Kỹ năng đọc nhanh trong thời kỳ bùng nổ thông tin

Một ngày chúng ta đọc báo, tường trình, kiến nghị, tạp chí, blog, thư từ, sách… rất nhiều thông tin phải xử lý. Đó là chưa kể những nguồn khác từ các mạng xã hội. Vì thế kỹ năng đọc nhanh rất quan trọng để giúp chúng ta sàng lọc, nhớ và tiêu hóa thông tin.

Trung bình chúng ta đọc với vận tốc 250 chữ/ một phút. Có nghĩa là khoảng 1 cho đến 2 phút thì ta đọc hết một trang sách. Có 3 dạng đọc:

  1. Đọc trong đầu (mental reading) trung bình vận tốc 250 chữ /phút
  2. Đọc bằng tai (audio reading) trung bình 450 chữ/phút
  3. Đọc bằng hình ảnh (visual reading) trung bình 700 chữ/ phút

Để có kỹ năng đọc nhanh, ta nên (UNLEARN) BỎ/ TRÁNH một số thói quen đọc truyền thống khi ta còn học lớp một lớp hai như sau:

1. Đọc thầm từng chữ trong đầu

Ta thường có thói quen đọc thầm trong đầu từng chữ. Khi chữ đó vang lên trong đầu thì ta đọc tiếp. Như vậy sẽ làm chậm quá trình đọc. Để tránh đọc từng chữ, ta nên đọc từng nhóm từ nhóm chữ cùng một lúc. Nếu không bỏ thói quen này, vận tốc đọc chỉ có thể là 350 chữ/ phút là tối đa.

2. Đọc từng chữ, hay lấy viết trỏ vào từng chữ

Tránh đọc từng chữ vì bạn sẽ chậm hiểu khái niệm và ý nghĩa tổng quát của thông điệp. Luôn cố gắng đọc một nhóm chữ, ít nhất 5 hay 7 chữ cùng một lúc.

Khi tôi đọc, tôi không để sát quyển sách gần mắt. Tôi để hơi xa xa để nắm bắt được thông điệp chính của câu văn, đoạn văn. Ngày nay, tôi đã luyện được mắt nhắm vào một đoạn văn khoảng 42 từ cùng một lúc, thay vì mắt chỉ thấy từng chữ.

3. Đọc chỉ trong khoan mắt

Ta thường đọc ngang, mắt chỉ dịch chuyển trong khoảng cách khoảng 3 cm theo hàng ngang. Như vậy tối đa ta chỉ đọc được block khoảng 4 hay 5 chữ. Để nâng cao công suất của mắt, ta nên lợi dụng chức năng nhìn phía ngoài và sát cạnh của mắt để thu tóm được nhiều chữ hơn.

4. Quay lại để đọc lại

Khi ta quay lại sẽ làm đọc những câu đã đọc, bạn sẽ vô tình làm ngưng dòng chảy trong não và kết cấu của đoạn văn. Bạn sẽ bị chậm lại trong quá trình đọc. Chỉ quay lại khi nhất thiết cần phải quay lại.

5. Kém tập trung

Tránh tất cả những chi phối khi đọc. Chỉ tập trung vào việc đọc duy nhất mà thôi.

6. Đọc từ trên xuống dưới, từ trái qua phải

Đó là cách truyền thống, nhưng không phải là kỹ thuật đọc nhanh. Cá nhân tôi, khi đọc non-fiction, tôi đọc bằng tưởng tượng hình ảnh mặc dù chữ chứ không có hình ảnh. Mắt tôi nhìn tổng thể một đoạn lớn hay một trang, nhắm vào đó là lấy điểm chính, hoặc quyết định có nên đọc tiếp hay không.

Bạn phải thực hành thường xuyên thì sẽ đọc và hiểu rất nhanh một khối lượng thông tin lớn.

Chú ý: Không phải tài liệu nào cũng nên đọc theo kỹ thuật này. Các tài liệu giấy tờ pháp luật, hợp đồng, tác phẩm văn học, bằng chứng dữ liệu, thơ, tiểu thuyết, thư tình… cần ta nhấm nháp từng âm, từng giọng điệu, từng lời, từng chữ…

Theo CẨM NANG GIÁO DỤC