Để diễn thuyết đạt kết quả cao chúng ta cần chuẩn bị hết sức kĩ lưỡng. Sự chuẩn bị quyết định rất lớn đến thành công của việc diễn thuyết.
Chuẩn bị trước khi diễn thuyết.
Những điều chúng ta cần chuẩn bị để diễn thuyết thành công:
+ Bài nói
+ Trang phục
+ Tìm hiểu khán thính giả
+ Luyện tập trước
Chúng ta cần chuẩn bị bài nói cho thật tốt, có thể viết bài nói ra giấy và tập nói nhiều lần trước gương để có thể nói lưu loát. Đừng quên tìm hiểu kỹ về đối tượng người nghe để chuẩn bị nội dung và cách trình bày bài nói phù hợp. Ngoài ra, chúng ta cũng cần ăn mặc đẹp và trang trọng để có thể tự tin hơn khi đứng trước đám đông.
Ngôn ngữ hình thể khi diễn thuyết.
Muốn diễn thuyết hay cần tập luyện ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ để tạo nên phong thái chuyên nghiệp. Chẳng hạn:
– Đứng thẳng lưng
– Khoanh tay
– Chắp tay hờ trước rốn
– Cọ sát 2 lòng bàn tay
– Mở rộng hai bàn tay
Ngôn ngữ hình thể chính là vận dụng những cử chỉ, điệu bộ như dáng đứng, cách dùng tay khi đứng nói trước đám đông. Để diễn thuyết hiệu quả chúng ta có thể vận dụng những cách sau:
+ Có thể nắm hờ tay và để trước rốn khi đứng nói sẽ tạo dáng đứng đẹp và chuyên nghiệp.
+ Khi vung tay nên đưa trong khoảng từ trên thắt lưng tới dưới cằm. Nếu đưa tay quá cao tay sẽ che mất mặt, nếu đưa tay quá thấp thì những ngồi dưới không nhìn thấy tay mình.
+ Khi đưa tay diễn tả bài nói có thể khép hờ các ngón và ngửa lòng bàn tay ra ngoài để thể hiện sự cởi mở.
+ Cũng không nên vung tay quá nhiều sẽ khiến người nghe không chú ý mình đang nói gì. Cũng không nên khoanh tay dễ tạo cảm giác khó gần, xa cách. Không nên cho tay vào túi quần, chỉ trỏ ngón tay về phía khán giả vì sẽ tạo cho người nghe cảm giác bị xem thường
Biểu cảm gương mặt
Một nụ cười thật tự nhiên và thân thiện sẽ tạo được sự vui vẻ, hào hứng với khán giả.
Chúng ta nên thể hiện cảm xúc trên gương mặt phù hợp với bài nói. Ví dụ: Khi mình giới thiệu bản thân mình trước đám đông nên thể hiện nét mặt vui tươi. Ngôn ngữ cảm xúc được thể hiện qua ánh mắt và nụ cười.
Biểu cảm giọng nói
Đối với một người diễn giả, giọng nói góp phần trăm không nhỏ trong thành công của bài diễn thuyết.
+ Người nghe sẽ dễ dàng bị thuyết phục nếu người diễn thuyết có giọng nói trầm bổng dễ nghe.
+ Để người nghe dễ dàng theo dõi được chúng ta cần nói tròn vành rõ chữ, nói to vừa đủ nghe, không nói lí nhí trong miệng cũng không la hét lớn. Khi nói nên nói với tốc độ vừa phải nói quá nhanh dễ bị nuốt chữ.
Luyện tập tốt 4 kỹ năng trên thì việc nói hay diễn thuyết trước đám đông sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều.
Dinh Phương (tổng hợp)/ Theo: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CÔNG TY GAIA