BÀI GIẢNG NỘI DUNG TRIỂN KHAI TẬP HUẤN MODUN 2 – 3 MÔN TIẾNG VIỆT

Dưới đây là nội dung Bài giảng Modun 2 và Modun 3 dành tập huấn đại trà cho Giáo viên phổ thông rất hữu ích, tất cả mọi người nên tìm hiểu và tham khảo.

I. NỘI DUNG 1: Sử dụng PP, HT kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt

1.Yêu cầu cần đạt

Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Năng lực đặc thù: năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học.

1.1. Nội dung môn Tiếng Việt

– Các kĩ năng ngôn ngữ: KN đọc, KN viết, KN nói và nghe

– Các kiến thức: KT ngôn ngữ, KT văn học

1.2 Lựa chọn và sử dụng phương pháp kiểm tra đánh giá trong môn Tiếng Việt đảm bảo mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực.

  1. Nhóm phương pháp kiểm tra viết

Câu hỏi có nhiều lựa chọn.

Câu hỏi ghép đôi (ghép hợp).

Câu hỏi Đúng / Sai.

Câu hỏi tự luận.

       1.2.2 Nhóm phương pháp quan sát

a) Sổ ghi chép các sự kiện hàng ngày

Đây là công cụ do GV tự làm, dùng để ghi chép những sự kiện GV nhận thấy trong khi tiếp xúc với HS ở lớp học. Mỗi GV cần có một sổ ghi chép các sự kiện hàng ngày của HS. Trong sổ này, GV dành cho mỗi HS một vài trang. Tất nhiên GV không thể ghi chép nhiều sự kiện của nhiều HS. Do dó GV cần chọn lựa sự kiện để ghi chép, cụ thể là:

           + Chỉ dùng để đánh giá số ít những HS cần tới sự giúp đỡ đặc biệt của GV (những HS học lực yếu, những HS thiếu tự tin, những HS có khăn về học tập …)

           + Chọn những hành vi của HS không thể ĐG được bằng các phương pháp khác, ví dụ HS phản ứng thái quá với ý kiến khác biệt (chỉ trích ý kiến của bạn khi thấy ý kiến đó khác với ý kiến của mình), thái độ hợp tác với GV khi được mời phát biểu ý kiến (không nói gì khi được GV yêu cầu phát biểu) …

MẪU GHI CHÉP SỰ KIỆN HÀNG NGÀY
Tên học sinh: Vũ Duy An                 Lớp: 3C  
Thời gian: trong giờ học                  Địa điểm: lớp học
Người quan sát: giáo viên chủ nhiệm
Mô tả sự kiện:
Nhận xét của GV:
Ghi chú về cách giải quyết của GV  

Khi ghi chép GV cần tập trung vào 3 nội dung: mô tả sự kiện, nhận xét của GV, ghi chú về cách giải quyết của GV. Dưới đây là một ví dụ ghi chép sự kiện hàng ngày trong sổ ghi chép sự kiện của GV về kĩ năng nghe nói tương tác của một HS lớp 2:

  • Thang đo hoặc phiếu quan sát

Thang đo (còn gọi là phiếu quan sát) là công cụ cho phép GV thu thập những thông tin để đưa ra những nhận định về kết quả học tập của HS theo những tiêu chí được mô tả thành từng mức độ rất rõ ràng. Có nhiều loại phiếu quan sát. Trong môn Tiếng Việt, phiếu quan sát dạng đồ thị có mô tả được dùng phổ biến hơn cả. (gọi tắt là phiếu quan sát)

  • Bảng kiểm tra

Bảng kiểm tra (gọi tắt là bảng kiểm) có hình thức và cách dùng gần giống như phiếu quan sát. Chỗ khác của bảng kiểm với phiếu quan sát là: phiếu quan sát chỉ ra các mức độ của một kĩ năng, một hành vi thì bảng kiểm chỉ yêu cầu trả lời câu hỏi Có? hay Không có? kĩ năng hay hành vi cần đo. Trong môn Tiếng Việt, bảng kiểm dùng đánh giá sản phẩm của HS như: một bài văn đã được viết ra, một hồ sơ học tập, một dự án nhỏ của HS. Bảng kiểm không chỉ là công cụ dùng cho GV đánh giá kết quả học của HS, mà còn là công cụ dùng cho HS tự đánh giá kết quả học của bản thân và đánh giá lẫn nhau.

Ví dụ về bảng kiểm

  1. Bảng kiểm dùng cho GV đánh giá kĩ năng nghe của HS lớp 3:

Ghi dấu + vào ô trống HS có thực hiện, ghi dấu – vào ô trống HS không thực hiện khi nghe bạn trình bày ý kiến trong nhóm.

1. Chú ý lắng nghe, nhìn vào người nói.
2. Đặt câu hỏi để hiểu rõ hơn nội dung đã nghe
3. Bày tỏ ý kiến đồng ý hay ý kiến điều chỉnh, bổ sung ý kiến đã nghe
  1. 1.2.3       Nhóm phương pháp vấn đáp

Vấn đáp là phương pháp GV đặt câu hỏi để HS trả lời hoặc GV đặt câu hỏi để HS nêu lại câu hỏi cho GV nhằm rút ra những kết luận, những kiến thức mới, những quy trình thực hiện mới mà HS cần nắm được để thực hiện. Vấn đáp không chỉ được dùng trong đánh giá kết quả học trong các bài học mà còn được dùng vào đánh giá cuối mỗi giai đoạn học (đánh giá định kì bằng các bài thi vấn đáp trong môn ngoại ngữ). Có nhiều hình thức vấn đáp. Trong đánh giá kết quả học môn Tiếng Việt, hình thức vấn đáp củng cố vấn đáp kiểm tra thường xuyên được dùng.

  1. Nhóm phương pháp đánh giá hồ sơ học tập và sản phẩm học tập

Hồ sơ học tập là một bộ sưu tập tương đối có hệ thống về sản phẩm các hoạt động của HS. Hồ sơ học tập giúp GV đánh giá được sự tiến bộ của HS trong một thời gian học. Trong môn Tiếng Việt, GV có thể cho HS làm hồ sơ học tập để học đọc rộng các văn bản thuộc cùng một chủ đề (ví dụ: đọc rộng những văn bản về chủ điểm truyền thống chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta), hồ sơ học tập để học viết một kiểu bài văn (ví dụ: hồ sơ về viết bài văn tả con vật, hồ sơ về viết bài văn tả cây cối…)

Các hình thức kiểm tra, đánh giá: Đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì.

II. NỘI DUNG 2. Xây dựng công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của HS trong môn Tiếng Việt

1. Công cụ kiểm tra đánh giá

  1. Công cụ đánh giá năng lực đọc
  2. Công cụ đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng (kĩ thuật đọc)

Đọc thành tiếng là một kĩ năng thực hiện. Phương pháp tốt nhất và phổ biến dùng để đánh giá kĩ năng này là phương pháp quan sát và thu thập thông tin bằng phiếu quan sát. Căn cứ vào yêu cầu cần đạt về kĩ thuật đọc nêu trong chương trình ở từng lớp, GV có thể soạn công cụ để quan sát kĩ năng này của HS, dựa trên các thông tin đã thu thập được phiếu quan sát, GV đưa ra nhận xét.

  • Công cụ đánh giá kĩ năng đọc hiểu (đầu ra của NL đọc)

Đọc hiểu là kĩ năng thể hiện đầu ra của việc học đọc. Phương pháp tốt để ĐG đọc hiểu là phương pháp kiểm tra viết trong đó có sử dụng loại câu hỏi trắc nghiệm lựa chọn, câu hỏi tự luận hạn chế. Bên cạnh phương pháp kiểm tra viết, phương pháp vấn đáp cũng là một phương pháp dùng để ĐG kĩ năng đọc hiểu ngay trên lớp học, trong mỗi bài học.

1.2 Công cụ đánh giá năng lực viết

  1. Công cụ đánh giá kĩ năng viết chữ (kĩ thuật viết)

Kĩ năng viết chữ trong phần Tập viết, kĩ năng viết đúng các từ chứa những hiện tượng chính tả HS dễ viết sai, kĩ năng viết chính tả một đoạn văn dưới dạng tập chép hoặc nghe viết hợp thành kĩ năng viết chữ (còn gọi chung là kĩ thuật viết). Ở các lớp đầu cấp TH, kĩ năng viết chữ có một vai trò quan trọng, nó giúp HS biết viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, viết đúng quy tắc chính tả, biết trình bày bài viết sạch đẹp, những điều đó làm nền tảng cho việc viết văn bản sau này. Do vậy ở các lớp 1, 2, 3 đánh giá kĩ năng viết chữ được thực hiện cả ở hình thức ĐGTX và ĐGĐK.

Ở lớp 1 và lớp 2, ĐGTX trong kĩ năng viết chữ có 2 phần: ĐG Tập viết và đánh giá viết chính tả.

  • Công cụ đánh giá kĩ năng viết văn bản (còn gọi là đánh giá năng lực viết)

Viết văn bản là một kĩ năng quan trọng trong môn Tiếng Việt, nó là đầu ra của năng lực viết. Do đó thực chất của việc đánh giá kĩ năng viết văn bản là đánh giá năng lực viết của HS. Vì tầm quan trọng của NL viết, nên NL này được ĐG ở cả hình thức ĐGTX và ĐGĐK. Có 2 yêu cầu cần đạt về NL viết: yêu cầu về quy trình viết, yêu cầu về sản phẩm viết.

Khi thực hiện ĐGTX năng lực viết, cần ĐG cả 2 yêu cầu là quy trình viết và sản phẩm viết. Quy trình viết được đánh giá bằng phương pháp quan sát với công cụ bảng kiểm. Trong từng bài học, khi cho HS viết đoạn văn, bài văn, GV quan sát HS thực hành viết và dùng bảng kiểm để ĐG việc HS thực hiện quy trình viết.

        1.3 Công cụ đánh giá năng lực nghe, năng lực nói

Năng lực nói và năng lực nghe trong môn Tiếng Việt chủ yếu được đánh giá bằng hình thức ĐGTX.

Trong yêu cầu cần đạt về nói và nghe ở các lớp 1, 2, 3 đều có yêu cầu về thói quen nghe và thói quen nói. Để ĐG thói quen trong nói và nghe, GV cần dùng phương pháp quan sát với công cụ bảng kiểm.

2. Thiết kế công cụ kiểm tra đánh giá dùng trong môn TV

* Quy trình biên soạn câu hỏi

Việc biên soạn câu hỏi cần làm việc theo nhóm (nhóm GV cùng một khối lớp, ví dụ biên soạn câu hỏi để ĐG học sinh lớp 1 thì nhóm GV là GV khối 1, hoặc nhóm chuyên gia bao gồm hiệu phó phụ trách chuyên môn của trường và GV trưởng khối). Trình tự biên soạn câu hỏi theo các bước sau:

Bước 1: Mỗi chuyên gia (GV và người phụ trách chuyên môn môn Tiếng Việt). Công việc này bao gồm soạn câu hỏi, soạn đáp án và hướng dẫn chấm đểm từng câu hỏi.

Bước 2: Trao đổi với nhóm về từng câu hỏi / bài tập bằng cách:

+ Trả lời những câu hỏi sau: Câu hỏi / bài tập này đánh giá năng lực gì? Nó thuộc câu hỏi ở mức nào? Mức điểm cho câu hỏi.

+ Nhóm chuyên gia trao đổi về từng câu hỏi

Bước 3: Thử nghiệm trên lớp học một số câu hỏi để đánh giá tính khả thi của câu hỏi/bài tập.

Bước 4: Điều chỉnh câu hỏi/bài tập (nếu cần)

3. Xây dựng kế hoạch đánh giá trong một chủ đề

Dùng phiếu quan sát hoặc bảng kiểm để QS HS khoảng 3 lần trong một học kì, GV sẽ có được kết quả của học sinh theo thời gian và thấy được sự phát triển về từng kĩ năng của HS.

III. NỘI DUNG 3. Sử dụng và phân tích kết quả đánh giá theo đương phát triển năng lực trong môn Tiếng Việt

  1. Quan niệm về đường phát triển năng lực

Đường phát triển năng lực được hiểu như một trục phát triển học tập, nó mô tả trình tự tư duy nâng dần từ đơn giản đến phức tạp về nội dung kiến thức, các hoạt động thực hành, vận dụng trong một khoảng thời gian đủ dài tùy theo thực tiễn giảng dạy.1 Đường phát triển NL có nhiều mức, tuy nhiên không có giới hạn đầu và cuối cùng. Bởi lẽ sẽ có những HS chỉ đạt mức ở dưới mức đầu tiên, đó là những HS có khó khăn trong học tập; có thể có những HS đạt kết quả cao hơn mức cuối, đó là những HS có khả năng đặc biệt cao ở một NL.

Trong bối cảnh chương trình giáo dục phổ thông các môn học chưa đưa ra được đường phát triển năng lực của mỗi năng lực chuyên môn hoặc chưa đưa ra được đường phát triển của các kĩ năng là thành tố của các NL chuyên môn trong môn học, thì việc đánh giá kết quả học tập của HS vẫn cần được phân tích theo trục phát triển học tập của HS để ghi nhận sự tiến bộ của từng em.

                      2. Sử dụng và phân tích kết quả đánh giá theo đường phát triển năng lực để ghi nhận sự tiến bộ của HS và đổi mới PPDH đối với môn học

Khi phân tích kết quả học tập của HS theo trục phát triển học tập trong một thời gian khoảng nửa học kì hoặc trong một học kì, một năm học, GV có thể xác nhận sự tiến bộ của HS về một kĩ năng trong môn học.

Tô Ngọc Sơn – KỸ NĂNG CẦN BIẾT