NHỮNG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ NÓI VỀ QUAN HỆ GIA ĐÌNH

Gia đình là nơi ta lớn lên, là nơi ta được giáo dục, dạy bảo, là nơi chẳng có âu lo mà chỉ có hơi ấm tình thân. Gia đình là cội nguồn, là sức mạnh, là động lực to lớn cho ta cố gắng, lao lực ngoài xã hội, và cũng là nơi duy nhất chứa chấp, chở che, cưu mang mỗi khi ta vấp ngã trên đường đời,…

Khi nói đến gia đình, ông cha ta đã đúc kết và để lại cho thế hệ sau biết bao câu nói ngọt ngào, yêu thương sâu lắng để chúng ta khắc cốt ghi tâm, để chúng ta trau dồi rèn luyện, để chúng ta phát huy những giá trị, truyền thống dân tộc.

KỸ NĂNG CẦN BIẾT đã tổng hợp và giới thiệu đến quý đọc giả, phụ huynh, thầy cô và các em học sinh bổ sung vào kiến thức thường nhật để làm phong phú mảnh vườn trí tuệ của mỗi gia đình.

Con có cha như nhà có nóc

Con hơn cha là nhà có phúc

Chị ngã, em nâng

Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần

Con có cha như nhà có nóc.

Con dại cái mang.

Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà.

Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi.

Mẹ dạy thì con khéo, cha dạy thì con khôn. 

Cha mẹ sinh con trời sinh tính.

Ba tháng con sẩy, bảy tháng con sa.

Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh.

Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa,

Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương.

Bé thì nhờ mẹ, nhờ cha,

Lớn lên nhờ vợ, lúc già nhờ con.

Lên non mới biết non cao,

Nuôi con mới biết công lao mẹ, thầy.

Ơn cha nặng lắm ai ơi,

Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang.

Con người có tổ, có tông,

Như cây có cội, như sông có nguồn.

Đố ai đếm được lá rừng,

Đố ai đếm được mấy tầng trời cao.

Đố ai đếm được vì sao,

Đố ai đếm được công lao mẹ già.

Ngó lên luộc lạt mái nhà,

Bao nhiêu luộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.

Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Đi đâu mà bỏ mẹ già,

Gối nghiêng ai sửa,

Chén trà ai dâng?

Mẹ nuôi con biển hồ lai láng,

Con nuôi mẹ tính tháng tính ngày.

Tu đâu cho bằng tu nhà,

Thờ cha kính mẹ mới là chân tu.

Cầm cần rau cá ngược xuôi,

Nấu canh rau bợ mà nuôi mẹ già.

Công cha đức mẹ cao dày,

Cưu mang trứng nước những ngày ngây thơ.

Nuôi con khó nhọc đến giờ,

Trưởng thành con phải biết thờ song thân.

Đói lòng ăn đọt chà là,

Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng.

Mẹ già đầu tóc bạc phơ,

Lưng đau con đỡ, mắt mờ con nuôi.

Trời cao, biển rộng, đất dày,

Ơn cha nghĩa mẹ, ơn thầy chớ quên.

Đi khắp thế gian không ai tốt bằng Mẹ,

Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng Cha.

Một mẹ nuôi được mười con,

Nhưng mười con không nuôi được một mẹ.

Đói lòng ăn trái ổi non,

Nhịn cơm nuôi mẹ cho tròn nghĩa xưa.

Chim trời ai dễ đếm lông,

Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày.

Mẹ già ở tấm lều tranh,

Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con.

Thương thay chín chữ cù lao,

Tam niên nhũ bộ biết bao nhiêu tình.

Vắng nghe chim vịt kêu chiều,

Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau.

Sống thì con chẳng cho ăn,

Chết thì xôi thịt, làm văn tế trời.

Nuôi con chẳng quản chi thân,

Bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn.

Má ơi, đừng gả con xa,

Chim kêu, vượn hú biết nhà má đâu.

Cha già tuổi đã đủ trăm,

Chạnh lòng nhớ tới đằm đằm lụy sa.

Cha mẹ để của bằng non,

Không bằng để đức cho con ở đời.

Ví dầu con phụng bay qua,

Mẹ nói con gà, con cũng nói theo.

Mẹ già như chuối ba hương,

Như xôi nếp một, như đường mía lau.

Trách ai đặng cá quên nơm,

Đặng chim bẻ ná, quên ơn sinh thành.

Mồ côi cha, ăn cơm với cá,

Mồ côi mẹ lót lá mà nằm.

Ai về tôi gửi đôi giày,

Phòng khi mưa gió để thầy mẹ đi.

Cá không ăn muối cá ươn,

Con cãi cha mẹ trăm đường con hư.

Đêm nay con ngủ giấc tròn,

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

Tục ngữ về anh, chị, em

Chị ngã em nâng.

Máu chảy, ruột mềm.

Một giọt máu đào hơn ao nước lã.

Anh em như chông như mác.

Anh em hạt máu sẻ đôi.

Anh ngủ em thức, em chực anh nằm.

Anh em trong nhà đóng cửa bảo nhau.

Anh em khinh trước, làng nước khinh sau.

Anh em chém nhau đằng dọng, ai chém đằng lưỡi.

Bán anh em xa, mua láng giềng gần.

Anh em thuận hòa là nhà có phúc.

Yêu nhau như thể tay chân,

Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.

Anh em như tre cùng khóm,

Chị em gái như trái cau non.

Khôn ngoan đối đáp người ngoài,

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.

Anh em nào phải người xa,

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.

Anh em hiền thật là hiền,

Bởi một đồng tiền nên mất lòng nhau.

Anh em như thể tay chân,

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.

Tục ngữ về vợ chồng

Ả Chức chàng Ngưu.

Ả hợp cùng anh duyên ưa phận đẹp.

Ai đem dùi đục đi hỏi vợ.

Chồng như đó (giỏ), vợ như hom.

Bà phải có ông, chồng phải có vợ.

Bát còn có lúc xô xát, huống chi vợ chồng.

Chồng nào vợ nấy.

Thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn.

Chồng đã giận, vợ bớt lời.

Chồng tới, vợ phải lui.

Chẻ củi xem thớ, lấy vợ xem tông.

Chết trẻ còn hơn lấy lẽ chồng người.

Cả sông đông chợ, lắm vợ nhiều con.

Cau non về hạt, gái đảm về chồng.

Chẳng tu, vắng vợ cũng như tu.

Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm.

Chiều người lấy việc, chiều chồng lấy con. 

Ẵm con chồng không bằng bồng cháu ngoại.

Ấm oái như hai gái lấy một chồng.

Chồng chung vợ chạ, ai khéo hầu hạ thì được chồng riêng.

Chồng đẹp, vợ đẹp những nhìn mà no.

Anh em ai đầy nồi nấy,

Vợ chồng không thấy lìa nhau.

Anh em cốt nhục đồng bào,

Vợ chồng là nghĩa lẽ nào không thương.

Anh em như chân như tay,

Vợ chồng như áo cởi ngay nên lìa.

Áo rộng thì lắm ốc nhồi,

Những người lắm vợ là người trời bêu.

Chim khôn đậu nóc nhà quan,

Trai khôn tìm vợ, gái ngoan tìm chồng.

Chồng cần, vợ kiệm là tiên,

Ngông nghênh nhăng nhít là tiền bỏ đi.

Chồng sang đi võng đầu rồng,

Chồng hèn gánh nặng đè còng cả lưng.

Cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt.

Chín đụn mười con cũng lìa.

Chồng sang vợ được đi giày,

Vợ sang chồng được ghé ngày cậy trông.

Đã rằng là nghĩa vợ chồng,

Dầu cho nghiêng núi, cạn sông chẳng rời.

TIẾP THEO LÀ NHỮNG THÀNH NGỮ TỤC NGỮ VỀ THẦY CÔ, MÁI TRƯỜNG – XEM BÊN DƯỚI

Ngọc Sơn – KỸ NĂNG CẦN BIẾT