HS nhận biết tình yêu thương của ông bà dành cho mình

Nhận ra những phẩm chất và cách ứng xử theo phẩm chất để tạo ra hạnh phúc trong gia đình. Biết yêu thương, kính trọng ông, bà. Biết được cách thể hiện tình yêu thương với các thành viên trong gia đình. Thể hiện tình yêu thương. Nâng cấp Kỹ năng Giao tiếp – Cảm thông, Chia sẻ. HS thể hiện thái độ biết ơn, yêu quý tình cảm.

Trên đời này, tình cảm gia đình luôn là thứ tình cảm thiêng liêng, lớn lao và dạt dào nhất. Đó có thể là sự chở che trong trầm lặng mà mạnh mẽ của cha, là những dịu dàng, ân cần quan tâm của mẹ, và còn là vô vàn bao dung, cưng chiều từ những người chúng ta vẫn gọi bằng hai chữ ông bà.

Ông bà lớn tuổi, sức khoẻ kém, thường hay dễ tủi thân. Ông bà luôn cần sự quan tâm, yêu thương và chăm sóc của chúng ta mỗi ngày. Chính tình yêu thương sẽ khiến ông bà khoẻ mạnh hơn vui vẻ hơn và sống bên ta lâu hơn.

HS thực hành thể hiện tình cảm yêu thương với ông bà

Tình huống 1: Bà của Bi đã lớn tuổi, tay chân hay run rẩy, mắt bà thì không còn nhìn rõ nữa. Bữa cơm hôm ấy trông bà mệt mỏi hơn thường ngày. Khi ăn cơm cùng với gia đình vài lần bà làm rơi thức ăn ra bàn. Bà buồn rầu nói: Haizz! Già rồi nên chẳng làm được gì cả, đến gắp thức ăn cũng không được nữa.” Mẹ Bi mang ra cho Bà một cốc nước nhưng vì tay chân run rẩy, không cầm chắc được nên làm chiếc cốc rơi xuống nền nhà vỡ tan.

Nếu em là Bi em sẽ nói gì để không khiến bà cảm thấy tủi thân? Hãy lựa chọn 1 trong cách nói gợi ý sau đây:

A. Bi nói: “Lần sau bà cẩn thận hơn nha!”

B. Bi nói: “Cái cốc hư, chẳng biết nghe lời gì cả, không ngoan, không yêu bà như Bi!”

 Sự hài hước, dí dỏm vừa phải, đúng lúc có thể hoá giải sự bối rối, lúng túng lại không làm tổn thương bà, lại khiến mọi người vui vẻ hơn.

Tình huống 2: Ông của Bo lớn tuổi và rất thích đọc sách. Chiều nào cũng vậy, ông và Bo hay ra vườn đọc sách cùng nhau. Nhưng hôm nay ông hơi mệt, ông ngồi tựa vào ghế và thở dài. Thấy vậy Bo liền hỏi: “Ông ơi, ông sao thế ạ.” Ông nhìn Bo trả lời: “Hôm nay ông mệt, mắt nhìn gì cũng nhoà cả. Ông muốn đọc hết cuốn sách này mà chẳng được cháu ạ.” Nếu em là Bo em sẽ làm gì để khiến ông vui lòng?

 Ông bà chúng ta đa phần đều đã lớn tuổi, nếu có thể hãy giúp ông bà làm một số việc nhỏ nhé. Ông bà sẽ cảm thấy rất vui lòng và hạnh phúc nữa

Tình huống 3: Bin là cục cưng của cả nhà, hằng ngày đều có người nhà đưa bạn ấy đi học. Vì sáng nay Bin dậy trễ nên Bin cứ vội vội vàng vàng. Hôm nay đến lượt mẹ Bin đưa Bin đi, ông bà đưa bạn ấy ra tận cửa. Ông nói: Bin nay đi học nhớ ngoan nhé. Bà nói: Đi cẩn thận nha con. Nếu em là Bin trong trường hợp này em sẽ làm gì?

 Nhiều bạn nhỏ khi rời khỏi nhà không thích chào hỏi người thân vì quên hay cảm thấy ngượng ngùng. Chủ động chào hỏi chính là biểu hiện của sự lễ phép. Đặc biệt em cũng cần báo cho người thân mình sẽ đi đâu, làm gì khi có việc cần ra khỏi nhà.

Tình huống 4: Bà của Bon bị bệnh khớp, khi trở trời chân bà hay đau nhức. Hôm nay đi học về, Bon thấy bà ngồi trên giường ôm chân nhăn nhó. Bon rất muốn thể hiện sự quan tâm với bà. Theo các em Bon nên làm thế nào?

 Ông bà lớn tuổi thương hay đau nhức khớp, đi đứng khó khăn. Các em nên đỡ đần giúp ông bà đi lại, lấy gậy cho ông bà hay thường xuyên xoa bóp chân tay để ông bà đỡ đau nhức. Những hành động tuy nhỏ nhưng sẽ luôn khiến ông bà vui vẻ và hạnh phúc.

Theo CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CÔNG TY GAIA