Theo anh (chị), tại sao giáo viên phải là người mẫu mực?

Ảnh minh họa: Internet

Khi câu hỏi “Theo anh (chị), tại sao giáo viên phải là người mẫu mực?” được nêu ra để khảo sát thầy cô đang trực tiếp giảng dạy, thầy cô sẵn lòng trả lời với những ý tưởng thật tâm đắc. Dưới đây là những nhận định mà thầy cô đã thổ lộ. Mời mọi người cùng tham khảo!

Một nhận định rất tâm đắc và rất đáng quý của một người thầy về câu hỏi trên. Thầy Dinh Phương đã bộc bạch: Một trong những phương pháp dạy học cũng như giáo dục hiệu quả nhất là “Soi gương”. Người thầy có thể nói là tấm gương để học sinh có thể nhìn thấy rõ mọi vấn đề: về kiến thức học tập về mọi hoạt động mà các em cần phải học tập và rèn luyện. Vì vậy nhất thiết người giáo viên phải mẫu mực phải là tấm gương trong sáng để học sinh noi theo.

Thầy Triều Trần Minh đã nêu: Vì giáo viên là tấm gương sáng để học sinh noi theo.

Thầy Hiếu Huỳnh Trung nêu cảm nghĩ của mình: Vì người giáo viên phải có trọng trách “Dạy chữ – Dạy nghề – Dạy người” nên GV cần phải mẫu mực.

Cô Tho Tạ Thị Phô cho rằng: Giáo viên là người có tâm thể hiện ở lòng yêu nghề mén tré; có tài để có trình độ giảng dạy hướng dẫn cho học sinh; có đức là có đạo đức và nhân cách tốt để làm gương cho học sinh noi theo.

Cô Trâm Đỗ Phương cũng đã có những tâm huyết đáng trân trọng:

Người giáo viên phải mẫu mực trong dạy người, dạy chữ. Làm thầy đã khó và để trở thành người thầy tốt thì càng khó hơn. Người thầy phải có tâm, có tài, yêu nghề tâm huyết; trách nhiệm, hứng thú say mê chăm chút từng tiết giảng; tìm hiểu nghiên cứu, học hỏi sáng tạo; hoàn thiện nội dung và phương pháp giảng dạy để đem lại kết quả cao nhất cho người học.

Thầy Sơn Tô Ngọc cũng mạnh dạn nêu lên những suy nghĩ của mình rất thuyết phục. Một trong những phương pháp dạy học cũng như giáo dục hiệu quả nhất là “Soi gương”. Người thầy có thể nói là tấm gương để học sinh có thể nhìn thấy rõ mọi vấn đề: về kiến thức học tập; về mọi hoạt động mà các em cần phải học tập và rèn luyện. Vì vậy nhất thiết người giáo viên phải mẫu mực; phải là tấm gương trong sáng để học sinh noi theo.

Thầy Phúc Nguyễn Hồng đã cho rằng:

Người thầy cần Có phẩm chất đạo đức tốt và có tu dưỡng cá tính. Có học thức rộng, chuyên một môn nhưng biết nhiều môn. Tinh thông giáo dục chuyên nghiệp và giáo dục kỹ thuật. Đam mê công việc dạy học, yêu mến học trò. Tích cực nâng cao nghiệp vụ, dám đi sâu nghiên cứu. Có thể chất mạnh khoẻ và tính cách rộng rãi khoáng đạt. Đối với công tác thì tận tâm, nhiệt tình, trung thành với cương vị của mình.

Thầy Hiếu Huỳnh Trung cho rằng: Vì người giáo viên phải có trọng trách “Dạy chữ – Dạy nghề – Dạy người”

Cô Thy Trần Ngọc cũng chia sẻ: Phẩm chất cơ bản người GV phải có tâm yêu nghề mến trẻ; hòa đồng, đoàn kết giúp đỡ, thương yêu mọi người. Phải là một tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo

Cô Trâm Đỗ Phương có câu trả lời: Mỗi người gv phải là tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo; phải có năng lực dạy học, năng lực cảm hoá, giúp người học hình thành và phát triển cảm xúc; thái độ hành vi đúng.

Thầy Nam Nguyễn Nhứt: Tại vì môi trường giáo dục là nơi đào tạo nên thế hệ tương lai của đất nước. Vì thế, thầy cô giáo cần thể hiện được tấm gương sáng của mình đê học sinh noi theo.

Trong thời gian rất ngắn và phải trả lời qua tin nhắn; nhưng KỸ NĂNG CẦN BIẾT đã tổng hợp được rất nhiều ý kiến. Dù trả lời ngắn hay dài nhưng với chúng tôi tất cả đều là những ý tưởng; những đóng góp ấn tượng, đáng quý.

Cô Loan Lê Thị: Người thầy là người gương mẫu cho mọi người noi theo.

Thầy Hải Nguyễn Thanh: GV phải có tâm. Vì nghề giáo đòi hỏi người thầy luôn phải trao dồi kiến thức chuyên môn để theo kịp đà phát triển của xã hội; người thầy phải biết vượt qua moi khó khăn; không so sánh với các nghề khác mà phải cống hiến hết mình cho sự nghiệp trồng người.

Thầy Khang Nguyễn Xuân: Người GV phản chiếu trực tiếp đến học sinh về nhận thức tình cảm và ý chí; làm cho học sinh nghe hiểu tin và làm theo.

Thầy Bình Nguyễn Thanh: Vì người giáo viên là một tấm gương sáng để học sinh noi gương.

Cô Đào Phạm Thụy Oanh:

Đạo đức của người thầy là nhân tố quyết định chất lượng của ngành giáo dục. Thầy cô phải là tấm gương sáng cho các thế hệ HS.

Cô Thoa Nguyễn Trần Kim: Người giáo viên nhiệt tình, vui vẻ, cởi mở, quan tâm chu đáo với tất cả tập thể và học sinh. Quan tâm đến nề nếp tốt tác phong chuẩn mực, biết lễ phép,…

Cô Bảy Lê Thị Bé: GV phải luôn gương mẫu, là tấm gương sáng để học sinh noi theo.

Trên đây là một số ý kiến mà thầy cô đã trình bày rất hanh qua tin nhắn. Mặc dù trả lời nhanh, trả lời ngắn gọn nhất nhưng với những ý tưởng trên đã cho thấy thầy cô chúng ta rất tích cực, tâm huyết với nghề. Và đây có thể nói là tín hiệu vui; tín hiệu thành công của nghề dạy học, thành công của ngành giáo dục trong tương lai.

Chúng tôi trân trọng cảm ơn quý thầy cô đã chia sẻ những ý tưởng, những cảm xúc của mình! Kính chúc quý thầy cô luôn vui khỏe, mạnh dạn, nhiệt tình và đóng góp tích cực hơn nữa cho ngành Giáo dục; cho xã hội để vườn hoa cùa ngành Giáo dục ngày một tươi thắm hơn!

KỸ NĂNG CẦN BIẾT (tổng hợp)