BÀI KIỂM TRA HK I TIẾNG VIỆT LỚP 5 – NĂM HỌC 2021-2022 – ĐỀ 4 (THỰC HÀNH TRỰC TIẾP TRÊN WEBSITE)

ĐỀ 4 BÀI KIỂM TRA HK I TIẾNG VIỆT LỚP 5 – NĂM HỌC 2021-2022 là một bài ôn tập rất đặc biệt. Đến với đề bài này các em sẽ có những trải nghiệm rất tuyệt vời, không chỉ nâng cao kiến thức Tiếng Việt mà các em còn được biết thêm những điều thú vị về Bác trước bạn bè Quốc tế!

Mời các em cùng làm bài!

Đọc thầm bài văn sau và trả lời các câu hỏi:

Được Bác Hồ đến thăm

Bác Hồ đến thăm chúng tôi quá đột ngột. Niềm vui sướng thật không có giấy bút nào tả hết. Anh em chúng tôi chạy ùa ra bờ suối để được nhìn thấy Bác rõ hơn. Những tiếng: “Cháu kính chào Bác ! Cháu kính chào Bác !” kéo dài không ngớt.

Bác Hồ có dáng người thanh cao. Bác đội mũ cát, mặc bộ đồ ka-ki màu vàng nhạt, khoác chiếc áo rét có lông màu xám và đi đôi dép lốp. Gương mặt Bác thật cương nghị với ánh mắt sắc sảo. Bác đang khom người xắn ống quần, bỏ dép ra để lội qua suối. Đồng chí bảo vệ giơ tay đón đôi dép của Bác nhưng Bác ra hiệu không cần thiết. Một tay chống gậy, một tay xách dép, Bác lội băng băng qua dòng nước đang chảy xiết, vượt qua nhiều tảng đá vừa trơn vừa sắc. Sang qua suối, Bác bỏ mũ xuống, giơ tay vẫy chúng tôi. Bác nói:

– Bác đi chào chủ tịch Xu-pha-nu-vông rồi sẽ quay lại nói chuyện với các cháu.

Nói rồi, Bác rảo bước nhanh về phía túp lều tranh của chủ tịch Xu-pha-nu-vông, cách phòng họp chừng mười mét. Còn chúng tôi, ai nấy đều vô cùng cảm động về lời nói giản dị mà biết bao thân thương của Bác. Nhiều người trong chúng tôi cảm kích về lời nói ân tình của Bác đến nỗi nước mắt ướt đẫm hai má…

                                                                             (Xu-van-thon Búp-pha-nu-vông kể)

BÀI KIỂM TRA HK I TIẾNG VIỆT LỚP 5 - NĂM HỌC 2021-2022 - ĐỀ 4

Hãy đọc kỹ yêu cầu bài tập để lựa chọn phương án trả lời đúng nhất.

Bây giờ, Hãy nhấp chuột vào START QUIZ để làm bài các em nhé!

Sau khi trả lời xong tất cả các bài tập. Hãy Clik vào nút FINISH QUIZ để nộp bài.

Đề bài để các em in trên giấy rèn luyện thêm!

Câu 1. (0,5đ) Câu văn nào thể hiện niềm vui của các anh bạn người Lào khi được Bác Hồ đến thăm ?

A. Bác Hồ đến thăm chúng tôi quá đột ngột.

B. Niềm vui sướng thật không có giấy bút nào tả hết.

C. Anh em chúng tôi chạy ùa ra bờ suối để được nhìn thấy Bác rõ hơn.

D. Sang qua suối, Bác bỏ mũ xuống, giơ tay vẫy chúng tôi.

Câu 2. (0,5đ) Nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để hoàn thành các ý tả Bác Hồ.

AB
1) Dáng ngườia) giản dị
2) Gương mặtb) sắc sảo
3) Ánh mắtc) cương nghị
4) Lời nóid) thanh cao

Câu 3. (0,5đ) Vì sao một số anh bạn người Lào lại xúc động đến đẫm nước mắt khi gặp Bác ?

A. Các anh rất yêu thương, kính trọng Bác.

B. Các anh thấy Bác đi qua dòng suối đang chảy xiết.

C. Các anh thấy Bác giơ tay vẫy chào các anh.

D. Các anh nhận thấy lời nói của Bác đầy ân tình.

Câu 4. (0,5đ) Nội dung chính của bài đọc trên là gì ?

A. Nói lên lối sống giản dị của Bác Hồ.

B. Các anh bạn người Lào rất kính trọng Bác.

C. Bác Hồ rất quan tâm đến người khác.

D. Bác Hồ tuổi đã cao, sức khoẻ yếu.

Câu 5. (1đ). Hãy viết vào chỗ chấm 2 câu thơ nói lên tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi hoặc 2 câu thơ nói lên tình cảm thiếu nhi với Bác Hồ.

………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………..

Câu 6. (1đ) Hãy viết đoạn văn (khoảng 4 câu) nói lên cảm nghĩ của em về Bác Hồ.

………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………..

Câu 7. (0,5đ) Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.

Quan hệ từ nhưng trong câu văn “Đồng chí bảo vệ giơ tay đón đôi dép của Bác nhưng Bác ra hiệu không cần thiết.” biểu thị mối quan hệ gì ?

A. Tương phản.B. Nguyên nhân – kết quả.
C. Tăng tiến.D. Giả thuyết – kết quả.

Câu 8. (0,5đ) Hãy tìm và gạch chân dưới tính từ có trong câu văn sau : 

Bác Hồ có dáng người thanh cao.

Câu 9. (1đ) Hãy tìm ít nhất 2 từ đồng nghĩa với từ “vui sướng”

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Câu 10. (1đ) Hãy sử dụng quan hệ từ phù hợp để chuyển câu văn cho dưới đây thành một câu mới rồi viết vào chỗ chấm. 

Sang qua suối, Bác bỏ mũ xuống, giơ tay vẫy chúng tôi.

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Ngọc Sơn (biên soạn)