TỔNG HỢP TẤT CẢ ĐÁP ÁN MODUN 3

KỸ NĂNG CẦN BIẾT đã tổng hợp được các đáp án của các bài thực hành trong Modun 3 xin giới thiệu đến quý thầy cô để tham khảo.

Đáp án câu hỏi nội dung 1 Mô đun 3 tiểu học

Câu 1: Nội dung tự chủ đối với trường Tiểu học công lậ?

a. Tự chủ về tổ chức bộ máy; tự chủ về nhân sự; tự chủ tài chính;

b. Tự chủ về tổ chức bộ máy; tự chủ về thực hiện nhiệm vụ; tự chủ về nhân sự;

c. Tự chủ về thực hiện nhiệm vụ; tự chủ về tổ chức bộ máy; tự chủ về nhân sự; tự chủ tài chính.

d. Tự chủ về xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển nhà trường; tự chủ về tổ chức bộ máy; tự chủ tài chính.

Câu 2: Phần lớn các trường Tiểu học công lập thuộc loại:

a. Tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư

b. Tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên

c. Tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên

d. Tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên

Câu 3 Trách nhiệm giải trình của trường học là?

a. Báo cáo, giải thích những hoạt động của nhà trường cho các bên liên quan

b. Sự thừa nhận về trách nhiệm đối với mọi hành động, mọi sản phẩm, mọi quyết định hay chính sách mà nhà trường đưa ra trong việc quản lý và thực hiện công việc; gắn với nghĩa vụ báo cáo, giải thích cho những các hoạt động của nhà trường và tác động của nó

c. Nhận về trách nhiệm đối với một số quyết định của nhà trường

d. Nhận về trách nhiệm đối với mọi hành động của nhà trường đưa ra trong việc lãnh đạo, quản lý và thực hiện công việc

Câu 4 Trường học tự chủ là:

a. Là trường học được quyền ra các quyết định về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự

b. Là trường học được quyền ra các quyết định về thực hiện nhiệm vụ, hội đồng trường, tài chính

c. Là trường học được quyền ra các quyết định về tổ chức bộ máy, nhân sự, hội đồng trường, tài chính

d. Là trường học được quyền ra các quyết định về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính

Câu 5 Tự chủ về nhân sự, bộ máy của trường Tiểu học công lập là:

a. Nhà trường tự chủ trong việc quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị trong trường

b. Nhà trường xây dựng phương án sắp xếp lại bộ máy, nhân sự theo vị trí công việc trình các cấp có thẩm quyền quyết định

c. Nhà trường tự chủ trong việc sàng lọc đội ngũ và tuyển dụng mới

d. Nhà trường xin ý kiến chỉ đạo và chấp hành sự chỉ đạo của cấp trên

2. Đáp án câu hỏi nội dung 2 Mô đun 3 tiểu học

Câu 1: Quản trị tài chính của trường Tiểu học phải hướng tới mục tiêu cuối cùng:

a. Kết quả giáo dục học sinh tốt hơn

b. Thu nhập của giáo viên, nhân viên, cán bộ ngày càng tốt hơn

c. Năng lực nghề nghiệp của giáo viên tốt hơn

d. Cơ sở vật chất, thiết bị, công nghệ dạy học, giáo dục tốt hơn

Câu 2 Vai trò của Hiệu trưởng trong quản trị tài chính trường Tiểu học để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018:

a. Hiệu trưởng chủ động lập kế hoạch thu, chi nguồn ngân sách Nhà nước đúng theo quy định của pháp luật để tạo ra chất lượng, hiệu quả giáo dục đích thực

b. Hiệu trưởng chủ động lập kế hoạch thu, chi nguồn kinh phí từ xã hội hóa để tạo ra chất lượng, hiệu quả giáo dục đích thực

c. Hiệu trưởng chủ động lập kế hoạch thu, chi nguồn ngân sách Nhà nước và nguồn kinh phí từ xã hội hóa đúng theo quy định của pháp luật để tạo ra chất lượng, hiệu quả giáo dục đích thực

d. Hiệu trưởng chủ động lập kế hoạch chi nguồn kinh phí từ xã hội hóa theo thực tế công việc trên nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý, công khai, tiết kiệm theo cam kết của người tài trợ để tạo ra chất lượng, hiệu quả giáo dục đích thực

Câu 3: Trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, quản trị gắn với trách nhiệm giải trình trường Tiểu học có thay đổi cơ bản, đó là:

a. Tự chủ và trách nhiệm giải trình hướng đến nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh

b. Tự chủ và trách nhiệm giải trình hướng đến phát triển năng lực học sinh

c. Tự chủ và trách nhiệm giải trình hướng đến việc tăng cường trách nhiệm của CBQL và giáo viên

d. Tất cả các phương án trên

Câu 4: Trách nhiệm của Hiệu trưởng trường Tiểu học trong quản trị tài chính để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 là: Lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán trình cấp trên phê duyệt; xây dựng và tổ chức thực hiện…………….., quy chế sử dụng tài sản, quy chế dân chủ cơ sở, quy chế công khai tài chính, kiểm toán nội bộ theo quy định; thực hiện quy định công khai, trách nhiệm giải trình hoạt động tài chính của trường theo quy định của pháp luật.

a. Quy chế hoạch toán

b. Quy chế chi tiêu nội bộ

c. Quy chế kiểm toán

d. Quy chế chi thường xuyên

Câu 5: Trong lập kế hoạch tài chính trường Tiểu học để thực hiện chương trình GDPT 2018 cần quan tâm:

a. Tăng thu các khoản phí

b. Lập kế hoạch tài chính phù hợp với các nhiệm vụ ưu tiên của nhà trường để thực hiện CT GDPT 2018

c. Tăng các khoản chi cho chuyên môn

d. Tăng các khoản chi cho mua sắm cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

Nguyên tắc kiểm tra đánh giá có ý nghĩa như thế nào trong kiểm tra đánh giá năng lực học sinh?

Đổi mới phương pháp dạy học cần gắn liền với đổi mới về đánh giá quá trình dạy học cũng như đổi mới việc kiểm tra và đánh giá thành tích học tập của HS. Vậy nguyên tắc kiểm tra đánh giá có ý nghĩa như thế nào trong kiểm tra đánh giá năng lực học sinh?

1. Nguyên tắc kiểm tra đánh giá có ý nghĩa như thế nào trong kiểm tra đánh giá năng lực học sinh mô đun 3.0

I. Các nguyên tắc đảm bảo chất lượng trong đánh giá học sinh tiểu học:

Để một hoạt động kiểm tra đánh giá phản ánh đúng năng lực, phẩm chất của học sinh; đồng thời giúp giáo viên thu thập được những thông tin hữu ích về quá trình dạy và học, thì việc kiểm tra đánh giá cần tuân thủ những nguyên tắc nhất định. Theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT 4 nguyên tắc đánh giá học sinh tiểu học bao gồm:

Bốn nguyên tắc được nêu trên đã bao quát được phần lớn các nguyên tắc thiết kế hoạt động kiểm tra đánh giá mà nhiều tài liệu lí luận giáo dục đã chỉ ra như sau:

1. Đảm bảo tính chuẩn xác

Công cụ đánh giá đo lường đúng nội dung, kiến thức, kĩ năng cần đo lường

Điểm số thu nhận từ hoạt động đánh giá phản ánh đúng năng lực, phẩm chất của học sinh

Mục tiêu và phương pháp đánh giá phải tương thích với mục tiêu và phương pháp giảng dạy

Việc xác định và làm rõ các mục tiêu, tiêu chí đánh giá phải được đặt ở mức ưu tiên cao hơn công cụ và tiến trình đánh giá

2. Đảm bảo tính tin cậy

Công cụ đánh giá đo lường cho kết quả tương tự ở mỗi lần nó được sử dụng

Đảm bảo giáo viên được tập huấn về phương pháp chấm điểm, tiêu chí chấm để kết quả đánh giá giữa các giáo viên là tương đồng

3. Đảm bảo tính công bằng

Hình thức đánh giá quen thuộc với học sinh tham gia đánh giá

Lượng kiến thức kĩ năng cần kiểm tra phù hợp với năng lực và trình độ của học sinh, không chứa hàm ý đánh đố học sinh, giúp học sinh vận dụng phát triển kiến thức và kĩ năng đã học.

Giáo viên tiến hành đánh giá bài làm, sản phẩm của học sinh tuân thủ đúng qui trình, đảm bảo không thiên vị bất kì học sinh nào.

4. Đảm bảo tính chân thực

  • Hoạt động và nội dung đánh giá phản ánh thực tế học tập và sử dụng kiến thức, kỹ năng cần đánh giá của học sinh trong chương trình học.
  • Hoạt động và nội dung đánh giá gắn với thực tế đời sống xã hội

5. Đảm bảo tính thực tế và hiệu quả

  • Hoạt động đánh giá phù hợp với điều kiện về cơ sở vật chất và nhân lực của cơ sở giáo dục

6. Đảm bảo tính tác động

  • Kết quả đánh giá có tính ảnh hưởng/tác động tới thực tế giảng dạy của giáo viên, giúp giáo viên đánh giá được hiệu quả của công tác giảng dạy, đồng thời có những điều chỉnh cho phù hợp với năng lực của học
  • Hoạt động đánh giá ảnh hưởng tới thực tế học tập của học sinh, giúp học sinh nhìn nhận và đánh giá đúng năng lực trình độ củamình.
  • Hoạt động đánh giá có tác động ở phạm vi rộng hơn, giữa gia đình – nhà trường – xã hội; chịu sự ảnh hưởng của những thay đổi về mặt chính sách ở tầm vĩ mô.

Các nguyên tắc trong kiểm tra đánh giá học sinh tiểu học với mô tả về các nguyên tắc đó được thể hiện trong bảng sau:

Nguyên tắcMô tả
1. Tính chuẩn xácCông cụ đánh giá đo lường đúng nội dung, kiến thức, kĩ năng cần đo lường
2. Tính tin cậyCông cụ đánh giá đo lường cho kết quả tương tự ở mỗi lần nó được sử dụng
3. Tính công bằngHình thức đánh giá quen thuộc với học sinh tham gia đánh giá
4. Tính chân thựcHoạt động và nội dung đánh giá gắn với thực tế đời sống xã hội
5. Tính thực tếHoạt động đánh giá phù hợp với điều kiện về cơ sở vật chất và nhân lực của cơ sở giáo dục
6. Tính tác độngCông cụ đánh giá đo lường cho kết quả tương tự ở mỗi lần nó được sử dụng

II. Các nguyên tắc đảm bảo chất lượng bài kiểm tra trắc nghiệm:

Do tính phổ biến của phương pháp đánh giá bằng bài kiểm tra viết sử dụng các câu hỏi dạng trắc nghiệm có nhiều lựa chọn như hiện nay, phần nội dung này của mô- đun đề cập đến các nguyên tắc trong xây dựng các câu hỏi, tiểu mục bài kiểm tra dạng này.

Trong cuốn “Developing and Validating Test Items” (tạm dịch là “Xây dựng và Xác trị tiểu mục đề thi”, Haladyna và Rodriguez (2013, tr.91) đã đưa ra 22 hướng dẫn liên quan đến việc viết các câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn như sau:

2. Nguyên tắc kiểm tra đánh giá có ý nghĩa như thế nào trong kiểm tra đánh giá năng lực học sinh môn Giáo dục thể chất

  • Đảm bảo tính toàn diện và tính linh hoạt
  • Đảm bảo tính phát triển
  • Đảm bảo đánh giá trong bối cảnh thực tiễn
  • Đảm bảo phù hợp với đặc thù môn học

Dinh Phương – Tổng hợp