Nhân gian đa sự, không thể lúc nào cũng được như ý muốn của bản thân, lựa chọn đối đãi với nó như thế nào chính là thể hiện ra sự khác biệt giữa một người bình thường và một người ưu tú.
Người ưu tú thường là người có thể hội tụ đầy đủ 3 yếu tố: Không ôm hận, lạc quan, biết nhận lỗi. 3 phẩm chất này nói ra thì dễ nhưng làm được lại là cả một sự tu dưỡng.
1. Không ôm hận
Vị tướng nổi tiếng của Thế chiến II, George Patton, từng kể một câu chuyện thế này: “Khi tôi muốn đề bạt một sĩ quan nào đó, tôi thường tập hợp những người có điều kiện phù hợp lại để họ hoàn thành một nhiệm vụ. Tôi nói: ‘Các bạn hãy đào cho tôi một cái hầm chiến hào ở phía sau nhà kho, dài 8 thước, rộng 3 thước, sâu 6 tấc’. Ra lệnh xong thì tôi liền tuyên bố giải tán, sau đó bước vào nhà kho để quan sát họ thông qua một cửa sổ. Tôi thấy họ đặt xẻng và cuốc xuống đất, nơi phía sau nhà kho và bắt đầu thảo luận về việc tại sao tôi lại muốn họ đào một chiến hào nông như vậy. Có người ôm hận nói: ‘6 tấc còn không đủ để làm hầm pháo’. Còn vài người khác thì nói: ‘Chúng ta là sĩ quan, những việc như vậy chỉ có binh sĩ bình thường làm’. Cuối cùng, một người lớn tiếng nói: ‘Chúng ta cứ đào hầm rồi rời khỏi đây, ông ấy muốn dùng nó làm gì thì tùy ông ấy đi’”. Và cuối cùng, Patton đã chọn người đó.
Ông viết: “Người đó đã được đề bạt, tôi phải chọn người không ôm hận mà có thể hoàn thành nhiệm vụ”.
Thông qua câu chuyện về tướng Patton, bên cạnh bạn liệu có ai giống như vậy không? Trong công việc, nhiều người thường có tâm lý ôm hận, nào là sếp quá khắt khe, đồng nghiệp thì nham hiểm, khách hàng thì trời ơi đất hỡi. Lương thì thấp như vậy, đồ ăn cũng tồi tệ, thời gian để nghỉ ngơi cũng thật quá ít, nhưng lại phải tăng ca nhiều nhất, làm việc nhiều nhất, nhiệm vụ cũng quan trọng nhất…Vậy là họ cứ ôm giữ oán hận mà làm việc.
Nhưng liệu bạn có phát hiện rằng, thường những người càng ôm hận như vậy lại càng không được sự tán thưởng của cấp trên, sự kính trọng của đồng nghiệp, và sự thấu hiểu của khách hàng.
Càng ôm hận càng không có cơ hội được thăng chức, không có khả năng được tăng lương, và cũng không có chỗ trống để được đề bạt.
Thật ra ôm hận là hành vi tệ nhất, vô dụng nhất, thậm chí hoàn toàn phản tác dụng trên thế gian này.
1. Thứ nhất, việc ôm hận chính là năng lượng tiêu cực, nó không chỉ hút lấy sự chính trực trên con người bạn, mà còn ảnh hưởng đến cảm xúc của người khác.
2. Thứ Hai, người càng ôm hận lại càng gặp xui xẻo. Vì vấn đề lớn nhất của một người chính là họ không thể nhận ra được cái sai của chính mình.
3. Thứ Ba, ôm hận chẳng thể giúp bạn giải quyết được bất cứ việc gì.
Thực ra dẫu bạn có oán hận thì mọi thứ cũng chẳng thể thay đổi. Công việc vẫn sẽ tiếp diễn, cấp trên cũng chẳng nương tay hơn với bạn, đồng nghiệp cũng chẳng nhìn bạn với cặp mắt khác hơn.
Vì thế thay vì oán hận, chi bằng hãy học cách thay đổi.
Lương thấp thì cần nỗ lực để bản thân trở nên có giá trị. Tăng ca nhiều thì cố gắng không để lãng phí thời gian làm việc. Cấp trên nghiêm khắc thì cố gắng làm việc thật tỉ mỉ, không để phạm lỗi.
Pingback: 3. Biết hối lỗi - KỸ NĂNG CẦN BIẾT