ÔN TẬP TIẾNG VIỆT LỚP 5 – TRÒ CHƠI CỜ CÁ NGỰA

“ÔN TẬP TIẾNG VIỆT LỚP 5 – TRÒ CHƠI CỜ CÁ NGỰA” là Bài giảng được thiết kế trên phần mềm Powerpoint rất thú vị và hấp dẫn. Học sinh vừa chơi, vừa học củng cố kiến thức tại nhà, không buồn chán.

Trò chơi cờ cá ngựa rất quên thuộc với các em học sinh. Cách chơi rất đơn giản phải không nào? Mỗi lần chơi gồm 4 em cá nhân hoặc có thể phân chia 4 đội. Đến lượt chú ngựa màu nào được chọn thì chỉ cần kích chuột vào số thứ tự có hình trái tim.

Khi câu hỏi và các phương án trả lời hiện ra, các em hãy cùng nhau trả lời. Đội nào trả lời đúng, chúng ngựa của đội ấy sẽ được bước thêm bước; (kích chuột vào biểu tượng chú ngựa trên Bộ cờ thì chú ngựa ấy tự động tiến lên). Cứ như thế cho đến khi không còn câu hỏi nào. Đội nào về được số lượng câu trả lời nhiều nhất thì chiến thắng.

Nào mời quý thầy cô, quý phụ huynh cùng các em học sinh tải về để cùng chơi vui nào!

Chúc mọi người có những ngày an dưỡng tại nhà thật vui tươi, thú vị!

BÀI TẬP DƯỚI ĐÂY CÓ THỂ THAY ĐỔI VÀO TRÒ CHƠI CỜ CÁ NGỰA ĐỂ TRÒ CHƠI LUÔN MỚI LẠ HẤP DẪN!

Câu 1: Từ nào viết sai chính tả?

A. gồ ghề      B. ngượng ngịu     C. kèm cặp           D. kim cương

Câu 2: Kết hợp nào không phải là một từ?

A. nước uống      B. xe hơi      C. xe cộ               D. ăn cơm

Câu 3: Từ nào không phải là từ ghép?

A. san sẻ    B. phương hướng     C. xa lạ               D. mong mỏi

Câu 4: Từ nào là danh từ?

A. cái đẹp                B. tươi đẹp                         C. đáng yêu               D. thân thương

Câu 5: Tiếng “đi” nào được dùng theo nghĩa gốc?

A. vừa đi vừa chạy           B. đi ôtô                            C. đi nghỉ mát               D. đi con mã

Câu 6: Từ nào có nghĩa là “xanh tươi mỡ màng”?

A. xanh ngắt                B. xanh biếc                      C. xanh thẳm                D. xanh mướt

Câu 7: Cặp từ quan hệ trong câu ghép: “Nếu gió thổi mạnh thì cây đổ” biểu thị quan hệ nào?

A. Nguyên nhân – kết quả                  B. Điều kiện, giả thiết – kết quả

C. Đối chiếu, so sánh, tương phản           D. Tăng tiến

Phần II: BÀI TẬP (7,5 điểm)

Câu 1: (1đ) Xác định CN, VN trong các câu văn sau:

     a) Tiếng cá quẫy tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền.

     b) Những chú gà nhỏ như những hòn tơ lăn tròn trên bãi cỏ.

Câu 2: (0,5đ) Cho cặp từ sau:  thuyền nan / thuyền bè

Hãy cho biết: 2 từ trong cặp từ trên khác nhau ở chỗ nào (về nghĩa và về cấu tạo từ)?

Câu 3: (1,5đ)  Quê hương là cánh diều biếc

         Tuổi thơ con thả trên đồng

         Quê hương là con đò nhỏ

         Êm đềm khua nước ven sông.

  (Quê hương – Đỗ Trung Quân)

Đọc đoạn thơ trên, em thấy được những ý nghĩ và tình cảm của nhà thơ đối với quê hương như thế nào?

Câu 4: (4,5đ) Em yêu nhất cảnh vật nào trên quê hương mình? Hãy viết bài văn miêu tả ngắn (khoảng 20 – 25 dòng) nhằm bộc lộ tình cảm của em đối với cảnh vật đó.

BÀI KIỂM TRA SỐ 2:

Phần I: TRẮC NGHIỆM: (2điểm)

Câu 1: Từ nào viết sai chính tả?

A. sơ xác                 B. xứ sở                      C. xuất xứ                 D. sơ đồ

Câu 2: Từ nào không phải là từ ghép?

A. cần mẫn               B. học hỏi                  C. đất đai                 D. thúng mủng

Câu 3: Từ nào không phải là danh từ?

A. cuộc sống            B. tình thương            C. đấu tranh             D. nỗi nhớ

Câu 4: Từ nào khác nghĩa các từ còn lại?

A. tổ tiên                  B. tổ quốc                   C. đất nước                 D. giang sơn

Câu 5: Từ nào không phải là từ tượng hình?

A. lăn tăn                 B. tí tách                     C. thấp thoáng              D. ngào ngạt

Câu 6: Tiếng “xuân” nào được dùng theo nghĩa gốc?

A. mùa xuân            B. tuổi xuân                C. sức xuân              D. 70 xuân

Câu 7: (1/2đ) Dòng nào đã có thể thành câu?

A. Mặt nước loang loáng         B. Con đê in một vệt ngang trời đó

C. Trên mặt nước loang loáng     D. Những cô bé ngày xưa nay đã trở thành

Phần II: BÀI TẬP (7,5 điểm)

Câu 1: (1đ) Xác định CN, VN trong các câu văn sau:

     a) Hoa dạ hương gửi mùi hương đến mừng chú bọ ve.

     b) Gió mát đêm hè mơn man chú.

Câu 2: (0,5đ) Gạch dưới các danh từ trong câu sau và nói rõ chúng giữ chức vụ gì trong câu?

                          Hôm nay, học sinh thi TiếngViệt

Câu 3: (1,5đ) Kết thúc bài “Tre Việt Nam”, nhà thơ Nguyễn Duy viết:

Mai sau,

Mai sau,

Mai sau,

Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh…

Em hãy cho biết, những câu thơ trên nhằm khẳng định điều gì? Cách diễn đạt của nhà thơ có nét gì độc đáo, góp phần khẳng định điều đó?

Câu 4: (4,5đ) Chọn một trong 2 đề văn sau :

a) Năm năm qua, mái trường tiểu học đã trở thành người bạn hiền, thân thiết của em. trước khi xa trường để học tiếp lên Trung học cơ sở, em hãy tâm sự với trường một vài kỉ niệm êm đềm sâu sắc của thời học sinh Tiểu học đã qua.

b) Viết một bài văn ngắn (khoảng 20 dòng) kể lại kỉ niệm sâu sắc nhất của em đối với thầy (cô) giáo đã dạy em dưới mái trường Tiểu học.

Bài tham khảo thêm Trích từ: https://vndoc.com/

Dinh Phương (Biên tập) – KỸ NĂNG CẦN BIẾT