Hướng dẫn tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp ở cơ sở giáo dục

Bộ GD&ĐT vừa ban hành Công văn 4726/BGDĐT-GDTC về tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục.

Theo đó, Bộ GD&ĐT đề nghị các tỉnh thực hiện ngay một số nội dung, đơn cử như:

Căn cứ phân loại đánh giá, xác định cấp độ dịch theo từng địa bàn; để quyết định tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp phù hợp với tình hình kiểm soát dịch bệnh.

Chỉ đạo thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn; kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 theo quy định, trong đó:

– Địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 3 (nguy cơ cao):

+ Tổ chức dạy học trực tiếp kết hợp với dạy học trực tuyến, trên truyền hình.

+ Căn cứ điều kiện thực tế, các địa phương quyết định kế hoạch dạy học cho từng lớp, khối lớp;

+ Cấp học phổ thông; ưu tiên dạy trực tiếp các lớp 1, lớp 2, lớp 6, lớp 9 và lớp 12; bảo đảm giãn cách phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất; và các điều kiện an toàn trong công tác phòng, chống dịch.

– Đối với các địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 1 và cấp độ 2; (nguy cơ thấp và trung bình):

+ Tổ chức dạy học trực tiếp;

Củng cố các điều kiện hạ tầng công nghệ thông tin, trang thiết bị, phương tiện; để sẵn sàng chuyển sang các hình thức dạy học khác khi dịch bệnh diễn biến phức tạp;…

Xem chi tiết tại Công văn 4726/BGDĐT-GDTC ngày 15/10/2021.

ITRƯỚC KHI HỌC SINH ĐẾN TRƯỜNG
1Xây dựng kế hoạch giáo dục, kịch bản, giải pháp sẵn sàng ứng phó với các tình huống dịch bệnh xảy ra trong nhà trường phù hợp với điều kiện thực tiễn dịch bệnh tại địa phương.
2Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, y tế tại trường học, chú ý đến các yếu tố liên quan đến người khuyết tật.
3Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19; công tác y tế trường học cho học sinh, cha mẹ học sinh; cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên thông qua sổ liên lạc điện tử; hệ thống sổ tay phòng, chống COVID-19; tài liệu hướng dẫn công tác y tế trường học hoặc hệ thống thông tin sẵn có của nhà trường.
4Yêu cầu học sinh, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên thực hiện theo dõi sức khỏe tại nhà và đeo khẩu trang trên đường đến trường.
5Thực hiện vệ sinh, khử trùng trường, lớp, đồ dùng học tập và phương tiện đưa đón (nếu có) theo đúng hướng dẫn của ngành Y tế.
6Kiện toàn bộ phận thường trực về công tác y tế trường học; bố trí phòng cách ly tạm thời, phòng y tế đảm bảo theo quy định, tổ chức hiệu quả công tác tư vấn tâm lý học đường.

Quảng cáo

IIKHI HỌC SINH ĐẾN TRƯỜNG
7Bảo đảm học sinh được giao nhận tại cổng trường (cha mẹ học sinh/người đưa học sinh không vào trong khuôn viên nhà trường).
8Thực hiện vệ sinh các khu vực rửa tay, nhà vệ sinh, phương tiện đưa đón học sinh (nếu có) sau mỗi lần đưa đón theo quy định, bố trí thùng rác có nắp đậy tại vị trí phù hợp.
9Kiểm tra, bổ sung kịp thời xà phòng, dung dịch sát khuẩn tay nhanh và các vật dụng cần thiết khác phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh để chuẩn bị cho buổi học tiếp theo.
10Nhà trường/Ban Chỉ đạo/các Tổ an toàn COVID-19 của trường phân công cán bộ; thực hiện kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch theo quy định tại Công văn số 6666/BYT-MT ngày 16/8/2021; và Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ Y tế; về việc ban hành hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế; thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ.

QC

IIIKHI HỌC SINH KẾT THÚC BUỔI HỌC
11Đảm bảo học sinh, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên giãn cách hợp lý, đeo khẩu trang khi rời trường trở về nhà.
12Bảo đảm học sinh được giao nhận tại cổng trường (cha mẹ học sinh/người thân/người đón học sinh không vào trong khuôn viên nhà trường).

Dinh Phương – KỸ NĂNG CẦN BIẾT