Mong muốn của mỗi bậc cha mẹ là cố gắng hết sức để cho con cái những điều tốt nhất và không để con cái trải qua những thiếu thốn mà cha mẹ chúng đã từng chịu đựng. Nhưng chúng ta càng trả nhiều tiền cho những thứ hữu hình thì càng dễ bỏ qua những thứ vô hình.
Hôm nay tôi đi đến bệnh viện để truyền dịch, đang ngồi đối diện với một cậu bé độ tuổi thiếu niên vừa chờ đến lượt vừa nghịch điện thoại. Người mẹ ở bên cạnh cậu ta, bế theo một bé nhỏ vài tháng tuổi, bà rất vất vả vừa bồng bé nhỏ vừa đút cơm cho cậu, từng muỗng từng muỗng một.
Cậu bé cứ nhìn chằm chằm vào màn hình của điện thoại, và khi cơm đến, cậu mới chịu há miệng. Có thể trò chơi đến thời điểm quan trọng, cậu bé vẫy tay ra hiệu cho mẹ đừng đút cơm nữa, nhưng người mẹ cố nài nỉ con ăn thêm.
Vì chiếc thìa chặn màn hình khiến cậu bị mất lượt, cậu bé nổi điên, vừa hất tay mẹ vừa hét lên: “Tại mẹ mà gameover rồi, mẹ đi ra đi”. Cú đẩy khiến người mẹ mất thăng bằng và bà chỉ kịp ôm đứa bé trong lòng mà làm rơi hộp cơm xuống nền nhà.
Một phụ nữ đi ngang qua, chứng kiến được và nói: “Con ơi, mẹ con chăm em nhỏ với con đã khổ rồi, giờ con lại làm như vậy, con không thấy thương mẹ sao?” Người mẹ vội vàng giải thích do thằng bé đang bệnh, thấy khó chịu trong người nên mới vậy.
Cậu bé này thân là con trai lại để mẹ còng lưng đút cơm rồi lớn tiếng với mẹ, thật đáng chê trách, người ngoài cuộc cảm thấy thật không ổn chút nào.
Những người mẹ cam chịu trong âm thầm, và không cam tâm chỉ trích con cái khi chúng phạm lỗi. Họ là người cha, mẹ vị tha và yêu thương con cái nhất trên thế giới. Tuy nhiên, sự vị tha của cha mẹ được đáp lại bằng sự ích kỷ của trẻ.
Không có gì lạ khi một số người nói rằng nỗi buồn lớn nhất của cha mẹ là họ phải lo cho con cái có cuộc sống đủ đầy, nhưng họ không thể dạy những đứa trẻ biết ơn. Họ không dạy chúng rằng để có được tiền mua những bữa cơm ngon, những bộ quần áo đẹp hay những chiếc smartphone chúng đang chơi là do cha mẹ chúng tạo ra. Để có được tiền cho chúng, cha mẹ phải vất vả như thế nào, áp lực ra sao.
Trong một chương trình thực tế “Thiếu niên nói” của đài truyền hình Chiết Giang, có một cô gái tên Diệp Hân Vũ đã rơi nước mắt khi lên sân khấu và hỏi bố mẹ: “Con muốn hỏi bố mẹ có thực sự quan tâm đến cảm xúc của con không?” Cha mẹ nhìn lên và mong chờ con gái của họ.
Cô bé nói tiếp: “Kể từ khi cha mẹ buôn bán ở siêu thị, cha mẹ luôn hết lòng trong ᴄông việc. Tiền quan trọng hay con quan trọng đối với cha mẹ?” Cô bé đã khóc và bầu không khí trở nên yên ắng hẳn.
Siêu thị là nguồn kinh tế của gia đình, và cha mẹ rất khó có thể vừa chăm chỉ kiếm tiền và đồng hành cùng con cái. Trước sự phàn nàn của con gái, họ đã đồng ý sẽ quan tâm cô bé nhiều hơn nhưng cô nào biết đằng sau nụ cười mạnh mẽ của cha mẹ là cả một gánh nặng.
Họ âm thầm mang gánh nặng, cố tình để đứa trẻ một khoảng thời gian yên tĩnh, nhưng cũng che chở cho đứa trẻ trong một thế giới bộn bề lo toan, che giấu nỗi buồn và sự bất lực của chính mình.
Một khi cha mẹ đã quen với việc giả vờ mạnh mẽ trước mặt con cái, chúng sẽ dần cảm thấy rằng đó là nhiệm vụ của cha mẹ và phớt lờ nỗi khổ của cha mẹ.
Khi chúng ta còn nhỏ, chúng ta luôn nghĩ rằng cha mẹ mình không thể gục ngã, cho đến khi họ nhìn thấy cha mẹ họ bất lực. Vì tình yêu thương con cái, cha mẹ sẵn sàng đóng vai anh hùng, là chỗ dựa vững chắc cho con cái.
Khi chúng hiểu được nỗi khổ của cha mẹ, đột nhiên chúng sẽ muốn mau lớn và che chở cho cha mẹ mình, vì họ đã dành cả cuộc đời để che chở chúng.
Cha mẹ thỉnh thoảng cũng nên để con cái giúp mình những ᴄông việc nhỏ để chúng có cơ hội tiếp xúc với thực tế, có thể giải quyết những việc mà cha mẹ đang đau đầu, đồng thời chúng sẽ học được phải biết ơn và tôn trọng thành quả mà cha mẹ tạo ra cũng được hình thành.
Vài ngày trước, một người mẹ đã phê bình con mình vì đã lãng phí thức ăn nhưng sau đó đứa trẻ lại quá ngông cuồng. Cô con gái 9 tuổi đã tham dự bữa tiệc sinh nhật của các bạn cùng lớp. Cha mẹ của bạn cô bé đãi tiệc trong một nhà hàng sang trọng nhà cô bạn ấy, trên dưới kẻ hầu người hạ, đặc biệt có tài xế riêng rước bạn bè tới sinh nhật.
Khi con gái về nhà, cô hỏi mẹ: “Sinh nhật con cũng muốn đãi ở nhà hàng sang trọng và sau đó con sẽ đi chơi với bạn bè như bạn con, được không mẹ?” Mẹ không nói nên lời và quay lại phàn nàn với bố: “Tuần tới sinh nhật nó rồi, mình đâu có đủ điều kiện để đãi sinh nhật như họ chứ?”
Tôi tin rằng sau khi tham dự một bữa tiệc sinh nhật như vậy, đứa con nào cũng muốn mình sẽ đãi sinh nhật ở nơi như thế này nhưng cha mẹ nào cũng phải lo lắng chứ không riêng cha mẹ này.
Vấn đề không phải là sự phô trương của người khác, cũng không phải sự hư vinh của đứa trẻ, mà hành động cho tiền của cha mẹ là quán tính, dù biết rất tốn kém nhưng vì thương con, cha mẹ đành phớt lờ hoặc bỏ qua sự phán đoán của chính họ. Những đòi hỏi vô lý của trẻ, cha mẹ nên từ chối nhẹ nhàng và kiên quyết, sẽ dạy cho chúng hiểu những giá trị đúng đắn trong cuộc sống.
Con trai của đồng nɢhiệp, mới 11 tuổi, gần đây đã đòi cha mua cho một chiếc xe đạp leo núi nước ngoài mà cậu bé ao ước bấy lâu. Lúc đầu, anh muốn mua một chiếc xe đạp cho con, nhưng sau khi nghe người con trai nói thì anh hoàn toàn xua tan ý tưởng: “Bạn cùng lớp của con nói, cha đang lái một chiếc xe cao cấp như vậy mà lại không mua cho con một chiếc xe đạp nhập khẩu. Điều này có quá keo kiệt không cha?”
Đồng nɢhiệp của tôi nghiêm túc nói với con trai: “Xe của cha là mấy năm cha cày mới có đó con. Trong tương lai, con cũng có thể tự kiếm tiền và mua một chiếc xe đạp mình thích.”
Mong muốn của mỗi bậc cha mẹ là cố gắng hết sức để cung cấp những điều kiện vật chất tốt nhất cho con cái và không để con cái lặp lại những đau khổ mà cha mẹ chúng phải chịu đựng. Nhưng chúng ta càng chi nhiều tiền cho những thứ hữu hình thì càng dễ bỏ qua những thứ vô hình.
Buffett nói: “Tôi rất biết ơn cha tôi. Tôi đã học được từ ông ấy một quan điểm đúng đắn về tiền bạc khi tôi còn trẻ.” Đó là điểm mấu chốt mà cha mẹ cần để giúp trẻ hiểu được các giá trị một cách chính ҳác nhất.
Những người được gọi là cha mẹ là những người thường xuyên phải đối mặt với chuyện cơm áo gạo tiền, đôi lúc vừa vui vừa buồn, muốn có được một cái ôm từ con cái hay nói với con hôm nay cha mẹ mệt lắm nhưng không thể nói ra.
Cha mẹ cho con cái tiền để mua những món chúng cần, chúng thích, họ coi đó là trách nhiệm, không cần con cái phải cảm ơn, báo đáp nhưng họ không muốn sống ở một hòn đảo mà con cái họ đã quên.
Vài ngày trước, một tài khoản mạnɢ xã hội đăng tải đã chạm đến trái tim của vô số người. Trên tàu điện ngầm, một ông già nằm nghiêng trong ʋòng tay của con trai, giống như một đứa trẻ, ngủ thoải mái. Cha mẹ thèm muốn một câu hỏi han từ phía con, dù chỉ là câu hỏi đơn giản: “Cha/mẹ thấy trong người thế nào?”, họ cũng thấy còn một chút tình thân, đủ để an ủi trái tim cô đơn tuổi xế chiều.
Một người con trong trái tim còn chút lòng biết ơn cha mẹ sẽ sẵn sàng ở bên cạnh họ dù họ già yếu,sẵn sàng phụng dưỡng họ chu đáo vì cha mẹ anh ta đã dành cả đời để nuôi anh và đây là dịp để anh báo hiếu họ. Mong các bậc cha mẹ được con cái báo hiếu và phụng dưỡng.
Tạ Quốc Việt (sưu tầm)