Kiến thức, chuyên môn chỉ giữ 25% chất lượng công việc. Mọi sự thành bại trong chuyên môn nghiệp vụ đều do 75% kỹ năng mềm quyết định. KỸ NĂNG CẦN BIẾT xin chia sẻ lại một số ý tưởng sau để mọi người cùng tham khảo.
1. Kỹ năng giao tiếp
Hãy nhớ, giao tiếp cũng giống như việc bạn viết một bản báo cáo cũng cần có sự thống nhất, yếu tố thuyết phục về nội dung và một phong thái bình tĩnh, tự tin khi thể hiện (từ trang phục, đầu tóc đến bước đi và cách bạn chuyện trò với những người xung quanh). Thêm nữa, luôn kiên nhẫn giải thích cho các thành viên khác trong nhóm làm việc cũng là cách bạn đang rèn luyện kỹ năng giao tiếp của bản thân.
2. Kỹ năng làm việc nhóm
Có lẽ đây chính là kỹ năng mà bạn thấy quen thuộc nhất, bởi bạn đã được tiếp xúc rất nhiều ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường đại học. Thế nên, bạn sẽ hiểu được nó có tầm quan trọng như thế nào.
Lợi ích của làm việc nhóm không chỉ là giúp bạn tiết kiệm thời gian mà còn đem lại nhiều điều thuận lợi khác.
Tăng năng suất làm việc
Lợi ích đầu tiên khi làm việc nhóm chính là tăng năng suất công việc. Khi làm việc nhóm, các công việc sẽ được chia thành các nhiệm vụ nhỏ và mỗi cá nhân sẽ phụ trách phần việc phù hợp với năng lực của mình. Do đó, mỗi thành viên trong nhóm sẽ chỉ tập trung làm một phần việc nhất định giúp chất lượng và hiệu suất làm việc tăng cao hơn.
Thành viên hỗ trợ lẫn nhau
Một môi trường làm việc nhóm hiệu quả là điều mà một doanh nghiệp nào cũng mong muốn, đặc biệt là vào thời điểm khó khăn. Lợi ích của teamwork chính là nhân viên cùng nhau cộng tác, tương trợ nhau để giúp công ty vượt qua khó khăn và gặt hái thành tựu mới. Mỗi cá nhân cần phải hiểu rõ và tin tưởng vào năng lực của nhau để có thể tìm sự trợ giúp phù hợp.
Thúc đẩy tư duy sáng tạo
Làm việc cùng nhau sẽ giúp nhóm có khả năng đưa ra nhiều giải pháp sáng tạo và tối ưu hơn. Sự đa dạng từ chuyên môn, kỹ năng và kiến thức nền của các thành viên đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra ý tưởng mới cũng như giải quyết vấn đề. Ngược lại, làm việc một mình, bạn sẽ thường chọn các giải pháp an toàn, không có tính bứt phá.
Nâng cao động lực làm việc
Lợi ích của làm việc nhóm trong môi trường doanh nghiệp tiếp theo là đem đến nhiều thay đổi mới về hành vi và thái độ của mỗi nhân viên. Công việc được chia đồng đều sẽ tránh được việc một người ôm quá nhiều dẫn đến căng thẳng. Các thành viên chỉ phụ trách một phần việc và cùng hỗ trợ nhau hoàn thành dự án lớn nên sẽ cảm thấy vui vẻ và có động lực làm việc hơn.
Thu hút người có năng lực
Ngày càng nhiều công ty được thành lập nên sự cạnh tranh để tìm được những ứng viên tài năng cũng tăng lên. Do đó, các công ty có văn hóa làm việc nhóm mạnh, nhân viên thân thiện sẽ thu hút và giữ chân được nhiều ứng viên tài năng hơn.
Kết nối các mối quan hệ
Một trong những lợi ích của làm việc nhóm là giúp thiết lập và phát triển các mối quan hệ ở nơi làm việc. Khi làm việc trong nhóm, bạn phải phát triển kỹ năng giao tiếp bằng cách nói chuyện và tương tác nhiều với đồng nghiệp. Điều này sẽ giúp mọi người giao tiếp tự do, cởi mở hơn và khuyến khích cùng nhau làm việc hiệu quả.
Làm việc linh hoạt
Trong quá trình làm việc nhóm, mỗi thành viên sẽ có thể linh hoạt hỗ trợ lẫn nhau khi gặp khó khăn và cần sự giúp đỡ. Ngoài ra, làm việc nhóm sẽ tạo ra tính linh hoạt trong giải quyết các công việc, nâng cao năng suất, thay đổi tình thế công việc dễ dàng và giúp nhân viên cân bằng được công việc và cuộc sống.
Cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề
Thói quen và phong cách làm việc theo nhóm của bạn đôi khi sẽ đối lập với đồng đội và khiến mọi người khó hợp tác với nhau. Để hòa hợp hơn, bạn cần học cách chấp nhận quan điểm sống của mọi người và hoàn thành công việc theo mục tiêu chung. Điều này sẽ giúp bạn cải thiện được kỹ năng giải quyết các vấn đề và tránh được xung đột không mong muốn.
Hỗ trợ phát triển sự nghiệp cá nhân
Lợi ích cuối cùng của làm việc nhóm chính là giúp bạn thăng tiến trong sự nghiệp. Bằng cách cộng tác với mọi người ở nơi làm việc, bạn sẽ có cơ hội học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm đắt giá và nâng cao kỹ năng cũng như chuyên môn. Không chỉ vậy, bạn còn có thể xây dựng các mối quan hệ để giúp đỡ nhau từ nhiều khía cạnh, đem đến những cơ hội phát triển tốt hơn sau này.
3. Kỹ năng phản biện
Có khả năng tư duy phản biện và đưa ra những ý kiến thách thức khi cần thiết là dấu hiệu của một nhà lãnh đạo với tư tưởng mạnh mẽ và độc lập. Đây là một kỹ năng thường được đánh giá thấp, tuy nhiên nó lại vô cùng có giá trị và cũng không quá khó để học được chúng.
4. Kỹ năng quản lý thời gian
Thời gian là vàng, một giây trôi đi là mất đi mãi mãi, vì vậy hãy sắp xếp công việc một cách khoa học nhất, theo thứ tự yêu tin và xác định thời gian cụ thể thực hiện công việc đó. Có việc quan trọng và có việc ít quan trọng hơn, có việc phải mất 1, 2 ngày nhưng có việc chỉ mất 1, 2 giờ, đòi hỏi bạn phải có khả năng quản lý thời gian thích hợp.
5. Kỹ năng quan sát
Kỹ năng quan sát không chỉ bao gồm khả năng quan sát mà còn khả năng phân tích và giải thích. Khi bạn nhận bất kì thông tin hay dữ liệu gì, bạn cần đặt ra cho mình những câu hỏi như: Vấn đề ở đây là gì? Thông tin này nói lên điều gì? Và cố gắng giải thích hoặc tìm ra những câu trả lời phù hợp nhất có thể.
6. Kỹ năng kế toán cơ bản
Dù bạn có phải là một nhân viên kế toán hay không thì tất cả mọi người nên nắm vững kiến thức kế toán cơ bản. Để thành công trong lĩnh vực của mình và kiếm được nhiều tiền thì bạn cũng cần phải biết tiền của mình đi đâu cũng như làm thế nào và đầu tư vào đâu là hiệu quả.
7. Kỹ năng giải quyết vấn đề
“Hãy luôn đặt mình trong tư thế sẵn sàng cho mọi sự cố có thể xảy ra trong quá trình lao động. Hãy suy nghĩ đến thời gian bạn giải quyết vấn đề, cách bạn tiếp cận vấn đề, làm thế bạn giải quyết vấn đề và kết quả. Trong thực tế, kỹ năng giải quyết của bạn có tốt hay không được đo lường bằng kết quả bạn thu được…”, Ann Spoor, giám đốc quản lý của trung tâm Cave Creek tâm sự.
8. Kỹ năng quản lý thông tin
Yêu cầu gắt gao đối với bản thân mỗi người chính là biết tự quản lý thông tin của chính mình. Có thể bạn là một người hoạt náo, thích giao lưu và sự phóng túng. Bạn thậm chí cởi mở với bất kỳ lời đề nghị tiết lộ đời tư. Nhưng sự tiết chế nào cũng có trong bất cứ những trường hợp. Hãy kiểm soát chặt chẽ những thông tin mà bạn muốn đăng tải lên mạng xã hội. Đừng để có cơ hội cho kẻ xấu lợi dụng sơ hở này thu thập tư liệu cá nhân gây bất lợi cho chính bạn.
9. Kỹ năng lãnh đạo
Dĩ nhiên rồi, nếu bạn luôn đặt mục tiêu thăng tiến trong sự nghiệp thì lãnh đạo là một kỹ năng công sở không thể nào không có. Khi làm việc gì bạn cũng cần phải nắm rõ được mục đích cuối cùng và lãnh đạo bản thân để không bị bỏ cuộc giữa chừng hoặc đi quá xa so với yêu cầu của công việc. Hãy biết dừng lại đúng lúc.
Việt Tạ (chia sẻ)