Thà làm chân kiến còn hơn làm mỏ chim sẻ

Trải qua hàng nghìn năm, các thế hệ cổ nhân vùng Á Đông đã để lại một kho tàng văn hóa quý báu cho hậu thế. Trong đó có nhiều câu chuyện sinh động dùng lối ví von sâu sắc, chứa đầy nội hàm triết lý nhân sinh, khuyên bảo con người sống có chuẩn mực, biết cách đối nhân xử thế. Điển cố “Thà làm chân kiến, đừng làm miệng chim sẻ” là một trong những câu chuyện như thế…

Cuộc sống có rất nhiều chuyện phải tự mình trải nghiệm mới hiểu được. Khi ở trong tình trạng sa sút nhất, sẽ rất ít người tình nguyện đến gần bạn. Xã hội bây giờ rất thực tế, suy cho cùng chính bản thân mỗi người vẫn phải tự mình cố gắng.

1. Càng lạnh càng không nên dựa vào đèn sưởi, càng nghèo càng không được dựa vào người
thân

Dựa vào núi, núi có lúc đổ; dựa vào người, người có lúc đi. Vì vậy, vẫn là dựa vào bản thân mình là tốt nhất. Khi bạn ở bên bờ của vực thẳm, đừng bao giờ nản chí, cuộc sống không có cay đắng và nỗi đau mãi mãi.

Vận mệnh sẽ không đối xử tệ bạc với ai, chỉ là bạn có dám đối mặt với những thử thách hay không. Một thái độ tích cực sẽ có một cuộc sống tốt. Khi đối mặt với những khó khăn và thất bại, bạn cần có dũng khí chấp nhận nó, như vậy mọi chuyện sẽ đi theo đúng quỹ đạo.

Người thành công luôn hiểu một đạo lý: Tất cả mọi việc đều phải dựa vào chính mình chứ không phải phụ thuộc vào người khác. Bởi vì bố mẹ cũng có lúc không ở bên cạnh bạn, anh chị em cũng có lúc không giúp được gì, chiếc phao cứu mạng cuối cùng vẫn chỉ là bản thân chúng ta. Chỉ khi bạn ở bên bờ của vực thẳm mới thấu hiểu: Mọi thành bại, được mất trong cuộc đời này chỉ có thể phụ thuộc vào chính mình.

Đối mặt với khó khăn, đừng bao giờ oán trách, đau nên tự mình chịu, khổ phải tự mình gánh vác, càng không được đem nỗi oán hận của bản thân trút lên đầu người khác. Dù khó khăn thế nào, bạn có thể không có tiền, nhưng không thể không có chí khí.

Có lạnh đến mấy cũng không sưởi ấm bằng đèn, bởi vì sưởi ấm bằng đèn, bạn sẽ không có được hơi ấm thực sự. Có nghèo đến mấy cũng không được ăn bám ai, bởi vì nghèo khó mà cứ dựa vào người thân thì bạn sẽ mãi mãi không thể ngóc đầu lên được.

2. Nghèo khó không đáng sợ, đáng sợ là nghèo trí

Con người ta, chỉ khi nghèo một lần rồi thì mới biết được lòng người, mới biết được ai đối với bạn là thật lòng, ai đối với bạn là “ngụy quân tử”. Người đồng ý cho bạn vay tiền chỉ đếm trên đầu ngón tay, người đưa cánh tay ra giúp đỡ bạn có lẽ cũng lác đác chẳng được là bao.

Tiền, phải tự mình đi kiếm, bạn mới có được tiếng nói, có sự tự tin, có được sự tôn trọng của mọi người. Khổ, phải tự mình đi nếm trải mới biết thế nào là trân trọng. Việc, phải tự mình đi làm bạn mới biết cách đối mặt.

Hãy nhớ rằng đường đời dù đầy gai góc; bạn cũng không được phép chùn bước và mất đi ý chí. Bởi lẽ không có một ai có thể là chỗ dựa cho bạn mãi mãi; chính bạn mới là chỗ dựa tốt nhất, vững chắc nhất cho bản thân mình!

Những câu nói nổi tiếng đầy triết lý đầu đời như: “Không ai giàu 3 họ; không ai khó 3 đời” đều đang nói với con người một triết lý. Đó là không có giàu có hay nghèo khó vĩnh viễn. Đừng sợ con đường dài, mà chỉ có hoài bão ngắn ngủi; đừng sợ núi cao mà chân yếu tay mềm. Chỉ cần bạn làm việc chăm chỉ, thành công sẽ không còn xa.

3. Thà làm chân kiến còn hơn làm mỏ chim sẻ

Kiến là loài động vật rất nhỏ bé. Sinh vật này bé đến mức nếu chúng ta không chú ý quan sát thật kỹ thì sẽ không thể thấy được sự tồn tại của chúng. Thậm chí có lúc chỉ cần hơi động tay động chân liền có thể làm tổn thương chúng. Mọi người có thể nghĩ, con kiến yếu ớt như vậy, vì sao chúng ta lại muốn làm chân kiến?

Nhưng dù ở trong hoàn cảnh nào; loài kiến cũng dựa vào đôi chân của mình để tìm kiếm thức ăn, duy trì cuộc sống. Nó phân bố rộng khắp trên toàn thế giới. Dù ở đâu, kiến cũng nỗ lực làm việc hết mình một cách cẩn thận.

Kiến còn có đặc tính nổi bật về sự kiên trì. Có câu: “Đê dài ngàn dặm bị vỡ bởi tổ kiến”. Đúng là loài kiến làm việc hết sức cẩn thận và chăm chỉ, kiên trì không ngừng. Con đê dài ngàn dặm là một công trình rất lớn; vậy mà nó lại bị những con kiến yếu đuối kiên trì làm việc qua nhiều năm phá hủy.

Không chỉ vậy, mặc dù những con kiến trông rất ​​nhỏ bé; nhưng sự phối hợp chung sức làm việc hết mình đã khiến chúng trở nên mạnh mẽ.

Tại sao nói đừng làm mỏ chim sẻ: Đầu tiên chúng ta phát hiện ra; chim sẻ là sinh vật có đặc tính rất tham ăn. Khi còn nhỏ, bạn đã từng dùng lồng bẫy chim sẻ? Sau khi chuẩn bị thanh trúc chống đỡ chiếc lồng sắt; rồi buộc sợi dây vào lồng và đặt thức ăn bên trong bẫy ở khu vực có chim sẻ; bạn núp ở một chỗ và quan sát. Lúc đầu chim sẻ khá đề phòng; nhưng tới khi ăn thức ăn trong lồng thì chúng không còn đề phòng nữa; cuối cùng nó đã bị dính bẫy và đối mặt với thảm cảnh ‘cá chậu chim lồng’.

Tiếng chim sẻ ồn ào; chúng chí chóe liên tục trên các lùm cây khiến người nghe cảm thấy khó chịu. Cho nên, chim sẻ cũng là loài sinh vật tượng trưng cho kiểu người; chỉ biết nói mà không biết làm.

Từ biểu hiện và tập quán sinh sống của hai loài kể trên; có thể nhận định ít nhiều về câu cổ ngữ: “Thà làm chân kiến còn hơn làm miệng chim sẻ”. Loài kiến bôn ba khắp nơi; suốt đời cần cù chịu khó, đoàn kết hợp tác nên được con người khen ngợi. Chim sẻ không quản được cái miệng của mình, vì chiếm lấy thức ăn mà chết; chỉ biết nói mà không biết làm, hơn nữa còn rất lười biếng.

Câu cổ ngữ này là lời ẩn dụ mà người xưa nhắn gửi tới thế hệ sau; về cách đối nhân xử thế: Nhất định phải cần cù chịu khổ nhọc và phối hợp ăn ý. Đừng là kẻ tham lam, nếu không sẽ vì thế mà hệ lụy. Cũng đừng là kẻ nói suông, chỉ biết nói mà không biết làm. Hy vọng cho mỗi người chúng ta đều là “chân kiến” chứ không là “miệng chim sẻ”.

Việt Tạ (sưu tầm)