Người biết nhiều thì nói ít. Người biết ít thì nói nhiều.

“Người biết nhiều thì nói ít. Người biết ít thì nói nhiều.” – Lão Tử

Con trẻ – đặc biệt ở độ tuổi teen – thường thích tỏ ra mình tài giỏi; hoặc có gì đó hơn những người khác. Đây là điều hết sức bình thường; nhưng nếu cha mẹ không bắt đầu dạy con về lòng khiêm tốn ngay từ giai đoạn này; rất có thể con sẽ trở nên huênh hoang, tự phụ khi lớn thêm chút nữa. “Người biết nhiều thì nói ít. Người biết ít thì nói nhiều.” – vậy, hãy giúp con trở thành một người “biết nhiều, nói ít”. 

Bạn có thể giải thích với con rằng, dù cho con giỏi đến mấy; thì ngoài kia luôn có ai đó giỏi hơn con. Con vẽ đẹp nhất lớp, nhưng chưa chắc đã vẽ đẹp nhất trường. Con lọt top 5 học sinh giỏi Toán cấp trường; không có nghĩa là con sẽ dễ dàng ẵm giải Nhất cấp Thành phố. Bởi vậy, thay vì khoe khoang về kiến thức của mình; con hãy khiêm tốn và luôn mở rộng tâm trí để học hỏi những điều mới từ người giỏi hơn. Chấp nhận rằng họ giỏi hơn mình và cố gắng phấn đấu để giỏi bằng hoặc hơn họ; con đã tiến thêm một bước dài trên hành trình hoàn thiện bản thân mình.

Nhưng khiêm tốn thôi chưa đủ, con còn cần phân biệt đâu là những lời chân thực; và đâu là những câu “chém gió”. Giả sử sau này, khi có một người bạn đến và rủ con theo đuổi một dự án lớn; và liên tục “ba hoa” về khả năng sinh lời bất tận, con hãy đừng vội tin. Rất có thể họ chỉ đang lừa con; để con nghĩ rằng họ có chuyên môn tốt và đáng tin cậy. Cha mẹ hãy dạy con câu thành ngữ “thùng rỗng kêu to”; giải thích cho con hiểu về phép ẩn dụ ấy. Từ đó hướng dẫn con cách nhìn người sao cho “chuẩn”.

“Người biết nhiều thì nói ít. Người biết ít thì nói nhiều.” – Câu nói quen thuộc. Nhưng phải ngồi xuống và suy ngẫm; thì mới có thể hiểu sâu sắc hàm ý của Lão Tử khi sáng tác hai vế đối này. Hi vọng rằng sau khi đọc bài viết ngày hôm nay; cha mẹ sẽ để ý hơn tới thái độ của con trước mọi việc; và dần dần hướng dẫn con trở nên khiêm nhường, chịu khó tiếp thu, học hỏi những điều mới; đồng thời không để ai “qua mắt” hay lừa bịp.

Rất nhiều người không thành công, không phải vì họ không giỏi, không có bằng cấp; mà vì họ luôn luôn đặt mình ở vị trí CAO HƠN người khác.

Đây là sai lầm của rất nhiều NGƯỜI GIỎI. Họ thất bại bại vì họ giữ những cái biết của mình và cho rằng như thế là đủ. Không cập nhật hay nâng cấp mình. Và dưới sự chuyển dịch chóng mặt của thời đại, họ bị bỏ lại phía sau.

Điều này cũng giống như dòng sông càng sâu, nước càng tĩnh lặng. Lúa càng chín, lúa càng cúi đầu.

Chỉ khi con người ta biết khiêm tốn trước kiến thức của mình; thì mới lấp đầy bởi nhiều tri thức khác. Chính vì thế, người thành công là người biết ĐẶT VỊ TRÍ CỦA MÌNH THẤP HƠN NGƯỜI KHÁC ĐỂ HỌC HỎI.

Đây là câu chuyện bước ngoặc tạo nên dấu ấn thay đổi cả cuộc đời tôi. Và nếu bạn chưa thành công hay đã thành công cũng nên nghe ít nhất một lần trong đời.

Ngọc Sơn (tổng hợp)