Quy định pháp luật về nguyên quán và quê quán

Hỏi: Xin cho biết nguyên quán và quê quán khác nhau thế nào? Cách ghi trên giấy tờ hộ tịch về 2 khái niệm này như thế nào cho đúng?

(Phạm Văn Cao – Diên Khánh, Khánh Hòa)

Trả lời: Nguyên quán dùng để xác định nguồn gốc của công dân. Theo điểm e khoản 2 Điều 7 Thông tư 36/2014/TT-BCA, nguyên quán được xác định dựa vào nguồn gốc, xuất xứ của ông, bà nội hoặc ông, bà ngoại. Nếu không xác định được ông, bà nội hoặc ông bà ngoại thì mới ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của cha hoặc mẹ.

Trong khi đó, theo Khoản 8 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014, quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh. Như vậy, quê quán và nguyên quán đều được hiểu là “quê”, nguồn gốc, xuất xứ của công dân. Nguyên quán được xác định là nguồn gốc, xuất xứ, nơi sinh của ông bà. Còn quê quán được xác định dựa trên nguồn gốc, xuất xứ của cha mẹ.

Theo điểm e khoản 2 Điều 7 Thông tư 36/2014/TT-BCA, Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì nguyên quán và quê quán được ghi theo giấy khai sinh của cá nhân. Đối với nguyên quán: Trường hợp không có giấy khai sinh hoặc giấy khai sinh không có mục này thì ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của ông, bà nội hoặc ông, bà ngoại.

Nếu không xác định được ông, bà nội hoặc ông bà ngoại thì ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của cha hoặc mẹ. Đối với quê quán: Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về quê quán phải phù hợp với Giấy khai sinh (giấy tờ hộ tịch gốc) của người đó.

Luật gia Minh Hương

Theo BÁO MỚI

Nguyên quán là gì? Cách phân biệt nguyên quán và quê quán

Nguyên quán và quê quán thường xuất hiện trong các loại giấy tờ như giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân… Tuy nhiên, phân biệt nguyên quán và quê quán thế nào thì không phải ai cũng biết.

1. Nguyên quán là gì? 

Nguyên quán là từ dùng để xác định nguồn gốc của một người, dựa vào những căn cứ nhất định, như: Nơi sinh sống của ông, bà nội sinh (nếu khai sinh theo họ cha) hoặc ông, bà ngoại sinh (nếu khai sinh theo họ mẹ).

Bộ Công an sử dụng nguyên quán trong các giấy tờ về cư trú như Sổ hộ khẩu, Bản khai nhân khẩu, Giấy chuyển hộ khẩu… và chứng minh nhân dân. Trước đây, tại Thông tư 36/2014/TT-BCA, Bộ Công an quy định nội dung ghi trong Sổ hộ khẩu là nguyên quán. Tuy nhiên, theo Thông tư 55/2021/TT-BCA (có hiệu lực từ ngày 01/7/2021) khái niệm nguyên quán không còn được nhắc đến, do từ thời điểm này, Sổ hộ khẩu đã không còn được cấp mới. 

2. Phân biệt nguyên quán và quê quán

 Định nghĩaCăn cứ
Nguyên quánNguyên quán là quê gốc, được xác định dựa vào nguồn gốc, xuất xứ của ông, bà nội hoặc ông, bà ngoại.Nếu không xác định được ông, bà nội hoặc ông bà ngoại thì ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của cha hoặc mẹ.Phải ghi cụ thể địa danh hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh. Trường hợp địa danh hành chính đã có thay đổi thì ghi theo địa danh hành chính hiện tạiđiểm e khoản 2 Điều 7 Thông tư 36/2014/TT-BCA
Quê quánQuê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinhkhoản 8 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014

Theo đó, quê quán và nguyên quán đều được hiểu là “quê”, nguồn gốc, xuất xứ của công dân. Tuy nhiên, nguyên quán và quê quán không giống nhau hoàn toàn.

Hiểu một cách đơn giản nhất, nguyên quán của một người được xác định căn cứ theo nguồn gốc, xuất xứ (nơi sinh) của ông bà nội hoặc ông bà ngoại. Còn quê quán của một người thì xác định theo nguồn gốc, xuất xứ của cha mẹ.

Như vậy, nguyên quán được xác định sâu và xa hơn so với quê quán.

3. Nguyên quán và nơi sinh có khác nhau không? 

Nguyên quán và nơi sinh không giống nhau. 

Như phân tích ở phần nguyên quán là gì: Nguyên quán là từ chỉ quê gốc, thường căn cứ vào nơi sinh của ông/bà. Trong khi đó, nơi sinh của mỗi cá nhân là nơi người đó được sinh ra (bệnh viện, trạm y tế). Nơi sinh được thể hiện rất rõ tại Giấy khai sinh của mỗi cá nhân. 

Khoản 1 Điều 4 Nghị định 132/2015/NĐ-CP quy định về cách xác định và cách ghi nơi sinh như sau:

Nơi sinh của trẻ em được xác định theo Giấy chứng sinh do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp; trường hợp không có Giấy chứng sinh thì xác định theo giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch. 

Đối với trẻ em sinh tại cơ sở y tế thì nơi sinh phải ghi rõ tên của cơ sở y tế và tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh nơi có cơ sở y tế đó; trường hợp trẻ em sinh ngoài cơ sở y tế thì ghi rõ tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh nơi trẻ em sinh ra

4. Nguyên quán ghi như thế nào trong các loại giấy tờ?

Trước đây, Thông tư 36/2014/TT-BCA quy định rất rõ về cách ghi nguyên quan trong các loại giấy về đăng ký cư trú. Cụ thể, điểm e khoản 2 Điều 7 của Thông tư này nêu:
– Ghi nguyên quán theo giấy khai sinh.
– Trường hợp không có giấy khai sinh hoặc giấy khai sinh không có mục này thì ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của ông hoặc bà.
– Trường hợp không xác định được ông hoặc bà thì ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của cha hoặc mẹ. Lưu ý, cần phải ghi cụ thể địa danh hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh (nếu địa danh hành chính đã có thay đổi thì ghi theo địa danh hành chính hiện tại).
Tuy nhiên, từ ngày 01/7/2021, Thông tư trên bị thay thế bởi Thông tư 56/2021/TT-BCA, trong Thông tư mới này, thông tin về “nguyên quán” không còn nữa, mà thay bằng “quê quán”.

5. Nguyên quán của con được xác định thế nào? 

Nguyên quán của con được xác định theo nơi sinh của ông, bà nội hoặc ông, bà ngoại của con. Cần lưu ý rằng, trong các loại giấy tờ hiện nay, khái niệm “nguyên quán” hầu như không còn được sử dụng nữa, thay vào đó là thông tin về “quê quán”, như trong giấy khai sinh.
Khác với nguyên quán, quê quán của con được xác định dựa vào nơi sinh của bố hoặc mẹ. 

Theo Luật Việt Nam