Tôn trọng là một kiểu bình đẳng, không tự ti cũng chẳng tự cao
Nội hàm của tôn trọng là bình đẳng, giá trị, nhân cách và tu dưỡng. Hai chữ “tôn trọng” nhìn có vẻ nhẹ như lông hồng, kỳ thực lại nặng tựa Thái Sơn.
Nó như không khí cho sự sống, là Đạo hòa hợp trong quan hệ giao tiếp của con người.
Người hiểu ‘tôn trọng’, luôn khiến người khác thoải mái ấm áp. Khiến người ta như ngửi thấy hương hoa lan thoang thoảng chốn u tĩnh, như nhìn thấy núi xanh tiết xuân sang.
Tôn trọng sự lựa chọn của người khác. Mỗi một người đều là các thể độc lập, chúng ta đâu có quyền can thiệp.
Tôn trọng thói quen của người khác. Sở thích mỗi người khác nhau, thì mới có bản sắc cá tính khác biệt.
Tôn trọng giá trị quan khác nhau. Đúng sai chẳng bao phủ nổi thế giới, không bình luận mà lý giải nhiều hơn.
Tôn trọng người khác, chính là tôn trọng bản thân. Người không tôn trọng người khác, vĩnh viễn không bao giờ được tôn trọng.
Tôn trọng không phải là khách sáo, cũng chẳng phải là lễ nghi, càng không phải là giả dối.
Tôn trọng là một loại bình đẳng. Không cúi nhìn cũng chẳng ngước nhìn, không tự ti cũng chẳng tự cao.
Mạnh Tử nói: “Thương người thì người thương lại mình, kính người thì người kính lại mình”.
Tất cả mọi người đều khó có thể là người hoàn hảo, cho nên chúng ta không có lý do gì để dùng ánh mắt “ở trên cao” để đi xét nét người khác, cũng không có tư cách để dùng vẻ mặt “xem thường” để đi làm tổn thương người ta.
Nếu chính bản thân mình, ở một phương diện nào đó kém hơn người khác thì cũng không cần dùng “tự ti” và “ghen ghét đố kỵ” để đối đãi với người. Chỉ có học được tôn trọng người khác mới có thể giành được sự tôn trọng từ họ đối với mình.
Có câu nói: “Lòng rộng một thước, con đường sẽ rộng một trượng”, hãy mở rộng tấm lòng đối xử tốt với người khác! Bất luận đó là người bạn yêu mến hay chán ghét, bất luận là bạn bè hay kẻ thù, đều phải tôn trọng họ. Đây chính là một loại dũng khí, cũng là một loại trí tuệ.
Việt Tạ – Sưu tầm