GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG – QUYỀN VÀ BỔN PHẬN TRẺ EM

Xét về mặt sinh học: Trẻ em là con người ở giữa giai đoạn từ khi sinh ra đến tuổi dậy thì. Theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em, trẻ em có nghĩa là mọi người dưới 18 tuổi. Theo Luật pháp Việt Nam trẻ em là những người dưới 16 tuổi.

Luật trẻ em 2016 sửa đổi dựa theo Công ước quốc tế về quyền trẻ em, trẻ em có 25 quyền và 5 bổn phận chính.

1. Quyền của trẻ em

Trẻ em khi được sinh ra luôn cần được bố mẹ che chở, được chăm sóc sức khoẻ, cần được đăng kí giấy khai sinh, được đến trường, được tham gia bầu chọn, được lắng nghe và tôn trọng ý kiến.

Trẻ em cần thức ăn và nước sạch, cần được sự quan tâm chăm sóc của người lớn.

Trẻ em cần được vun đắp tâm hồn, cần thời gian và không gian để chơi đùa.

Trẻ em cần có cơ sở hạ tầng thuận tiện, cần giáo dục và được thực hành.

Trẻ em cần được kết bạn.

Trẻ em cần cả những thứ như là không gian xanh và môi trường trong lành.

Trẻ em cần được bảo vệ khỏi bạo lực, kết hôn sớm, mang thai ngoài ý muốn, thiên tai và bị lạm dụng.

Trẻ em cũng cần được phát triển những kỹ năng hữu ích, được tiếp cận thông tin, được bảo vệ khi làm việc (đối với trẻ trên 15 tuổi).

Trẻ em có nhiều quyền đã được công nhận. Đảm bảo quyền trẻ em được thực thi trong thực tiễn là đảm bảo cho sự phát triển của xã hội, của đất nước.

2. Bổn phận của trẻ em

Bổn phận của trẻ em đối với gia đình

Bổn phận của trẻ em đối với nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác.

Bổn phận của trẻ em đối với cộng đồng, xã hội.

Bổn phận của trẻ em đối với quê hương, đất nước.

Bổn phận của trẻ em với bản thân.

Theo CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CÔNG TY GAIA