Để buổi thuyết trình, tranh luận của chúng ta đạt hiệu quả và thành công, trong quá trình thực hiện chúng ta cần chú ý những cách thức, những biểu hiện, những cử chỉ, lời nói, thái độ,… của bản thân khi diễn giải, trình bày,…
09 lời khuyên chân thành và hữu ích sau đây, chúng ta cần quan tâm.
1. Giữ tư thế tốt. Đừng khoanh tay trước ngực, bạn nên mở rộng vòng tay. Đừng tự thu nhỏ mình mà nên đứng thẳng lưng. Hãy luôn tự tin trước đám đông.
2. Đừng tranh cãi với người nghe vì việc này làm bạn mất tập trung vào phần thuyết trình. Hãy cho họ biết quan điểm đó rất thú vị nhưng bạn sẽ kiểm tra và trao đổi thêm với họ sau.
3. Đừng chỉ nhìn sàn nhà mà quên nhìn vào mọi người. Tuy nhiên, cũng đừng nhìn chằm chằm vào một người mà bạn nên ‘quét’ qua cả khán phòng, hội trường,…. Nên nhớ nhìn xung quanh phòng, đừng chỉ nhìn vào giữa phòng. Hãy di chuyển qua lại trong khi thuyết trình vì nó làm bạn trông thoải mái và tự tin.
4. Cần phải chú ý dáng đứng, tướng đi (di chuyển) của bạn (nên xem kiếng sửa trước khi đứng trước mọi người) khi thuyết trình. Đặc điểm này thể hiện tính cách, nhân phẩm, … của bản thân bạn và cũng chính là một trong những chi tiết góp phần làm tăng giá trị bài thuyết trình, giúp cho phần thuyết trình thành công cao.
5. Đừng lo lắng nếu bạn mắc lỗi. Nếu bạn không gây sự chú ý thì hãy tìm cách tự sửa lỗi, chắc chắn sẽ không ai nhận ra và nếu có thì họ cũng sẽ quên nhanh chóng.
6. Hãy tự tin khi phần thuyết trình sắp kết thúc và gợi mở để xem mọi người có câu hỏi hoặc bình luận gì không. Việc này sẽ làm bạn có vẻ chín chắn và để mọi người biết bạn rất quan tâm đến chủ đề của mình.
7. Nên nhớ rằng Power Point chỉ là một công cụ dành cho khán giả, không phải nội dung phần nói của bạn. Phần thuyết trình của bạn sẽ chứa nhiều thông tin hơn những gì bạn trình chiếu trên Power Point, và bạn không nên thêm quá nhiều chữ trên mỗi trang.
8. Bạn nên biết rằng mọi người rất dễ bị xao lãng, ồn ào, mất tập trung khi bài thuyết trình của bạn cứ diễn ra đều đều, giọng nói bạn cứ phát đều như một máy quay mà không chút lên xuống, …
9. Hãy cố gắng thu hút sự chú ý của mọi người bằng những cử chỉ, điêu bộ, nét mặt, thái độ,… đặc biệt giọng nói cần có chút thay đổi để tạo điểm nhấn, gây sự chú ý, tò mò của người nghe.
Xin mời mọi người bổ sung thêm bí quyết để giúp những cuộc trò chuyện thuyết trình, giảng giải của mọi người trở nên chất lượng và đạt hiệu quả hơn.
Định Phương (ghi)/ Nguồn: https://www.wikihow.vn/