Hiểu đúng về trà hoa đậu biếc: Không phải dùng nhiều là tốt

Với màu xanh tím tự nhiên, nhiều người đang dùng hoa đậu biếc như một loại trà hoặc chất tạo. Tuy nhiên nếu không dùng đúng cách có thể gây hại cho sức khỏe. Việc hiểu đúng về trà hoa đậu biếc: Không phải dùng nhiều là tốt rất cần thiết cho mọi người.

Thời gian gần đây, hoa đậu biếc đang dần trở nên quen thuộc. Và được nhiều người yêu thích bởi màu sắc xanh tím khá lạ mắt. Không chỉ dùng để pha trà mà nhiều người còn sử dụng hoa đậu biếc như một nguyên liệu. Tạo màu cho các món ăn như: thạch, rau câu, xôi, làm bánh,…

Được biết, cây đậu biếc thuộc họ Fabaceae, vốn là một loài cây leo. Vì thế nhiều gia đình thường trồng nó làm hàng rào hoặc thành giàn hoa. Hơn nữa loài hoa này còn khá dễ trồng và ra bông nhiều nên càng được mọi người ưa chuộng.

Theo bác sĩ chuyên khoa 2 (BS.CK2) Hoàng Thanh Hiền. Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng, Bệnh viện Quận 11 (TP.Hồ Chí Minh) chia sẻ trên Thanh niên. Hoa đậu biếc không chỉ có màu sắc đẹp mà còn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Chẳng hạn như làm đẹp, ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị ung thư, tăng cường hệ miễn dịch, kháng khuẩn. Tốt cho tim mạch, kiểm soát lượng đường huyết, cải thiện thị lực, giúp an thần,…

Với những lợi ích này cũng màu sắc xanh tím tự nhiên, không ít người đã cho rằng hoa đậu biếc chính là một loại hoa “thần kỳ”.

Tuy nhiên, cái gì nhiều quá cũng không tốt. Nếu không tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng, người dùng có thể gặp phải những tác động khó lường.

Hoa đậu biếc phơi khô, bảo quản có thể dùng trong một thời gian dài.

Bác sĩ Trần Ngọc Lưu Phương, chuyên khoa Tiêu hóa – Gan mật, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, TP.Hồ Chí Minh cho biết trên VTV9. Anthocyanin chính là chất làm cho hoa có màu xanh tím. Nó có một vài tính chất như chống oxi hóa (cải lão hoàn đồng), giúp bảo vệ thành mạch, bảo vệ tim. Và có thể hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch nhưng khá ít, giúp tiêu thụ năng lượng.

Tuy nhiên bác sĩ Phương khẳng định. Đó chỉ về mặt lý thuyết. Hiện nay những lời “có cánh” trên facebook về loại hoa này chỉ là dựa trên một vài bằng chứng cơ bản từ y học hiện đại.

Cũng theo nguồn tin này, hoa đậu biếc chưa từng có trong danh sách các dược liệu điều trị bệnh tại Việt Nam. Bởi để được đưa vào chữa bệnh trong đông y phải có ít nhất 20 công trình nghiên cứu về tính an toàn, công dụng chữa bệnh. Vì vậy, lợi ích chỉ là tin đồn nhưng cái hại cho sức khỏe thì có thể thấy rõ.

Bác sĩ Phương nói: “Những người hay bị bầm, dễ chảy máu hay những người đang uống thuốc chống đông. Nhất là những bệnh nhân tim mạch thì không nên dùng hoa đậu biếc. Vì nó sẽ tương tác với thuốc, làm rối loạn, khiến tình trạng đông máu, chảy máu nặng hơn”.

“Ngoài ra, chất này còn có tác động với tử cung của chị em phụ nữ. Vì vậy những phụ nữ đang bị bất ổn về kỳ kinh nguyệt hoặc bà bầu cứ nghĩ hoa đậu biếc tốt rồi uống mỗi ngày thì có nguy cơ sảy thai rất cao.”

Đồng thời bác sĩ cũng khuyến cáo. Chúng ta có thể sử dụng hoa đậu biếc để nhuộm màu an toàn trong thực phẩm. Nhưng chỉ nên dừng ở mức đó thôi. Bên cạnh đó, mọi người cũng có thể dùng hoa đậu biếc như một cách giúp đa dạng các loại thức uống. Chứ không phải uống bằng mọi giá để có công dụng làm đẹp.

Ngoài ra, theo Thạc sĩ Lê Thanh Bình, Đại học Dược Hà Nội, cây đậu biếc có hai bộ phận chứa độc là hạt và rễ.

Cụ thể, trong hạt chứa các acid amin và một loại dầu độc dùng làm thuốc tẩy. Trong khi đó, rễ cây có vị chát, chứa các chất nhuận tràng, lợi tiểu nên có thể gây xổ. Tuy nhiên, tại một số quốc gia như Indonesia, Philippines, Ấn Độ, rễ và hạt đậu biếc lại được dùng làm thuốc với liều lượng nhất định. 

Thạc sĩ Bình cảnh báo trên Tiêu dùng: “Ngộ độc xảy ra ở trẻ em khi ăn phải nhiều hạt. Tác dụng kích thích niêm mạc tiêu hóa gây nôn mửa, tiêu chảy nặng. Nhà có trẻ nhỏ, trồng cây đậu biếc phải cẩn thận nhắc nhở trẻ không chơi, không ăn hạt đậu biếc để tránh ngộ độc.”

Hy vọng với những thông tin hữu ích này, bạn đã hiểu rõ hơn về hoa đậu biếc. Và có phương án sử dụng hợp lý để đạt được hiệu quả mà không ảnh hưởng đến sức khỏe mình nhé!

CÁCH SỬ DỤNG HOA ĐẬU BIẾC TƯƠI 

Đối với hoa đậu biếc tươi: Bạn có thể sử dụng bằng cách đun sôi cánh hoa với nước. Ngoài ra, nước ép chiết xuất từ cánh hoa đậu biếc tươi trộn mật ong theo tỉ lệ 1:1 khá thanh mát lại hỗ trợ một số rối loạn về gan hoặc da. Bên cạnh đó, khi dùng nước ép hoa đậu biếc với nước củ gừng sẽ kiểm soát được một số vấn đề về mồ hôi.

Đối với hoa đậu biếc khô: Bạn có thể phơi khô hoa đậu biếc, bảo quản để dùng dần. Đây là một trong những phương pháp được khá nhiều người dùng trà hoa áp dụng hiện nay. Khi dùng, chỉ cần trộn hoa đậu biếc khô với nước rồi đun sôi lên. Nước chuyển sang màu xanh tím là dùng được, có thể cho thêm mật ong hoặc đường, chanh tùy khẩu vị.

XYZ – Theo Thể Thao & Văn Hóa