BÀI GIẢNG CÁC KIỂU CÂU THEO MỤC ĐÍCH NÓI

BÀI GIẢNG CÁC KIỂU CÂU THEO MỤC ĐÍCH NÓI rất mới lạ và hấp dẫn. Đây là Bài giảng ôn tập tổng hợp các kiến thức về Câu mà các em học sinh đã được học trong chương trình lớp 4 và cả lớp 5.

Bài giảng này không chỉ là tư liệu giúp thầy cô ôn luyện kiến thức về câu cho học sinh lớp 4, lớp 5 mà còn là bài giảng quý cho các bậc Phụ huynh cùng con ôn tập và bổ sung kiến thức trong mùa dịch, hè 2021 này.

Bài giảng gồm 2 phần: Lý thuyết về câu phân chia theo mục đích nói; phần 2 là Hệ thống bài tập có đáp án và hệ thống bài tập làm thêm ngoài bài giảng giúp các em củng cố thêm kiến thức.

Bài giảng được Soạn rất chi tiết và công phu. Hi vọng giúp ích thầy cô, Phụ huynh và các em học sinh Ôn tập hè và trong cả các kỳ Kiểm tra trong năm học.

Bài tập làm thêm

1. Câu “Trời hôm nay thật đẹp.” thuộc kiểu câu gì?

a. Câu trần thuật

b. Câu nghi vấn

c. Câu cảm thán

d. Câu cầu khiến

2. Kiểu câu nào được sử dụng phổ biến nhất trong giao tiếp?

a. Câu cầu khiến

b. Câu cảm thán

c. Câu trần thuật

d. Câu phủ định

3. Những kiểu câu nào có thể dùng để bộc lộ cảm xúc?

a. Câu cảm thán, câu cầu khiến

b. Câu cảm thán, câu nghi vấn, câu cầu khiến

c. Câu cảm thán, câu nghi vấn, câu trần thuật

d. Câu cảm thán, câu trần thuật

4. Câu nào dưới đây là câu trần thuật?

a. Ôi, tôi khổ quá mà!

b. Đừng than vãn nữa.

c. Tôi khổ quá mà phải không?

d. Tôi thấy tôi thật khổ.

5. Câu “Cậu đừng lo lắng quá, tất cả sẽ ổn thôi!” có chức năng gì?

a. Bộc lộ cảm xúc

b. Ra lệnh

c. Yêu cầu

d. Khuyên bảo

6. Câu “Anh đi đâu, tôi đưa đi.” thuộc kiểu câu gì?

a. Câu trần thuật

b. Câu cầu khiến

c. Câu cảm thán

d. Câu phủ định

7. Kiểu câu nào sau đây KHÔNG phải được chia theo mục đích nói?

a. Câu cầu khiến

b. Câu nghi vấn

c. Câu ghép

d. Câu trần thuật

8. Câu nào sau đây KHÔNG phải là câu phủ định?

a. Tôi không muốn tham gia vào hoạt động tập thể.

b. Loài hoa này không có mùi hương.

c. Con chó ấy chẳng những đáng yêu mà còn thông minh nữa.

d. Câu chuyện đó chẳng có ý nghĩa gì.

9. Nhóm từ nào dưới đây là một trong những dấu hiệu nhận biết câu nghi vấn?

a. Trời ơi, ôi, chao ôi

b. Không, đừng, chớ

c. Ai, gì, nào

d. Hãy, nên, đi

10. Câu nào dưới đây là không phải câu phủ định?

a. Không có sách là không có tri thức.

b. Tôi không đồng ý việc anh làm.

c. Ngoài tôi, Hằng, Mai, Lan thì không ai nhớ ngày sinh nhật của cậu ấy

d. Bài thơ này mà hay à?

Với những nội dung trong bài giảng và hệ thống bài tập trong bài viết BÀI GIẢNG CÁC KIỂU CÂU THEO MỤC ĐÍCH NÓI – KỸ NĂNG CẦN BIẾT hi vọng giúp thầy cô và các em học sinh ôn tập tốt hơn!

Dinh Phương (tổng hợp)