MỘT SỐ TRÒ CHƠI HAY CẦN TỔ CHỨC TRONG TIẾT DẠY GIÚP HỌC SINH HỨNG THÚ HỌC TẬP

Để tiết dạy trở nên sinh động hấp dẫn, thu hút học sinh tham gia hoạt động và giúp học sinh hứng thú hơn trong học tập, thầy cô thường tổ chức những trò chơi thú vị. Dưới đây là những trò chơi mà CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CÔNG TY GAIA tổ chức để giảng dạy học sinh.

KỸ NĂNG CẦN BIẾT xin giới thiệu để thầy cô cùng tham khảo.

1. Trò chơi: Trời đất nước

GV cho HS đứng dậy cùng tham gia trò chơi.

  • Quản trò hô to “Trời” thì người chơi phải hô “chim” kèm hành động đập cánh
    tay mô phỏng hành động bay. Quản trò hô: “Đất” thì người chơi phải hô “cây” kèm hành động hai tay giơ cao qua lại mô phỏng hình cây rung.
  • Quản trò hô: “Nước” thì người chơi phải hô “cá” kèm hành động khua tay mô phỏng hành động bơi lội.
  • Ngược lại quản trò nói “Chim” thì người được chỉ phải nói là “Trời”… Cứ như thế, nhanh dần tốc độ của trò chơi.
  • Lưu ý: Không nói theo đúng quy định hoặc đến lượt mà trả lời chậm thì bị thua.

2. Trò chơi: Tôi là ai

Lớp được chia thành các nhóm.

Mỗi nhóm sẽ chọn ra 1 bạn đại diện tham gia trò chơi.

Bạn ấy sẽ nhận được các thẻ về thiên tai, sau đó diễn tả lại bằng lời nói và hành động cho các bạn bên dưới đoán đó là tên của loại hình thiên tai nào.

Lưu ý HS không được dùng các từ có tên của thiên tai/nhân tai đó, kể cả bằng tiếng nước ngoài.

Thiên tai ghi vào phiếu:

Động đất

Núi lửa

Lũ quét

Động đất

Bão

Sóng thần

GV chốt: Thiên tai là hiệu ứng của một tai biến tự nhiên (ví dụ lũ lụt, bão, phun trào núi lửa, động đất, hay lở đất, lũ lụt) có thể ảnh hưởng tới môi trường và dẫn tới những thiệt hại về tài chính, môi trường hay con người.

3. Ô chữ thiên tai

GV chia lớp thành các nhóm

HS đọc các gợi ý kèm ô chữ và đoán xem ô chữ nói về loại hình thiên tai nào.

Ngang:

  1. Hiện tượng thiên tai xuất hiện ở vùng ven biển, có thể xảy ra sau những trận động đất mạnh hoặc núi lửa phun dưới đáy biển, có sức tàn phá một vùng rộng lớn.

2. Hiện tượng mưa to kèm theo gió mạnh, có thể gây nên ngập nước ở một vùng rộng lớn. (Xem video_ áp thấp nhiệt đới – bão)

3. Hiện tượng thiếu nước trong thời gian dài khiến đất đai khô cằn, nứt nẻ

4. Hiện tượng nước dâng cao, tràn vào nhà và nhấn chìm mọi vật.

Dọc:

5. Các loài sinh vật khiến cây trồng không phát triển được và chết

6. Lửa bùng phát do hoạt động của con người hoặc do nắng nóng kéo dài ở một nơi có nhiều cây

7. Hiện tượng đất đất chuyển động rất nhanh từ các sườn dốc ở khu vực đồi núi

8. Hiện tượng mặt đất rung chuyển, có thể làm đồ đạc trong nhà lắc lư. Ô chữ thiên tai.

Theo CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CÔNG TY GAIA