11 thủ phạm gây ung thư

Trong xã hội hiện đại, ung thư nhanh chóng trở thành vấn đề toàn cầu. Ung thư là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. 11 thủ phạm gây ung thư mà không ai ngờ tới. Nếu nhận thức được các nguy cơ gây bệnh, bạn có thể phòng tránh được “án tử” này.

Theo Viện Ung thư Hoa Kỳ, khoảng 39,6% đàn ông và phụ nữ sẽ được chẩn đoán có nguy cơ mắc ung thư. Ung thư có thể xảy ra tại bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời.

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, yếu tố di truyền chỉ chiếm khoảng ½ trong các nguyên nhân gây bệnh ung thư. Các yếu tố môi trường và kinh tế xã hội ngày càng chiếm phần lớn trong các nguyên nhân gây bệnh.

Theo Tiến sĩ Mỹ Josh Axe: chế độ ăn, béo phì, mất cân bằng hormone, viêm mãn tính. Đấy là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư. Những nguyên nhân ung thư bắt nguồn từ nhiều thói quen hầu hết chúng ta cho rằng “vô hại”. Nhưng chính 11 Thủ Phạm Gây Ung Thư lại làm tăng nguy cơ gây bệnh. Đây chính là một số thủ phạm “không ai ngờ”.

1. Nơi bạn sinh sống

Một nghiên cứu năm 2017 được đăng trên tạp chí Ung thư tại Mỹ. Người dân sinh sống ở những quận có chất lượng không khí, nước, đất, môi trường xây dựng và các yếu tố xã hội học nghèo nàn thường có tỷ lệ mắc bệnh ung thư cao.

Chất lượng không khí kém, môi trường xây dựng gia tăng tỷ lệ ung thư. Nam giới và phụ nữ thường ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú. Các nghiên cứu khác cũng phát hiện người dân sống ở các khu phố cổ có nguy cơ ung thư cao hơn do ô nhiễm không khí.

2. Mùi hương nhân tạo

Tiến sẽ Axe cho biết, các nhà nghiên cứu tiến hành đo “hóa chất hữu cơ dễ bay hơi” trong 5 ngày. Sau quá trình kiểm tra, các nhà khoa học đã đo được nồng độ chất limonene. Hóa chất được tạo ra để tạo mùi cam quýt.

Hóa chất này khi được phóng ra không khí có thể phản ứng với oxzon tạo ra formaldehyde. Có liên quan đến một số loại ung thư nguy hiểm như ung thư bạch cầu tủy, ung thư vòm họng.

Ngoài ra, các sản phẩm sử dụng mùi hương nhân tạo này cũng có liên quan đến các hội chứng rối loạn hormone, bệnh suyễn và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.

3. Mức tiêu thụ rượu bia

Năm 2016, các nhà nghiên cứu Đan Mạch đã tuyên bố kết quả nghiên cứu liên quan đến sự gia tăng mức tiêu thụ rượu và nguy cơ ung thư vú. Theo đó, các chuyên gia đã phát hiện ra phụ nữ tăng lượng rượu bia trong thời gian 5 năm có thể phải đối mặt với nguy cơ ung thư vú cao hơn.

Ngoài ung thư vú, các nhà nghiên cứu còn phát hiện mối liên quan giữa rượu và ung thư cổ tử cung, ung thư thực quản, ung thư gan và ung thư trực tràng.

4. Mùn cưa

Đây có thể là nguyên nhân gây ung thư bạn chưa bao giờ nghe đến trước đây. Tuy nhiên, theo Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC), bụi gỗ (mùn cưa) là một trong những nguyên nhân gây ung thư ở người.

Nghiên cứu cho thấy, thợ mộc hay những người lao động liên quan đến nghề sản xuất nội thất có nhiều khả năng phát triển ung thư mũi cao.

5. Bao bì thực phẩm

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng được khuyến cáo chế độ ăn uống. Nhưng thực tế, bao bì đóng gói đồ ăn nhanh, hộp nhựa, hộp xốp rất nguy hại. Chúng thường chứa các hợp chất perfluor hóa, còn được gọi là PFCs và PFASs.

Hóa chất này có thể ngấm vào thức ăn, đi vào cơ thể tăng nguy cơ ung thư và các vấn đề sinh sản, suy giảm chức năng miễn dịch.

6. Một số loại kem chống nắng

Không dùng kem chống nắng và tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời tăng nguy cơ ung thư da. Tuy nhiên, việc lạm dụng sai loại kem chống nắng cũng gây ra những rủi ro đáng tiếc. Benzophenone-3 (hoặc oxybenzone) – thành phần phổ biến trong các loại kem chống nắng có thể tạo ra các gốc tự do, gây ra sự phá hủy DNA, tăng nguy cơ phát triển ung thư.

7. Thiếu vitamin D

Theo các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Ung thư Moores thuộc Đại học Califonia, San Diego. Nơi này đã có khoảng 250 nghìn ca ung thư trực tràng, 350 nghìn ca ung thư vú . Nhưng có thể được ngăn ngừa bằng cách bổ sung vitamin D3 đầy đủ.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành kiểm tra mối liên quan giữa vitamin D và ung thư. Đã sử dụng các phép đo vệ tinh ánh nắng mặt trời và độ che phủ mây. Sau đó, họ lấy thông tin đó và phân tích mức độ vitamin D trong máu. Cuối cùng, họ tìm ra mối tương quan giữa vitamin D và nguy cơ ung thư đại trực tràng, ung thư vú. Thường xuất hiện ở những người có hàm lượng vitamin D thấp.

8. Các loại vi khuẩn

Một số loại virus và vi khuẩn gây ra những nguy cơ sức khỏe ngắn hạn. Tuy nhiên, một số loại khác còn gây ra các vấn đề sức khỏe lâu dài như ung thư. Một số nghiên cứu đã phát hiện, các virus như virus Epstein-Barr và HIV còn liên quan đến một số bệnh ung thư.

Theo các nhà khoa học Đại học Bắc Carolina (Mỹ), Việc nhiễm virus EBV hiếm khi gây ra bệnh tật. Tuy nhiên virus EBV lại xuất hiện trong một số loại ung thư. Thường gồm ung thư hạch và ung thư vòm họng. Protein của virus EBV đã “đánh cắp” cơ chế kiểm soát sinh trưởng của tế bào. Dẫn tới sự sinh trưởng tế bào không thể kiểm soát. Qua đó dẫn đến ung thư.

Một số nghiên cứu cũng chỉ ra bệnh nhân HIV có nguy cơ cao mắc ung thư biểu mô không Hodgkin và ung thư cổ tử cung.

9. Làm việc ca đêm

Gần 15% người Mỹ làm thêm ca đêm. Theo một số nghiên cứu lớn, công việc ban đêm có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở một số đối tượng.

Các nhà nghiên cứu Mỹ phát hiện khi mọi người làm việc vào ban đêm, sẽ sản sinh ra ít loại chất vốn là sản phẩm phụ của quá trình sửa chữa mô ADN. Nghĩa là, cơ thể khó thực hiện quá trình hồi phục thiết yếu đối với các tế bào. Quá trình này đáng lẽ phải xảy ra tự nhiên trong đêm. Theo thời gian, sự tích tụ này có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở nhiều cơ quan cơ thể.

10. Thực phẩm chiên rán

Ai cũng biết rõ nguy cơ ung thư với các thực phẩm chiên rán. Tuy nhiên, Acrylamide là một hóa chất được tạo ra trong các loại thực phẩm có tinh bột (như khoai tây và bánh mì nướng) khi chúng được nấu ở nhiệt độ cao.

Việc chiên rán các thực phẩm này trên 248 độ có thể kích hoạt sự hình thành hóa chất acrylamide – hóa chất có thể hây tổn thương DNA và ung thư ở động vật.

11. Lối sống ít vận động

Một phân tích năm 2014 của Đại học Regensburg, Đức xuất bản đánh giá mối tương quan giữa thời gian xem truyền hình, thời gian ngồi giải trí, thời gian ngồi làm việc… và nguy cơ ung thư. Các nhà nghiên cứu phát hiện, những người ít vận động thường có nguy cơ cao hơn mắc ung thư đại tràng, nội mạc tử cung và ung thư phổi.

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo, người lớn nên hoạt động vừa phải ít nhất 150, hoặc 75 phút hoạt động mạnh mỗi tuần. Điều này không bao gồm các hoạt động hàng ngày như đi cầu thang bộ, làm công việc nhà.

Trên đây là 11 thủ phạm gây ung thư mà it ai ngờ tới. Hãy hiểu biết để có thể tránh những nguy cơ xấu cho chính mình!

Tạ Quốc Việt (Sưu tầm)