ĐỀ TỔNG HỢP KHẢO SÁT NĂNG LỰC TUYỂN VÀO LỚP 6 (CÓ ĐÁP ÁN) – ĐỀ 17

ĐỀ TỔNG HỢP KHẢO SÁT NĂNG LỰC TUYỂN VÀO LỚP 6 (CÓ ĐÁP ÁN) – ĐỀ 17. Bộ đề dưới đây giúp các em ôn luyện kiến thức tổng hợp các môn học: Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh mà các em đã được học trong chương trình lớp 5.

Hãy ôn luyện để tự tin tham gia khảo sát các em nhé!

ĐỀ SỐ 17

ĐÁP ÁN ĐẦY ĐỦ CỦA ĐỀ BÀI TRÊN

ĐỀ KHẢO SÁT NĂNG LỰC TUYỂN VÀO LỚP 6 – RÈN LUYỆN THÊM

MÔN TIẾNG VIỆT

Câu 1. Nghĩa của các từ láy dưới đây có điểm nào giống nhau:

Khấp khểnh, gập ghềnh, mấp mô, lấp ló, thập thò, lập lòe.

Tìm thêm 5 từ láy tương tự.

Câu 2. Điền s hoặc x vào chỗ trống

……..áng nay em dậy …….ớm, ……..ửa …..oạn …….ách vở,  ….em lại bài một lượt rồi ….ang nhà bạn Nam rủ bạn cùng đi học. Trường em không …..a, ……ây bằng gạch,……àn bằng …..i măng. Ngoài ….ân trường có cây …oài . Học ….inh ….úm quanh cô giáo. Tiếng kẻng vang lên. Chúng em ….ách cặp, ….ếp hàng vào lớp.

Câu 3. Xếp các tính từ (in nghiêng) vào ba nhóm: tính từ chỉ đặc điểm của sự vật, tính từ chỉ đặc điểm của hoạt động, tính từ chỉ đặc điểm của trạng thái.

            Nhà to, học giỏi, nằm nghiêng, sông dài, hát hay, ngủ ngon, cây cao, chạy nhanh, hiểu sâu, giếng sâu, đi chậm, buồn tê tái, sân rộng, chiến đấu dũng cảm.

Câu 4. Viết 3 từ đơn, 3 từ ghép có trong đoạn thơ.

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Ngày xuân hoa nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình.

Câu 5. Từ ” mùi thơm” thuộc lọai từ nào?

   A. Động từ                                       B. Danh từ                                          C. Tính từ

Câu 6. Có những từ láy nào trong bài văn?

   A. mộc mạc, chân chất, không khí, lạ lùng, nồng nàn, no nê, hăng hắc

   B. mộc mạc, chân chất, rậm rạp, rơm rạ, nồng nàn, no nê, hăng hắcc

   C. mộc mạc, chân chất, rậm rạp, lạ lùng, nồng nàn, no nê, hăng hắc.

Câu 7. Trạng ngữ trong câu văn sau chỉ gì?

“Đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê.”

   A.Nơi chốn                                B. Thời gian                                        C. Nguyên nhân

Câu 8. Có mấy quan hệ từ trong câu “Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng có nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm.”

   A. 2 quan hệ từ. Đó là:………………………………………..

   B. 3 quan hệ từ . Đó là:………………………………………..

   C. 4 quan hệ từ. Đó là :………………………………………..

Câu 9. Cách đánh dấu thanh ở hai tiếng in nghiêng trong hai câu thơ sau đúng hay sai?

     Rằm thu trăng rọi hoà bình

Nhứ ai tiếng hát ân tình thủy chung

A. đúng cả                               B. sai cả                         C. Một tiếng đúng, một tiếng sai.

Câu 10. Câu sau thuộc kiểu câu gì?

Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc.

A. Câu kể Ai là gì?                 B. Câu kể Ai làm gì?                     C. Câu kể Ai thế nào?

Câu 11. Tạo 2 từ ghép có nghĩa phân loại, 2 từ ghép có nghĩa tổng hợp và 2 từ láy từ mỗi tiếng sau: nhỏ, lạnh.

Câu 12. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:

a) Tấm gương trong sáng phản chiếunhững nét sinh hoạt thân quen của làng quê là cái ao làng.

b) Hương từ đây cứ từng đợt từng đợt bay vào làng.

MÔN TOÁN

Câu 1: Tính

a, 87,29 : 43                         b, 2704 : 32                c, 14,4 x 18                  d, 34,02 – 19,20

Câu 2: Hiệu hai số là 22. Số thứ nhất bằng 5/3 số thứ hai. Tìm hai số đó?

Câu 3: Một lớp có 32 học sinh, trong đó số học sinh khá giỏi chiếm 25 %, còn lại là học sinh trung bình. Hỏi lớp đó có bao nhiêu học sinh khá giỏi? bao nhiêu học sinh trung bình. (không có học sinh yếu, kém).

Câu 4: Một sân vận động hình chữ nhật có chu vi là 360m. chiều rộng bằng 1/3 chiều dài.

a, Tính diện tích của sân vận động đó?

b, Người ta đã làm xong 80% diện tích sân, tính diện tích sân chưa làm xong?

Câu 5: Đặt tính rồi tính.

1,5 ngày – 28 giờ           3 và 1/4 giờ – 2 giờ 48 phút             2,25 giờ – 1 và 3/4 giờ

Hãy đón xem và rèn luyện ĐỀ TỔNG HỢP KHẢO SÁT NĂNG LỰC TUYỂN VÀO LỚP 6 (CÓ ĐÁP ÁN) tiếp theo các em nhé!

Tô Ngọc Sơn (biên soạn)