài White ở đây là công nhân (áo màu xanh lam) và trí thức (áo màu trắng); Paul Fussel dùng âm lượng để phân tích sự khác biệt giữa hai giai tầng.
Một vị giáo sư đại học Thanh Hoa đã từng nói; lúc ông ở trong ký túc xá đại học Thanh Hoa; suốt vài năm trời không hề nghe thấy âm thanh tranh cãi; hoặc người ta lớn tiếng với nhau. Sau khi chuyển đến thuê trọ ở một căn nhà, ông kinh ngạc phát hiện ra; mỗi ngày đều có thể nghe thấy người nhà nói chuyện to tiếng hoặc cãi lộn như bị thần kinh.
Người có trình độ giáo dục càng cao, càng chú trọng cư xử văn minh; càng để ý đến giọng mình khi nói chuyện.
Nhà văn Hồ Thích từng chia sẻ. Bản thân ông có một người mẹ tốt, từ nhỏ đã từng chút một dạy ông về đối nhân xử thế; giúp ông học được cách thông cảm và khoan dung. Người mẹ nói chuyện nhẹ nhàng mềm mỏng, chính là tấm gương tốt nhất của ông. Cho nên sau này ông dù có gặp phải mâu thuẫn hay xích mích gì; đều có thể nhẹ nhàng hóa giải.
Âm lượng là một phần của quy ước xã giao; mà mục đích của quy ước xã giao là làm mọi người xung quanh đều cảm thấy thoải mái; đối xử với mọi người nhã nhặn, hạ giọng nói chuyện; chính là điểm mấu chốt trong hành vi của người cao quý.
Có người nói: “Nếu như bạn cho rằng càng ngày càng lạnh nhạt nghĩa là đã trưởng thành; kỳ thực không phải vậy, trưởng thành là trở nên dịu dàng, đối xử dịu dàng với cả thế giới”. Âm lượng chính là sự tu dưỡng của bạn; giảm âm lượng xuống chính là sự dịu dàng của bản thân.
Dinh Phương (sưu tầm)