Kỹ năng quản lý tinh thần

Một tinh thần phấn chấn sẽ giúp bạn thúc đẩy sự sáng tạo và tăng hiệu quả làm việc một cách tốt nhất. Nếu bạn có Kỹ năng quản lý tinh thần một cách đúng đắn và tích cực thì mọi quyết định hay hành động của bạn sẽ rất dễ dàng và thoải mái để đạt được những mục tiêu đề ra.

Vây điều bạn cần lúc này là gì?

Luôn tích cực và năng lượng

Luôn quan tâm, thân thiện và có tinh thần trách nhiệm với mọi người

Luôn giúp đỡ, đối xử tử tế và đồng cảm cho người khác

Luôn tạo cảm hứng cho bản thân và cho mọi người

Luôn tôn trong, biết ơn, tin tướng và trung thực

Luôn nhiệt huyết, quyết liệt trong mọi chuyện

Hãy loại bỏ khiển trách và hãy tha thứ lỗi lầm và nâng cao Kỹ năng quản lý tinh thần để cuộc sống đẹp hơn, chất lượng hơn.

10. Kỹ năng quản lý sự tập trung

Kỹ năng tập trung là gì? – Tập trung ở đây là năng lực tập trung sự chú ý vào chính công việc mà bạn đang làm. Đó có thể là đọc sách, giải một bài toán, trò chuyện với một ai đó hoặc giải quyết những vấn đề chuyên môn trong học tập hay công việc. Một phần lớn trong chúng ta thường gặp khó khăn trong làm việc hay học tập, nguyên nhân chủ yếu là do mất sự tập trung. Nhận thức và sự hiểu biết về sự tập trung của họ không đủ để giúp họ nâng cao kỹ năng tập trung.

Mỗi người trong chúng ta sẽ có cách tập trung bằng nhiều cách khác nhau, phù hợp với từng mục đích và dựa trên các yếu tố thần kinh khác nhau.

Có người có thể duy trì sự tập trung trong một thời gian dài, họ thể hiện tốt hơn trong tất cả các thử thách về nhận thức so với những người không có khả năng đó.

Một người không có kỹ năng tập trung chỉ có thể lướt qua phàn bề mặt của kiến thức nhưng không thể đào sâu hơn được và khám phá những điều hay ho bên trong. Trong khi người có sự tập trung vững vàng sẽ làm được cả hai điều đó. Họ như người thuyền trưởng và cũng chính là người thợ lặn tìm những kiến thức quý báu để đi đến thành công.

Tập trung vào chính bạn

Tập trung vào người khác

Tập trung vào thế giới rộng lớn kia!

11. Kỹ năng thư giãn

Nghe tên có vẻ đây sẽ là một kỹ năng dễ đúng không? Nhưng trên thực tế không phải ai trong chúng ta cũng có thể thực hành kỹ năng này hiệu quả. Kỹ năng thư giãn rất cần thiết trong cuộc sống mỗi con người. Vậy chúng ta phải làm thể nào để có thể thư giản một cách hợp lý và đạt hiệu quả cao?

Bạn có thể vận dụng các bài tập sau đây để khiến bản thân thư giãn hơn

Tập hít thở thật sâu

Tạo thói quen tập thể dục thường xuyên

Viết nhật ký là cách hay để nhìn nhận vấn đề và vượt qua tình trạng căng thẳng

Nghỉ ngơi bằng cách đi đến mỗi noi thật đẹp

Nghe nhạc thư giãn

Tạo thói quen ngủ thả lỏng, thư giãn. Việc này giúp hồi phục trạng thái cân bằng, lấy lại tự tin, năng lượng và sự thoải mái.

Xoa bóp bàn chân và đi bộ chân trần trên cỏ, cát, bụi và đá mịn.

Luyện tập giữ tâm trí ở phút giây hiện tại

Tham gia khóa học thiền định

Hãy ôm người bạn yêu thương

12. Kỹ năng thay đổi & thích nghi

THAY ĐỔI & THÍCH NGHI là kỹ năng quyết định và ảnh hướng đến thành công rất mật thiết. Đây là kỹ năng giúp bạn chủ động tìm hiểu về môi trường mới, thiết lập mối quan hệ rộng rãi và tích cực tham gia họat động để trở thành một nhân tố đắc lực dẫn đến thành công.

Sự thay đổi dù là khách quan hay chủ quan cũng là thứ không thể tranh khỏi trong cuộc sống cũng như công việc. Đôi lúc bạn có thể kiểm soát được nó nhưng trong một số trường hợp thì lại không. Cách duy nhất giúp bạn lúc này chính là sự THÍCH NGHI VỚI THAY ĐỔI, hãy xem đây là cơ hội để bạn tận dụng nắm bắt sự thay đổi để phát triển.

Khi bạn đã có được kỹ năng này, dù đặt bạn vào một nơi khốc liệt như thế nào bạn cũng có thể thích nghi và thay đổi để làm nhân tố nổi bật trong đó.

Cách luyện tập kỹ năng tuyệt vời này:

  • Đừng căng thẳng hay khó chịu khi có sự thay đổi thay vào đó hãy tập thích nghi với nó
  • Hãy tập trung vào giá trị thay vì vào nỗi sợ hãi, ngại thay đổi
  • Chấp nhận quá khứ, chiến đấu với hiện tại và tương lại của bạn
  • Đừng trông đợi vào sự ổn định trong cuộc sống

13. Kỹ năng giải quyết vấn đề phát sinh

Trong cuộc sống hằng ngày, có nhiều người sẽ rất mệt mỏi và stress vì cứ gặp phải những vấn đề lặp đi lặp lại từ những việc đơn giản đến phức tạp, hoặc những vấn đề xảy ra mà chúng ta không biết phải giải quyết nó như thế nào cho hợp lý.

Kỹ năng giải quyết vấn đề phát sinh là kỹ năng mang tính quyết định ảnh hương rát nhiều đối với sự thành công của bạn trong một vấn đề hay trong công việc, học tập. Trong cuộc sống, có vô vàn những vấn đè bắt buột chúng ta phải giải quyết, mà không vấn đề nào giống vấn đề nào cả. Điều quan trọng là bạn hộ tụ đủ TƯ SUY và NỘI LỰC để tự trang bị cho mình những hành trang cần thiết đẻ khi gặp một vấn đề khác chúng ta có thể vận dụng những PHẢN XẠ đã có sẵn để giải quyết vấn đề đó một cách hiệu quả nhất.

1. Đánh giá vấn đề

2. Quản lý vấn đề

3. Ra quyết định

4. Giải quyết vấn đề

5. Xem xét kết quả

14. Kỹ năng làm lãnh đạo

Kỹ năng lãnh đạo là kỹ năng giúp bạn thực hiện có hiệu quả một hoạt động nào đó trong việc lãnh đạo bằng cách lựa chọn và vận dụng đúng đắn những tri thức, kinh nghiệm và tư duy sắc bén.

Người lãnh đạo có kỹ năng sẽ là người hiểu thấu đáo về hoạt động lãnh đạo. Ở mỗi cấp lãnh đạo khác nhau thì mỗi loại kỹ năng thể hiện sự cần thiết sẽ khác nhau.

Để trở thành người lãnh đạo giỏi phải bào gồm nhiều kỹ năng cần thiết sau:

  • Kỹ năng truyền cảm hứng về tầm nhìn
  • Kỹ năng thay đổi và thích nghi
  • kỹ năng lãnh đạo tổ chức học tập
  • kỹ năng xây dựng văn hóa tổ chức
  • Kỹ năng nói trước công chúng.
  • Kỹ năng ra quyết định.
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề.
  • Có tư duy chiến lược.
  • Tự tin và quyết đoán.
  • Kỹ năng giao việc.
  • Thấu hiệu chính mình và thấu hiểu đối tác
  • Kỹ năng tạo động lực

….

15. Kỹ năng nhận diện đối phương

Trong cuộc sống của chúng ta sẽ luôn tồn tại người tốt, kẻ xấu, vậy làm sao biết ai hay ai dở để đặt niềm tin đúng chỗ?

Nghe cách nói chuyện, nhìn gương mặt và sự biểu lộ tình cảm của một người ta có thể phán đoán được phần nào đó tính cách của họ. Nếu bạn học được kỹ năng nhận diện đối phương trong giao tiếp hằng ngày, bạn sẽ biết cách để nhìn nhận và hợp tác với đúng người tạo ra sự hiểu quả trong công việc và có những mối quan hệ CHẤT LƯỢNG hơn.

16. Kỹ năng truyền cảm hứng

Trong bất cứ vấn đề gì của cuộc sống đặc biệt là công việc thì con người là cốt lõi của sự phát triển. Nếu bạn là một người muốn đem đến sự công hiến hay tạo cho mình một năng lực khác lạ so với những người xung quanh thì bạn hãy nghĩ đến kỹ năng truyền cảm hứng. Đây sẽ là một kỹ năng tuyệt vời nếu bạn quyết tâm luyện tập nó để hướng đến thành công. Và kỹ năng này thường dành cho những người lãnh đạo hay chủ một doanh nghiệp.

Để có thể truyền cảm hứng cho người khác bằng những câu nói truyền cảm hứng hay hành động truyền cảm hứng thì bạn phải trải qua thời gian TIM HIỂU – HỌC HỎI – THỬ NGHIÊM – ĐÚC KẾT xem đâu là những phương pháp truyền cảm hứng hợp lý nhất.

Để trở thành người truyền cảm hứng:

  • Gây ấn tượng với người khác qua những câu chuyện hay một quyển sách nào đó
  • Luôn lạc quan, tích cực trong mọi hoàn cảnh
  • Có định hướng rõ ràng cụ thể
  • Khuyến khích sự sáng tạo
  • Bạn phải là lá cờ dẫn đầu trong mọi việc
  • Chia sẻ nhũng trải nghiệm hay thành công của bạn
  • Xây dựng niềm tin từ người khác

17. Kỹ năng LẮNG NGHE

Trong giao tiếp không chỉ đơn giản là bạn nói không là được. Giao tiếp đòi hỏi cả 2 kỹ năng là NÓI và LẮNG NGHE.

Lắng nghe sẽ giúp bạn hiểu vấn đề

Lắng nghe sẽ giúp bạn tiếp thu kiến thức mới

Lắng nghe để bạn có thể mở rộng quan hệ

Lắng nghe để biết cách giải quyết

Việc lắng nghe và biết cách lắng nghe sẽ giúp bạn có được những lợi thế và giành được sự thiện cảm của người đối diện.

Nghe thì có vẻ đơn gian những thật sự không phải ai trong chúng ta cũng làm tốt được. Nếu chúng ta chỉ lắng nghe một cách HỜI HỢT mà chẳng đúc kết được gì thì kết quả đúc kết từ việc lắng nghe đó cũng chỉ là con số không tròn trĩnh mà thôi. Vì vậy mỗi người trong chúng ta nen rèn luyện cho mình cách lắng nghe người khác, vừa là cách để học hỏi gia tăng kiến thức vừa cách để năng cao giá trị bản thân của mình lên. Người thành công sẽ là những người biết lắng nghe và chọn lọc kiến thúc để thu nạp một cách thông mình và hiệu quả nhất!

18. Kỹ năng đặt câu hỏi

  • Có bao giờ bạn cảm thấy rằng khi giao tiếp những bản thân lại không hiểu được người đối diện?
  • Đó là do hai bên có sự ngăn cách về kiến thức, lập trường, hoặc thường chỉ nói về vấn đè của bản thân mình. Kỹ năng đặt câu hỏi sẽ là cách để chúng ta thấu hiểu và đưa câu chuyện về giá trị.
  • Những điều kỹ năng đặt câu hỏi sẽ giúp bạn:
  • Nó khiến khởi động được suy nghĩ của những người tham gia.
  • Khuyến khích sự tham gia của người đối diện.
  • Dẫn dắt được tư duy và cuộc đối thoại.
  • Tìm kiếm được sự đồng điệu của người đối diện
  • Tạo được môi trường thân thiện trong giao tiếp.
  • Tập trung được suy nghĩ của người khác.
  • Tạo được quan điểm chung giữa đôi bên
  • Xây dựng – Củng cố được mối quan hệ tốt đẹp hơn
  • Xoa dịu được những mâu thuẫn trong các cuộc tranh luận.
  • Thể hiện sự chân thành, quan tâm đến người khác.
  • Thể hiện sự thu hút cả tập thể.
  • Truyền tải được sự tinh tế, khéo léo và nhạy bén của bạn.

….

19. Kỹ năng lên kế hoạch

  • Trong công việc lẫn cuộc sống, thời gian chúng ta có được là hữu hạn nên cách tốt nhất để có thể kiểm soát được công việc và mang đến hiệu quả cao dù ở bất kì vai trò gì hay lĩnh vực nào là hãy có được kỹ năng lên kế hoạch.
  • Kỹ năng lên kế hoạch là sẽ giúp bạn xem xét quỹ thời gian và dự định bạn sẽ làm gì để đạt được những mục tiêu đã đề ra.
  • Kỹ năng lập kế hoạch có một ý nghĩa vô cùng quan trọng
  • Rèn luyện tư duy có hệ thống để tiên liệu trước các tình huống trong công việc hay cuộc sống
  • Phối hợp nhuần nhuyễn các nguồn lực của làm tốt hơn
  • Tập trung vào các mục tiêu đề ra
  • Nắm vững các nhiệm vụ cơ bản để thực hiện hợp lý
  • Có sự chuẩn bị cho sự thay đổi và ứng phó nhanh chóng

…..

20. Kỹ năng tạo sự ảnh hưởng với người khác

Trở thành một người có ảnh hưởng tốt đến mọi người sẽ giúp bạn giành được sự ủng hộ của họ khi đưa ra những đề xuất, những ý kiến và nhờ đó khả năng thành công của bạn rất cao.

Khi bạn nêu lên những chính kiến, những đề nghị của bản thân và được mọi người ủng hộ lắng nghe và chấp thuận, thì lúc đó bạn đã có tác động, ảnh hưởng đến người khác.

Nếu bạn là người lãnh đạo hay chủ doanh nghiệp, bạn sẽ làm rất nhiều công việc và học rất nhiều thứ. Bạn phải là người truyền cảm hứng, là người hoà giải, là người ra quyết định, là người dẫn dắt và đặt biệc bạn phải là người tạo ra sự ảnh hưởng đến người khác.

Sự gây ảnh hưởng là sự kết hợp hiệu quả đơn giản của ba yếu tố sau:

1. Người truyền đạt: người muốn ảnh hưởng tới người khác

2.Nội dung/ Thông điệp: những gì người truyền đạt muốn người khác tin hoặc làm

3. Người nghe: Những người nhận nội dung hay thông điệp bạn nói ra.

6 cách tạo ảnh hướng đến người khác:

  • Ảnh hưởng bằng vị trí
  • Ảnh hưởng bằng chuyên môn
  • Ảnh hưởng bằng các nguồn lực
  • Ảnh hưởng bằng thông tin
  • Ảnh hưởng trực tiếp
  • Ảnh hưởng bằng quan hệ

21. Kỹ năng tư duy sáng tạo

Nếu chúng ta trở về những thời đại trước, thông tin là một sức mạnh vô cũng lớn lúc đó, ai năm được thông tin người đó sẽ là người chiến thắng. Nhưng ngày nay, chúng ta đăng sống trong một xã hội “phẳng” về mọi mặt, người chiến thắng sẽ là người tạo nên sự khác biệt. Nếu không có kỹ năng tư duy sáng tạo thì bạn sẽ mãi là kẻ không có bước tiến mới hay những đột phá tạo nên sự khác biệt đó.

Kỹ năng tư duy sáng tạo chính là cách để bạn khẳng định khả năng và vị thế của mình trong xã hội. Vậy làm thế nào để rèn luyện kỹ năng tư duy sáng tạo và phát huy kỹ năng vi diệu này một cách hiệu quả nhất?

Hãy tạo/setup tư duy:

  • Gạt bỏ những hiểu biết về kiến thức thông thường không cần thiết
  • Gạt bỏ những kinh nghiệm trong quá khứ để không phụ thuộc vào nó
  • Tạo điều kiện phát triển khả năng sáng tạo của bạn ở mức tối đa
  • Cách phương pháp rèn luyện:
  • Phương pháp đặt vấn đề và lật ngược vấn đề
  • Phương pháp liên tưởng sáng tạo
  • Phương pháp phân tích hình thái
  • Luôn luôn thực tế – Sáng tạo chứ đừng ảo tưởng
  • Dừng ngại khó khăn rủi ro
  • Action – Bắt tay vào hành động
  • Biết tận hưởng thành quả

22. Kỹ năng chịu áp lực cao

Trong cuộc sống, chúng ta phải đối mặt với vô vàn những áp lực đến từ nhiều phía, đây là nguyên nhân khiến nhiều người roi vào trang thái căng thẳng, đôi khi bế tắc, nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực và từ bỏ,…Tuy nhiên, giải quyết những vấn đề này không quá khó như nhiều người vẫn tưởng.

Mỗi ngày mở mắt dậy, chúng ta đều thấy một núi công việc đang ngập đầu, một đống thứ phải giải quyết từ cuộc sống đến các mối quan hệ xung quanh và không thể làm hết việc trong ngày. Cứ như vậy theo sự chai lì, tất cả nhiệt huyết và năng lượng dành cho công việc tan biến.

Khả năng vượt qua áp lực công việc không phải tự nhiên có mà trải qua quá trình rèn luyện lâu dài. Cá nhân nào có được khả năng này sẽ tự chủ được quá trình giải quyết công việc. Tránh bị công việc kéo vào một mớ hỗn độn, không biết bắt đầu từ đâu và giải quyết như thế nào?

Vậy phải luyện tập kỹ năng chịu áp lực như thế nào để tạo nên sự hiểu quả và thành công?

Xác định mục tiêu trong công việc rõ ràng

Bắt đầu mỗi ngày đi ra khỏi vùng an toàn

Tạo thói quen luôn làm những việc thiết yếu cho doanh nghiệp mình để nó trở thành tự động hóa

Đôi lúc phải biết tách mình ra khỏi cảm xúc

Thư giản để lấy lại năng lượng và cảm hứng

Chủ động chia sẻ với đồng nghiệp và những người xung quanh

Tư duy giải quyết vấn đề một cách quyết liệt

….

23. Kỹ năng kiên trì và nỗ lực

Sẽ có những giai đoạn trong cuộc đời, mọi thứ khó khăn sẽ ập đến đến mức khiến bạn muốn bỏ cuộc, buông xuôi ý định để thực hiện mục tiêu mà bản thân đề ra. Tuy nhiên, bạn phải biết là từ bỏ không phải là một sự lựa chọn. Nếu bạn là một người dễ từ bỏ mục tiêu đề ra dù đó chỉ là những mục tiêu nhỏ bé thôi thì không bo giờ bạn sẽ thành công được.

Nhưng lúc như thế, cái bạn nghĩ không phải là sự từ bỏ, mà hãy nghĩ đến động cơ lúc bạn đâu bạn đã làm để KIÊN TRÌ và NỔ LỰC vượt qua tất cả.

Kỹ năng nào cũng quan trọng, tuy nhiên nếu phải lựa kỹ năng quan trọng nhất, giá trị nhất của cả cuộc đợi mỗi con người thì tôi lựa chọn là sự kiên trì. Lòng kiên trì đối với mỗi người là nhân tố dẫn đến thành công.

Kiên trì – Nỗ lực không chỉ là kỹ năng, mà đó còn là thái độ sống, theo đuổi mục tiêu mà mình đã đề ra.

Đó chính là sự nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ cho dù trải qua những khó khăn thử thách đến thế nào chăng nữa cũng làm quyết liệt đến cùng. Càng nỗ lực càng thành công, càng kiên trì càng may mắn!

Bài tập cho sự kiên trì và nỗ lực:

  • Suy nghĩ thật kĩ trước khi bỏ cuộc
  • Làm thế nào để giữ vững được động lực hay khơi dậy động lực một lần nữa?
  • Tìm ra điểm yếu của bản thân
  • Học cách kiên nhẫn
  • Tự khích lệ bản thân
  • Đừng ngại học hỏi và chia sẻ với người khác
  • Nắm bắt cơ hội và loại bỏ suy nghĩ không làm được và SỨC Ì lớn

24. Kỹ năng đọc sách

Kỹ năng đọc sách – Tưởng dễ mà lại khó. Sách là nguồn tri thức của nhân loại. Ai trong chúng ta đều có thể tự tin để nói rằng mình có thể đọc sách. Nhưng kì thực kỹ năng đọc sách không ai cũng làm tốt được.

Bạn có bao giờ thắc mắc rằng tại sao có người chỉ cần đọc 1 cuốn sách trong khoảng thời gian 1 giờ nhưng vẫn nắm vững kiến thức, còn bạn dành cả tuần vẫn còn loay hoay mà vẫn chưa đọc hết cuốn sách chưa? Tất cả nằm ở kỹ năng đọc sách.

Để hình thành kỹ năng đọc sách, bước đầu các bạn nên áp dụng quy trình sau đây. Dần dần tạo thành thói quen bạn sẽ có được kỹ năng này để đọc sách hiệu quả và lĩnh hội được lượng kiến thức khổng lồ.

Bạn hãy setup tâm thế như thế này khi đọc sách:

  • Tư duy tích cực khi đọc sách
  • Tập trung cao độ khi đọc sách
  • Rèn luyện để có kĩ thuật đọc hợp lí
  • Đọc bằng mắt, bằng óc chứ không đọc bằng miệng
  • Tránh đọc nhảy trở lại quá nhiều
  • Hãy chuyển động mắt theo chiều thẳng đứng khi đọc.
  • Đọc với tốc độ phù hợp: Đoạn nào quan trọng thì đọc chậm, đọc kĩ; đoạn nào không quan trọng thì đọc nhanh, đọc lướt.
  • Tập hiểu ý nghĩa của cả đoạn văn, đừng để ý đến từ, đến câu chữ
  • Tập đọc nhanh, nắm và thâu tóm nhanh cái chủ yếu, cái cơ bản của vấn đề trình bày trong sách.
  • Ghi chép một cách khoa học những điều đã đọc

Luyện tập kỹ năng đọc sách:

  • Bước 1: Xác định mục đích đọc sách.
  • Bước 2: Tìm hiểu địa chỉ cuốn sách.
  • Bạn đọc hai trang đầu và trang cuối của cuốn sách để biết: Tên cuốn sách, Tên tác giả, Tên nhà xuất bản, Năm xuất bản, Lần xuất bản. Đừng xem thường bước này. Những thông tin trên đây sẽ giúp bạn rất nhiều.
  • Bước 3: Xem mục lục.
  • Bước 4: Xem lời giới thiệu, lời tựa, lời nói đầu.
  • Bước 5: Xem lời kết luận và tóm tắt ở cuối sách.
  • Bước 6: Đọc một vài đoạn.
  • Bước 7: Đọc thực sự (hay đọc đi sâu)

Tác giả: Trần Thịnh Lâm/ Việt Tạ (chia sẻ)

<< Quay lại từ đầu