BÀI KIỂM TRA NĂNG LỰC TIẾNG VIỆT TUYỂN VÀO LỚP 6 (THỰC HÀNH TRỰC TIẾP TRÊN WEBSITE) – ĐỀ 1

Dưới đây là BÀI KIỂM TRA NĂNG LỰC TIẾNG VIỆT TUYỂN VÀO LỚP 6. Các em được THỰC HÀNH TRỰC TIẾP TRÊN WEBSITE, có kết quả để các em đối chiếu. Mời các em cùng ôn tập nhé!

BÀI KIỂM TRA NĂNG LỰC TIẾNG VIỆT TUYỂN VÀO LỚP 6

Hãy đọc kỹ yêu cầu bài tập để lựa chọn phương án trả lời đúng nhất.

Bây giờ, Hãy nhấp chuột vào START QUIZ để làm bài các em nhé!

Sau khi trả lời xong tất cả các bài tập. Hãy Clik vào nút FINISH QUIZ để nộp bài.

DƯỚI ĐÂY LÀ ĐỀ IN RA GIẤY ĐỂ RÈN LUYỆN THÊM

Câu 1: Nghĩa của các từ ghép sách vở có hoàn toàn trùng với nghĩa của từ đơn sách, vở hay không? Vì sao?

Yêu cầu như trên đối với các từ ghép: nhà cửa, đất nước.

Câu 2:  Điền tr hay ch thích hợp vào chỗ ….?

      Kể …..uyện phải chung thành với …..uyện, phải kể đúng với các tình tiết của câu ….uyện, các nhân vật có trong …..uyện. Đừng biến giờ kể ……uyện thành giờ đọc …..uyện.

Câu 3: Tìm trạng ngữ trong các câu sau:

a, Một hôm, trong chuyến đi chơi thăm phong cảnh đất nước, Lạc Long Quân gặp Âu Cơ thuộc dòng dõi Tiên ở trên trời, đẹp người đẹp nết.

b, Một năm sau, nhân ngày trong trong gió mát, Lê Lợi cùng các quan đi thuyền dạo chơi trên hồ Tả Vọng.

c, Từ đó, để tỏ lòng ghi nhớ công ơn của Long Quân đã cho mình mượn gươm thần giết giặc, Lê Lợi bèn đổi tên hồ Tả Vọng thành hồ Hoàn Kiếm.

Câu 4: Cho đoan văn sau:

          Vậy là việc đã quyết định rồi. Nhụ đi và sau đó cả nhà sẽ đi. Đã có một làng Bạch Đằng Giang do những người dân chài lập ra ở đảo Mõm Cá Sấu. Hòn đảo đang bồng bềnh đâu đó ở mãi phía chân trời…

a, Tìm danh từ riêng là tên người, tên địa lí trong đoạn văn.

b, Nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.

Câu 5: Tìm bộ phận Chủ ngữ, Vị ngữ, Trạng ngữ trong mỗi câu dưới đây:

          Hồi còn đi học, Hải rất say mê âm nhạc. Từ cái căn gác nhỏ của mình, Hải có thể nghe thấy tất cả các âm thanh náo nhiệt ồn ã của thành phố thủ đô.

Câu 6: Cho các từ sau:

Lững thững, thướt tha, đủng đỉnh, róc rách, thì thào, lác đác, khúc khích, lộp độp, lách cách, the thé, đoàng đoàng, ào ào.

a, Phân các từ láy trên thành các kiểu: láy tiếng, láy âm, láy vần, láy cả âm và vần?

Câu 7: Trong các từ in đậm dưới đây, từ nào là từ đồng âm? Từ nào là từ nhiều nghĩa?

– Giá vàng trong nước tăng đột biến.

– Tấm lòng vàng.

– Chiếc lá vàng rơi xuống sân trường.

Hãy đón xem và thực hành BÀI KIỂM TRA NĂNG LỰC TIẾNG VIỆT TUYỂN VÀO LỚP 6 (THỰC HÀNH TRỰC TIẾP TRÊN WEBSITE)

Dinh Phương (biên soạn)