Suy giảm nhận thức và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân parkinson. Cùng với những tiến bộ mà nhân loại đạt được trong lĩnh vực y học kết hợp với sự phát triển về kinh tế, xã hội; đã góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống; nâng cao tuổi thọ của bệnh nhân Parkinson.
Đồng thời, sự phát triển của y học thông qua những nghiên cứu đi sâu vào tìm hiểu; làm rõ thêm về nguyên nhân, cơ chế gây bệnh và các đặc điểm dịch tễ; triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng cũng giúp các nhà thực hành; lâm sàng có cái nhìn toàn diện hơn; rõ ràng hơn về bệnh Parkinson.
Đặc biệt, những nghiên cứu về suy giảm nhận thức trên bệnh nhân Parkinson và những yếu tố liên quan đến nhận thức ở bệnh nhân Parkinson có ý nghĩa quan trọng trong quá trình điều trị, giúp cải thiện phần nào chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Cũng chính vì vậy, Hội thần Kinh học Việt Nam thực hiện nghiên cứu này với mục tiêu: “Mô tả một vài đặc điểm suy giảm nhận thức và một số yếu tố liên quan đến suy giảm nhận thức trên bệnh nhân Parkinson tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2016”.
KẾT QUẢ
Biểu đồ 1. Tỷ lệ suy giảm nhận thức ở bệnh nhân Parkinson
Nhận xét: Trong 106 bệnh nhân Parkinson, có 57 bệnh nhân suy giảm nhận thức (53,8%). Trong đó, 25 bệnh nhân suy giảm nhận thức nhẹ (23,6%) và 32 bệnh nhân sa sút trí tuệ (30,2%).
Nhận xét: Không có sự khác biệt về sự suy giảm các lĩnh vực nhận thức giữa hai nhóm bệnh nhân Parkinson trên 70 tuổi và từ 70 tuổi trở xuống.
Biểu đồ 2. Đặc điểm suy giảm các lĩnh vực nhận thức ở bệnh nhân Parkinson
Nhận xét: Suy giảm nhận thức ở bệnh Parkinson đặc trưng bởi sự suy giảm chức năng thị giác; – không gian (63,2%), tốc độ vận động thị giác (61,4%), HĐHN (52,6%); HĐHN bằng dụng cụ, phương tiện (45,6%), suy giảm trí nhớ.
Bảng 2. Liên quan giữa TĐHV với một số lĩnh vực nhận thức ở BN Parkinson
Nhận xét: Tỷ lệ rối loạn khả năng đọc ngược dãy số và chức năng thùy trán cao hơn có ý nghĩa ở nhóm bệnh nhân Parkinsnon có trình độ học vấn thấp (cấp 1; 2) (p<0,05)
Bảng 3. Liên quan giữa giai đoạn bệnh theo Hoehn – Yahr với một số lĩnh vực nhận thức ở BN Parkinson
Nhận xét: Tỷ lệ rối loạn chức năng HĐHN và HĐHN bằng dụng cụ cao hơn có ý nghĩa ở nhóm Parkinson giai đoạn bệnh nặng (giai đoạn 3,4 và 5) theo Hoehn – Yahr. (p<0,05).
Bảng 4. Liên quan giữa trầm cảm với một số lĩnh vực nhận thức ở BN Parkinson
Nhận xét: Tỷ lệ rối loạn chức năng hoạt động hằng ngày; và hoạt động hàng ngày bằng dụng cụ cao hơn; có ý nghĩa ở nhóm bệnh nhân giai đoạn bệnh nặng (giai đoạn 3,4 và 5) theo Hoehn – Yahr. (p<0,05)
KẾT LUẬN
Suy giảm nhận thức ở Parkinson chiếm một tỷ lệ khá cao; bao gồm suy giảm nhận thức nhẹ và sa sút trí tuệ. Biểu hiện suy giảm nhận thức ở bệnh nhân là sự suy giảm hầu hết các lĩnh vực; nhận thức và suy giảm với tỷ lệ khác nhau.
Các lĩnh vực nhận thức bị suy giảm ở bệnh Parkinson có mối liên quan khác nhau với các yếu tố như tuổi, trình độ học vấn, giai đoạn nặng của bệnh theo phân độ Hoehn – Yahr và tình trạng trầm cảm của người bệnh .
Dinh Phương/ Nguồn: https://hoithankinhhocvietnam.com.vn/