BỘ ĐỀ ÔN TẬP TIẾNG VIỆT LỚP 5 HK II

Dưới đây là BỘ ĐỀ ÔN TẬP TIẾNG VIỆT LỚP 5 HK II. Bộ đề ôn gồm Bài giảng Powerpoint và bài tập trang Word để các em có thể tải về và làm trên giấy.

Dưới đây là Trò chơi Rung Chuông vàng được thiết kế trên Powerpoint, giáo viên, phụ huynh có thể tải về để ôn tập cho các em.

Rung Chuông Vàng

Bài tập trên Word

Dòng nào dưới đây viết đúng chính tả?

a. Cô-lôm-bô tưởng nhầm vùng đất này là Ấn Độ.

b. Cô-Lôm-bô tưởng nhầm vùng đất này là Ấn Độ.

c. Cô-lôm-bô tưởng nhầm vùng đất này là Ấn độ.

d. Cô-lôm-bô tưởng nhầm vùng đất này là ấn Độ.

2. Những câu tục ngữ, ca dao sau ghi lại những truyền thống quý báu nào của dân tộc ta?

Lá lành đùm lá rách

     Thương người như thể thương thân.

     Một miếng khi đói bằng một gói khi no.

a. yêu nước           b. Lao động cần cù                   c. Nhân ái             d. Đoàn kết

3. Câu thơ: “ Trời xanh thay áo mới

              Trong biếc nói cười thiết tha”. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

     a. So sánh             b. Nhân hoá                             c. Ẩn dụ               d. Hoán dụ

4. Chọn vế câu thích hợp để hoàn thành câu ghép sau: “ Em chưa ngủ dậy ……….”

     a. ………………..tiếng trống thu bài đã vang lên.

     b. ……………….. nó càng khóc to hơn.

     c. ………………… mẹ đã ra đồng.

     d. ………………… chúng tôi vừa hát.

5. Trong truyện “Ông Nguyễn Khoa Đăng” ( SGK TV lớp 5- Tập 2-trang 40) người ta giới thiệu ông là một người như thế nào?

     a. Một vị quan thanh liêm.                         

b. Một vị quan hiền, tốt bụng .

     c. Một vị quan có tài xét xử, được dân mến phục.

     d. Một vị quan được mọi người dân tin yêu và ngưỡng mộ.

6. Đọc khổ thơ:  

 “Chiều biên giới em ơi                                Như đầu mây, đầu gió

                        Có nời nào cao hơn                                     Như quê ta, ngọn núi

                        Như đầu sông, đầu suối                     Như đất trời biên cương.”

Em hãy cho biết:

  1. Các từ “đầu” và “ngọn” được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?………………………………….
  2. Tìm đại từ xưng hô trong khổ thơ. …………………………….
7. Câu nào dưới đây, từ “mầm non” được dùng với nghĩa gốc?

     a. Bé An đang ở độ tuổi mầm non.

          b. Trên cành cây có những mầm non mới nhú.

          c. Bé đang học ở trường mầm non.

          d. Thiếu niên nhi đồng là mầm non của đất nước.

8. Từ “ Tuổi thơ” thuộc từ loại nào?

     a. Danh từ             b. Động từ            c. Tính từ              d. Đại từ

9. Trong bài tập đọc: “Phân xử tài tình” (TV lớp 5) Quan án đã dựa vào đặc điểm tâm lí nào của con người để xử tên trộm tiền chùa?

     a. Người ở chùa thường hay lo lắng.

     b. Những người ở chùa thường tin vào sự thiêng liêng của Đức Phật.

     c. Người làm việc xấu hay dùng tiền.

     d. Người làm việc xấu thường sợ bị bại lộ, lo lắng không yên.

10. Từ truyền có nghĩa “trao lại cho người khác” là:

     a. Truyền thống, truyền nhiễm.                             

b. Truyền bá, truyền hình, truyền tin.

     c. Truyền máu, truyền nhiễm, truyền tụng.           

d. Truyền nghề, truyền ngôi, truyền thống.

11. Xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau:

“ Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà, biển đổi sang màu xanh lục.”

12. Thế nào là kể chuyện?

     a. Kể một câu chuyện có đầu, có cuối.

     b. Kể một số sự vật có liên quan đến nhân vật. Mỗi câu chuyện nói một điều có ý nghĩa.

     c. Kể một chuổi sự việc có liên quan với nhau, có liên quan đến nhân vật.

     d. Kể một chuổi sự việc có đầu, cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật. Mỗi câu chuyện nói một điều có ý nghĩa.

13. Dòng nào viết đúng chính tả (đúng quy tắc viết hoa)

     a. Kỉ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục

     b. Huy chương vì sự nghiệp khoa học và công nghệ

     c. Kỉ niệm chương Vì sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam

     d. Giải nhất cuộc thi Viên phấn Vàng

14. Dấu phẩy trong câu văn sau có tác dụng gì?

     “Mẹ đi làm, bà đi chợ, em đi học”

………………………………………………………………………………………………

15. Câu tục ngữ nào chỉ phẩm chất của người phụ nữ Việt nam?

     a. Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh.

     b. Chim có tổ người có tông.

     c. Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn.

     d. Nắng chống trưa, mưa chống tối.

Các em đón xem các bài tập BỘ ĐỀ ÔN TẬP TIẾNG VIỆT LỚP 5 HK II tiếp theo để bổ sung thêm nhiều kiến thức các em nhé!

Ngọc Sơn – KỸ NĂNG CẦN BIẾT