Ngữ pháp chung Lào – Thái – Khmer

Ngữ pháp Lào, Khmer và Thái lan có rất nhiều điểm tương đồng với nhau; cũng như tương đồng với Ngữ pháp Việt Nam. KỸ NĂNG CẦN BIẾT xin chia sẻ lại nội dung này đến quý độc giả!

1. Biến cách đặc biệt về Ngữ pháp 

Trong tiếng Lào, tiếng Thái và tiếng Khmer có một biến cách Ngữ pháp đặc biệt giống nhau. Đó là liên quan đến số đếm. Nếu số lượng người; vật hay sự kiện nhiều hơn 1 thì trật tự của cụm từ vẫn giống như trong tiếng Việt là:

Số lượng(số đếm) + Danh từ(người, vật, sự vật)

Nhưng nếu chỉ là một duy nhất thì cấu trúc cụm từ lại thay đổi ngược lại là:

Danh từ (người, vật, sự vật) + (chỉ số lượng)

Ví dụ cụ thể như dưới đây:

Ngôn ngữSố lượng nhiều hơn 1Số lượng chỉ bằng 1
Tiếng LàoSorng  kon (xoong khôn)Kon neung (khôn nừng)
Tiếng TháiSorng  kon (xoong khôn)Kon neung (khôn nừng)
Tiếng KhmerPi  mnus (pi ma-nut)Mnus mouy (ma-nut muôi)
Tiếng ViệtHai  ngườiMột  người (người một)

2. Quan hệ Danh từ

2.1.  Xác định Danh từ

Trong các Ngôn ngữ Lào, Thái và Khmer cũng như tiếng Việt; luôn có những mối quan hệ giữa Danh từ với các Thành phần Ngữ pháp trong câu rất phức tap. Mặc dù trong các Ngôn ngữ này không có khái niệm về Mạo từ Xác định; hay Mạo từ Bất xác định như các Ngôn ngữ Châu Âu; nhưng thay vào đó là những khái niệm phức tạp hơn.

Danh từ trong các Ngôn ngữ Lào – Thái – Khmer

Các mối Quan hệ Danh từ chính là một bộ phận Ngữ pháp rất quan trọng. Do Cấu trúc Ngữ pháp mỗi Ngôn ngữ mỗi khác; nên nó tạo ra những mối quan hệ khác biệt giữa Danh từ và các thành phần Ngữ pháp khác trong câu…

2.1.1. Chỉ định Danh từ (danh từ chỉ định)

Đối với bất kỳ Ngôn ngữ Châu Âu nào (trừ tiếng Nga), nếu một Danh từ nào trong câu không kèm theo Số lượng cụ thể thì người ta thường dùng các Mạo từ không xác định hoặc Mạo từ xác định để chỉ rõ Danh từ.

Ví dụ trong tiếng Anh dùng Mạo từ không xác định là ‘a’, tiếng Pháp là ‘un’ hoặc ‘une’ tùy vào Danh từ là giống đực hay giống cái…  trong lúc các Ngôn ngữ Lào, Thái và Khmer cũng như tiếng Việt Khái niệm này nghe rất xa lạ và mơ hồ khó hiểu…

2.1.2. Chỉ định Danh từ trực tiếp

Để xác định các Danh từ trong câu, hoặc là có Lượng từ kèm theo (để chỉ rõ số lượng Danh từ có bao nhiêu người hay đồ vật hoặc sự kiện…) hoặc là chỉ định trực tiếp như Ví dụ trong câu dưới đây:

Tiếng Anh:I am a studentTiếng Lào:koy pen nuk-seuk-sa(khọi pen nặc-xức-xa)Tiếng Thái:pom pen nuk-seuk-sa (phôm pen nặc-xức-xa)Tiếng Khmer:nhom kir chea sers(nhom cừ chia xa)Tiếng Việt: Tôi là Sinh viênNhư vậy, với các Ngôn ngữ Lào, Thái và Khmer cũng như tiếng Việt có thể giới thiệu trực tiếp Danh từ mà không cần phải có Mạo từ nào kèm theo.

Phần lớn các Ngôn ngữ Châu Á khác biệt so với Ngôn ngữ Châu Âu. Ngôn ngữ Châu Âu luôn phân biệt số nhiều hay số ít; cũng như không phân biệt giống đực hay giống cái trong Danh từ.

                             Số ít                                        Số nhiều
Tiếng Anh:   I am a student   we are the students
Tiếng Việt:   Tôi là sinh viên Chúng tôi là sinh viên

Ở Ví dụ nói trên trong tiếng Anh nếu Đại từ Chủ ngữ là số ít thì Danh từ đi theo nó cũng sẽ là số ít. Ngược lại nếu Đại từ Chủ ngữ là số nhiều thì Danh từ đi theo nó cũng phải là số nhiều. Chủ ngữ thuộc giống nào thì Mạo từ và Danh từ đi theo nó cũng phải được biến đổi theo giống; và số ít/số nhiều của Đại từ Chủ ngữ.

Trong lúc các Ngôn ngữ Châu Á không cần phân biệt Giống và Số của Danh từ đi kèm theo; Đại từ Chủ ngữ bất chấp Đại từ Chủ ngữ là số ít hay số nhiều cũng như giống cái hay giống đực….

2. 1. 3.  Danh từ có Lượng từ kèm theo

Nếu có Số lượng đi kèm Danh từ thì nó sẽ thiết lập cụm Danh từ với Số lượng như dưới đây:

Ngôn ngữSố lượng nhiều hơn 1Số lượng chỉ bằng 1
Tiếng LàoSorng  kon (xoong khôn)Kon neung (khôn nừng)
Tiếng TháiSorng  kon (xoong khôn)Kon neung (khôn nừng)
Tiếng KhmerPi  mnus (bi ma-nut)Mnus mouy (ma-nut muôi)
Tiếng ViệtHai  ngườiMột  người (người một)

2.2.  Từ loại (phân loại Danh từ)

Đặc biệt, trong các Ngôn ngữ Lào, Thái, Khmer, tiếng Hàn hoặc tiếng Nhật cũng như tiếng Việt là khi có Lượng từ kèm theo Danh từ thì phải có các Từ loại đặc trưng để chỉ rõ.

Ví dụ: Tôi có 2 cái bàn, anh có 2 quyển vở, nó có 4 quả lựu đạn, cô ấy có giọng hát rất hay…

Ví dụ trên cho thấy rằng đứng trước các Danh từ luôn có một Từ loại đặc trưng để phân loại Danh từ thuộc loại nào.

2.2.1.  Danh xưng
Danh xưng trong giao tiếp có thể Đại từ Nhân xưng rất cụ thể hoặc vài Chức danh đặc biệt nào đó.

Hô cách trong Ngôn ngữ Lào – Thái – Khmer

Cách xưng hô xã giao trong các Ngôn ngữ này không chỉ bị phân chia theo Ngôi thứ và giống – số tương tự như Hệ thống Đại từ Nhân xưng trong các Ngôn ngữ Châu Âu mà còn được quy định bởi sự chênh lệch tuổi tác và các mối quan hệ Gia đình – Xã hội…

Ví dụ trong tiếng Hoa, người ta vẫn xưng hô trực tiếp với nhau là ‘wo’ (tức là ‘tôi’) và ‘ni’ (tức là người đối thoại trực tiếp cùng với mình’). Nhưng khi gọi thì vẫn phải thông qua sự chênh lệch tuổi tác và giới tính cũng như quan hệ gia đình để gọi.

Ví dụ như hơn kém nhau vài tuổi thì gọi người hơn mình là anh hay chị. Nếu là hơn rất nhiều tuổi thì gọi là cô hay chú hay bác… Trong lúc tiếng Anh chỉ việc gọi bằng tên riêng rất thân thiện hoặc ngang bằng mình hoặc sẽ gọi là Mr kèm theo tên họ (đối với đàn ông); hoặc là Ms với tên họ (đối với các cô gái trẻ); hoặc Mrs với tên họ (nếu là phụ nữ đã có chồng hoặc rất lớn tuổi).

Có thể sơ lược diễn giải cách xưng hô thông qua vài câu đối thoại trong tiếng Việt như dưới đây:
– Người A: Cháu đi đâu đấy?    Người B: Cháu đang đi học bác ạ.
– Người C: Em đang làm gì đấy?  Người D: Em đang đánh máy anh ạ.
– Người E: Chị đang ăn cơm à? Người G: Ừ, chị đang ăn cơm em ạ.

Cách xưng hô giữa các cuộc đối thoại ngắn nói trên được diễn giải như dưới đây:

Người A gọi người B là cháu và người B tự xưng mình là cháu và gọi người A là bác thì cũng có nghĩa rằng người A sẽ tự xưng mình là bác. Tương tự, người C gọi người D là em và người B tự xưng mình là em và gọi người C bằng anh thì có nghĩa rằng người C cũng sẽ tự xưng là anh. Cuối cùng là người E gọi người G là chị và người G gọi người E là em và tự xưng là chị thì người E cũng sẽ phải tự xưng là mình là em…

Như vậy, dễ dàng hình dung việc sử dụng các Danh xưng trong tiếng Lào cũng như tiếng Thái và tiếng Khmer là hoàn toàn tương tự nhau:

  • Cách tự xưng phổ biến chung cho mọi đối tượng

Trên đây là cách tự xưng của bản thân mình với các đối tượng khác, được sử dụng với mọi lứa tuổi và mọi giới tính. Đặc biệt trong tiếng Thái chỉ riêng từ ‘phổm’ là được sử dụng cho việc tự xưng trực tiếp là ‘tôi’ như bất kỳ ngôn ngữ nào. Nhưng từ ‘xắn’ lại được dùng chung cho mọi ngôi thứ; tức là không chỉ được dùng để tự xưng ‘tôi’ mà còn để gọi người đối diện; hoặc người thứ ba cho nên từ ‘xắn’ được coi là Ngôi Vô nhân xưng chỉ được đưa vào trong câu để có Đại từ Chủ ngữ mà thôi. Cũng giống như Đại từ Vô nhân xưng trong tiếng Pháp là ‘on’…

  • Các cách xưng hô theo tuổi tác và giới tính

Với những người hơn kém nhau vài tuổi, tiếng Lào và tiếng Thái cũng như tiếng Khmer thường xưng hô thân thiện như dưới đây:

Trong tiếng Lào là có sự phân biệt cách xưng hô giữa nam và nữ. Nam lớn tuổi hơn được xưng và hô là ‘ại’ tức là ‘anh’ và đối với nữ là ‘ượi’ tức là ‘chị’. Còn người lớn tuổi hơn, cả nam lẫn nữ, đều được dùng chung một cách xưng hô là ‘boong’ trong tiếng Khmer; và ‘Phì’ trong tiếng Thái…

Chú ý: Để phân biệt rõ ràng hơn người đang xưng hô là nam hay nữ thì tiếng Thái gọi ‘Pee-sai’ (phì-xai) là ‘anh’ – phân biệt đó là người đàn ông hoặc ‘Pee-sao’ (phì-xao) để gọi đó là ‘chị’ (tức là nữ). Còn tiếng Khmer gọi ‘bong bros’ (boong bơ-ró) là ‘anh’ (tức là nam giới) còn nữ giới thì được gọi là ‘boong srey’ (boong xơ-rây) tức là ‘chị’…

Trong tiếng Việt thường phải xưng và hô với nhau là ‘cháu’ và ‘cô’, ‘chú’ hoặc ‘bác’; thậm chí là ‘ông’ và bà’ thì trong tiếng Thái và tiếng Lào cũng như tiếng Khmer – campuchia cũng hoàn toàn tương tự.

Một điều rất quan trọng nữa là cách gọi và cách xưng hô trong tiếng Thái, tiếng Lào và tiếng Khmer cũng như trong tiếng Việt là đồng nhất (tức là cùng một Hệ thống Đại từ) trong lúc các Ngôn ngữ Châu Âu và tiếng Hoa thì cách gọi (Đại từ để gọi) và cách xưng hô (Đại từ xưng hô) là hai hệ thống Đại từ khác nhau như các dẫn chứng cụ thể dưới đây:

Tiếng Anh: Mr Trầnwant to meet you
Tiếng Hoa: 叔叔 Shūshu (su-su), 我想见见你 wǒ xiǎngjiàn jiàn nǐ.
Tiếng Việt: Chú ơi, cháu muốn gặp chú

Trong lúc, trong tiếng Việt thì Đại từ để gọi và Đại từ xưng hô  lại phải đồng nhất: Nếu gọi ‘chú ơi’ thì trong xưng hô cũng sử dụng ‘chú’ để đối thoại với người được gọi.

2. 3. Quan hệ giữa Danh từ và Tính từ

Khác với phần lớn các Ngôn ngữ trên Thế giới thông thường Tính từ luôn đặt trước Danh từ.

Ví dụ: Trong tiếng Hoa ‘mei’ (nghĩa là ‘đẹp’) là Tính từ đứng trước Danh từ ‘rén’ (nghĩa là ‘người’); tạo thành ‘mei rén’ (có nghĩa là ‘mỹ nhân’ tức là ‘người đẹp’). Trong tiếng Anh thì ‘beautiful’ (nghĩa là ‘đẹp’) là Tính từ cũng được đặt trước Danh từ là ‘girl’ (nghĩa là ‘cô gái’); và trở thành ‘beautiful girl’ cũng có nghĩa là ‘cô gái đẹp’.

Trong lúc tiếng Việt cũng như tiếng Thái, tiếng Lào và tiếng Khmer – Campuchia thì hoàn toàn ngược lại. Tính từ đặt sau Danh từ ngoại trừ một số tình huống đặc biệt.

Ví dụ như trong tiếng Lào và tiếng Thái nói về ‘người đẹp’ là ‘ngarm sao’ hay ‘ngarm sai’ tức là ‘xinh gái’ và ‘đẹp trai’ (nhưng mà cũng đúng nghĩa hoàn toàn với tiếng Việt vì ‘ngarm’ có nghĩa là ‘đẹp’ hoặc ‘xinh’ thì trong trường hợp này tiếng Việt cũng đặt Tính từ lên trước). Nhưng trong lúc đó thì tiếng Khmer vẫn đặt sau Danh từ như ‘srey sa art’ có nghĩa là ‘cô gái đẹp’ với Tính từ là ‘sa art’ (có nghĩa là ‘xinh đẹp’) vẫn đứng đằng sau Danh từ ‘Srey’ (có nghĩa là ‘cô gái’).

3.  Động từ và các Thời của Hành động

Thì trong các Ngôn ngữ Lào – Thái – Khmer

Trong các Ngôn ngữ Lào, Thái và Khmer cũng như tiếng Việt không có khái niệm chia động từ theo các Thì Quá khứ, Hiện tại hay Tương lai; mà các Động từ luôn bất biến trong mọi tình huống Ngữ pháp…
Thay vì phải biến đổi Động từ theo các Thì của Hành động như trong nhiều Ngôn ngữ Châu Âu thì trong các Ngôn ngữ Lào, Thái và Khmer cũng như trong tiếng Việt chỉ cần đưa thêm vào các Trợ từ để chỉ thời của các Hành động xảy ra.

3.1.   Động từ trong câu

Tất cả các Động từ trong tiếng Thái, tiếng Lào; hay tiếng Khmer được sử dụng trong câu luôn luôn được giữ nguyên thể không bị biến đổi theo Đại từ Chủ ngữ; hay theo các Thì (hiện tại, quá khứ, tương lai) tương tự như trong tiếng Việt.

Trong một câu có nhiều Động từ cũng được gắn bó theo cấu trúc như trong tiếng Viêt…

Ví dụ: Câu có hai Động từ thì Động từ chính sẽ được đặt ngay sau Đại từ Chủ ngữ hoặc gần Đại từ Chủ ngữ nhất. Kế đó là Động từ phụ hoặc cũng có thể sẽ được đặt cuối câu mà phần lớn theo đúng trật tự câu của tiếng Việt như dưới đây (chỉ trừ một số trường hợp đặc biệt sẽ hơi ngược với trật tự về Động từ giữa tiếng Việt và tiếng Lào hoặc tiếng Thái):

Ngôn ngữNguyên vănPhiên âm
Tiếng Làoຂ້ອຍໄປເຮັດວຽກ Koiy pay herd viek
Khọi pay hết việc
Tiếng Tháiฉันไปทำงาน Chan pai tum ngarn
Xắn pai thăm ngan
Tiếng Khmer Nhom tov tver ka
Nhom tơu thuơ ca 
Tiếng Việt  Tôi đi làm việc

3. 2.  Các Thì của Hành động

Trong tiếng Lào, tiếng Thái và tiếng Khmer cũng như tiếng Việt không có khái niệm chia Động từ theo các Thì của Hành động; mà chỉ có các Trợ từ kèm theo trong câu ở những vị trí xác định thích ứng; để chỉ rõ thời điểm đã và đang hoặc sẽ hành động như dưới đây:

3. 2. 1.  Thì hiện tại tiếp diễn

Đối với thì hiện tại thông thường, sẽ không có gì khác biệt trong cấu trúc câu của các Ngôn ngữ nói trên. Ngoài việc thiết lập một câu có cấu trúc ‘Đại từ Chủ ngữ’ + Động từ + Bổ ngữ… Nếu là Đại từ Nhân xưng làm Chủ ngữ của câu thì thường có thể được loại bỏ không cần sử dụng trong các câu tiếng Lào, tiếng Thái hoặc tiếng Khmer….

Đối với những Hành động đang diễn ra và có thể sẽ kết thúc vào một thời điểm nào đó có hạn định; hoặc không hạn định thì người ta dùng một Trợ từ biểu thị cho Thì hiện tại tiếp diễn.

3. 2. 2.  Thì quá khứ

Có hai dạng Quá khứ Đơn giản trong các Ngôn ngữ này là Quá khứ đã từng xảy ra ít nhất một lần rồi và Quá khứ Hoàn thành.

3. 2. 2. 1.  Quá khứ Hoàn thành

Đối với trường hợp này, tiếng Lào và tiếng Thái cùng đưa vào một Trợ từ kết thúc câu là ‘lèo’ để khẳng định Hành động đã xảy ra và đã kết thúc. Tiếng Khmer thì cũng đưa vào một trợ từ ‘hoy’ để khẳng định Hành động đã kết thúc như dưới đây:

3. 2. 2. 2. Thì Quá khứ vãng lai

Trong tiếng Lào và tiếng Thái còn có một cách nói để chỉ những Hành động ít nhất đã từng xảy ra một lần rồi bằng một Trợ từ ‘khơi’(có nghĩa là ‘quen’ hoặc là ‘đã từng’) như dưới đây:

Tiếng Lào:  ຂ້ອຍເຄີຍໄປລາວມາແລ້ວ – koiy keri paiy ma Lao leaw. (khọi khơi pay ma Lào lẹo)
Tiếng Thái:  ผมเคยไปลาวมาแล้ว – Pom keree pai ma Lao leaw. (phổm khơi pai ma Lao lẹo)
Tiếng Việt: Tôi đã từng đi đến Lào rồi. (hoặc cũng có nghĩa là ‘tôi đã quen đi đến Lào rồi)

Có nghĩa rằng Trợ từ trên đây khẳng định Hành động từng xảy ra và cũng có thể tiếp diễn nhiều lần.

Chú ý: Trong tiếng Lào và tiếng Thái, kết thúc của bất kỳ câu nào nói về Hành động từng xảy ra hoặc đã hoàn thành thì đều có Trợ từ แล้ว/ແລ້ວ’leaw’ (lẹo) để khẳng định và ở đây sự sắp xếp vị trí giữa Động từ chính và Động từ phụ trong câu hơi khác trong tiếng Việt (vì theo trật tự của câu trên khi diễn nghĩa sang tiếng Việt theo sát nghĩa sẽ là ‘tôi đi Lào đến rồi’).

3. 2. 2. 3.  Cận Quá khứ

Trong nhiều Ngôn ngữ thường nói về một Hành động vừa mới xảy ra trong một Quá khứ rất gần và được gọi là Cận Quá khứ.

Ví dụ như trong câu tiếng Anh:  I just sent you my email
                                 tiếng Việt:   tôi vừa mới gửi email cho bạn

Các câu nói trên để diễn đạt một hành động vừa mới xảy ra tức thì và cũng đã được kết thúc trọn vẹn
Trong tiếng Thái, tiếng Lào và tiếng Khmer cũng có những câu tương tự như dưới đây:

Ngôn ngữ        Nguyên văn                   phiên âm Quốc tế                 Phiên âm Việt
Tiếng Lào: ຂ້ອຍຫາກໍ່ສົ່ງອີເມລໃຫ້ເຈົ້າແລ້ວ – koiy ha-gor sorng email haiy jao leaw – khọi hả-cò xoong email hạy chạu lẹo
Tiếng Thái: ผมเพิ่งส่งอีเมลให้คุณแล้ว – pom pengsorngemail hai koonleaw – Phổm phờng xoòng email hai khùn lẹo
Tiếng Khmer: khnhom terb-taepnheremailoyneakhoy – khơ-nhom têp-te phơ-nhe email ai niêc hài
Tiếng Việt:       Tôi vừa mới gửi email cho bạn rồi
Tiếng Anh:       I just sentyoumy email

3. 2. 3.  Thì Tương lai

Trong các Ngôn ngữ Lào, Thái và Khmer biểu thị Thời Tương lai của một Hành động sắp xảy ra cũng rất đơn giản bằng một Trợ từ như dưới đây:

3. 2. 3. 1. Thì tương lai không hạn định

Đây là Thì tương lai của một Hành động mang tính chất dự định; chưa chắc đã xảy ra hoặc xảy ra không cụ thể là trong một tương lai gần hay xa…

Ngoài ra, trong tiếng Lào và tiếng Thái có một mẫu câu nói về Hành động sẽ xảy nhưng không hạn định về thời gian; cũng như không chắc chắn diễn ra hay không.

Tiếng Lào:    ຄ້ອຍຢາກຈະລືມ ‘koiy yark ja leum’ (khọi dạc chã lưm)
Tiếng Thái:   ผมอยากจะลืม ‘pom yark ja leum’ (phổm dạc chã lưm)
Tiếng Việt:         Tôi muốn (sẽ) quên

Hoặc một ví dụ khác tương tự:

Tiếng Lào:    ຄ້ອຍຢາກຈະໄປ ‘koiy yark ja paiy’ (khọi dạc chã pay)
Tiếng Thái:   ฉันอยากจะไป ‘chan yark ja pai’ (xắn dạc chã pai)
Tiếng Việt:  Tôi muốn (sẽ) đi

Mặc dù tiếng Việt quan niệm rằng những mong muốn có thể sẽ xảy ra trong tương lai; nhưng cách nói của tiếng Việt không bao giờ nói là ‘tôi sẽ muốn…’; hoặc ‘tôi muốn sẽ…’ mà chỉ nói đơn thuần là ‘tôi muốn…’. Tiếng Thái và tiếng Lào luôn chặt chẽ để biểu thị rõ ràng Hành động sắp xảy ra trong tương lai. Động từ ‘muốn‘ là Động từ biểu thị ở một trạng thái tiềm năng mà thực tế chưa xảy ra… 

Điều đó để nói lên sự chặt chẽ trong tiếng Lào và tiếng Thái hơn tiếng Việt. Trợ từ ‘ja’ (sẽ) luôn được đặt sau các Động từ biểu thị tiềm năng trong tương lai; tương tự như là อยาก ຢາກ ‘yark’ (muốn), ต้องการ ‘torng-garn’ (cần, phải làm),  tung-jai (cố gắng)

3. 2. 3. 2. Cận tương lai

Đây là mẫu câu nói về một Hành động sắp xảy ra ngay tức thì như mẫu câu dưới đây:

Ngôn ngữ            Nguyên văn              Phiên âm Quốc tế            Phiên âm Việt
Tiếng Lào:     ຂ້ອຍສິກັບດຽວນີ້ເລີຍ      koiy sigupdiew-ni leri         khọi xi cặp điêu-ni lơi
Tiếng Thái:  ฉันจะกลับเดิ๋ยวนี้เลย    chan ja clubdeaw-neeleree  xắn chã cơ-lăp điêu-ni lơi  
Tiếng Việt: Tôi sắp quay về bây giờ luôn/ Tôi quay trở về ngay bây giờ          
Tiếng Anh:   I come backnow

Chú ý: Trong tiếng Thái và tiếng Lào đều có thể dùng Trợ từ จะ ‘ja’; hoặc cũng có thể dùng từ  ໃກ້’gaiy’ (trong tiếng Lào, phát âm là ‘cạy’, có nghĩa là ‘gần’); hoặc ใกล้น ‘clai’ (trong tiếng Thái được phát âm là ‘cơ-lại’ nghĩa là ‘gần’); để biểu thị nghĩa ‘sắp’ trong Cận tương lai (Tương lai rất gần) cho các câu trên.

4.  Các Thể Ngữ pháp trong các Ngôn ngữ Lào – Thái – Khmer

4.1. Thể Nghi vấn trong Ngôn ngữ Lào – Thái – Khmer

Thể Nghi vấn có ít nhất hai thể loại, gồm: một loại được gọi là Thể Nghi vấn Trực chỉ Hành động; và một loại được gọi là Thể Nghi vấn có Đại từ nghi vấn Đặc trưng.

Trong Nội dung này sẽ đề cập chủ yếu vào Thể Nghi vấn Trực chỉ Hành động tức là các câu hỏi dựa vào những hành động cụ thể như dưới đây:

4. 1. 1.  Thể Nghi vấn kiểu Phủ định

Các câu Nghi vấn Trực chỉ Hành động thường được tạo ra bằng cách: đảo ngược Động từ chính chỉ hành động trực tiếp lên trước Đại từ Chủ ngữ; hoặc sử dụng Trợ động từ được đặt trước Đại từ chủ ngữ như dưới đây:

Tiếng Anh: Are you a student?                       hoặc:  Do you want money?

Tiếng Việt: Bạn sinh viên phải không?     hoặc:  Bạn cần tiền không?

Tiếng Lào: ‘jao mern nuk-seuk-sa bor‘?       hoặc:  ‘jao yark ngern bor?’

Tiếng Thái:  ‘koon  pen nuk-seuk-sa mai?’   hoặc:  ‘koonyark ngern mai?’

Tiếng Khmer: ‘neakkir chea Sers reu te?’   hoặc:  ‘neakjong luy te?’

Trong lúc tiếng Việt, tiếng Lào, tiếng Thái và tiếng Khmer thì thường sử dụng một Trợ từ Phủ định đặt ở cuối câu. Vì thế dạng Câu hỏi Trực chỉ Hành động có thể được gọi chung là Thể Nghi vấn Phủ định; tức là kiểu câu hỏi dùng sự Phủ định để hỏi.

Một điều đặc biệt là trong hầu hết các Ngôn ngữ Châu Á không bao giờ thấy kiểu câu hỏi được đặt ra bằng cách đưa Động từ hay Trợ Động từ lên trước Đại từ Chủ ngữ. Tức là Văn phạm trong Thể Nghi vấn của các Ngôn ngữ Châu Á không giống như Văn phạm trong Thể Nghi vấn của các Ngôn ngữ Châu Âu.

4. 1. 2. Thể nghi vấn kiểu có (từng xảy ra) hay chưa

Trong các Ngôn ngữ Châu Á mà đặc biệt là các Ngôn ngữ Lào, Thái, Khmer và tiếng Việt rất đa dạng về các Thể loại câu Nghi vấn. Người ta có thể đặt ra một câu hỏi về một Hành động từng xảy ra hay chưa; hoặc một điều gì đó đã từng có hoặc chưa có như dưới đây:

4. 2. Thể Phủ định trong Ngôn ngữ Lào – Thái – Khmer

Thể Phủ định thường rất hay gặp trong giao tiếp hàng ngày hoặc trong Văn bản…
Tuy rằng Thể Phủ định chỉ để đơn giản xác nhận có hay không một sự việc đã đang hoặc sẽ xảy ra; nhưng không phải bất kỳ Ngôn ngữ nào cũng dễ diễn đạt bằng lời nói cũng như bằng Văn bản…

4. 3. Thể khẳng định trong tiếng Lào – Thái – Khmer

Thể khẳng định thường được sự dụng để trả lời cho các câu Nghi vấn; hoặc cũng để xác nhận những sự việc đã và đang xảy ra trong những tình huống giao tiếp thường ngày….
Trong các Ngôn ngữ Lào, Thái và Khmer luôn có nhiều sự tương đồng về mặt văn phạm….

Dinh Phương (sưu tầm)/ Nguồn tin: http://vphat.ddns.net/hoptac/index.php?language=vi