GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN VỚI BẠN BÈ

Khi tìm hiểu, rèn luyện, thực hành kỹ năng này HS sẽ nhận biết được thế nào là mâu thuẫn, những nguyên nhân thường dẫn đến mâu thuẫn với bạn bè; HS nêu được các cách xử lý mâu thuẫn trong một số tình huống cụ thể với bạn bè và mọi người xung quanh; HS phát triển kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề; HS có ý thức tôn trọng người khác và giữ gìn các mối quan hệ luôn được hòa bình để có cuộc sống bình an, vui vẻ.

1. Mâu thuẫn là gì?

Trong đời sống chúng ta sẽ gặp khá nhiều người hoặc sự việc mâu thuẫn với nhau. Vậy theo các em mâu thuẫn là gì?

Trong tiếng Việt, mâu thuẫn là từ dùng để chỉ tình trạng xung đột, chống chọi nhau; tình trạng trái ngược nhau, phủ định nhau về một mặt nào đó.

Nguyên từ mâu thuẫn bắt nguồn từ câu chuyện chép trong sách Hàn Phi Tử (Trung Quốc), đại ý như sau: Ngày trước, có anh chàng ra chợ bán binh khí. Anh ta vừa bán mâu lại vừa bán thuẫn (mâu là binh khí dùng để đâm, còn thuẫn là cái mộc dùng để che chắn). Quảng cáo cho loại mâu của mình, anh ta nói: “mâu này rất sắc nhọn, đâm cái gì cũng thủng”. Còn quảng cáo cho loại thuẫn của mình, anh ta lại nói: “thuẫn này rất chắc chắn, không gì đâm thủng nổi”. Có người cắc cớ hỏi anh ta: “vậy nếu tôi lấy mâu của anh đâm vào thuẫn của anh thì sẽ ra sao?”. Anh ta đành cứng họng. Từ mâu thuẫn chính là bắt nguồn từ câu chuyện này.

2. Các nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn

Mâu thuẫn bạn bè phát sinh từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Cần xác định rõ nguyên nhân mâu thuẫn để đưa ra phương hướng giải quyết thật phù hợp. Những nguyên nhân dễ dẫn đến mâu thuẫn là:

+ Mỗi bạn đều có cá tính riêng biệt vì vậy có những mâu thuẫn xuất phát từ việc các bạn chưa hiểu rõ nhau, chưa thông cảm, thấu hiểu cho tính cách của nhau.

+ Hiểu lầm: Trong một số mâu thuẫn giữa bạn bè chủ yếu là do hiểu lầm, ví dụ như nói một đằng bạn hiểu một nẻo, nói không rõ ý khiến bạn hiểu nhầm, hay nói nhỏ bạn không nghe thấy nên hiểu sai.

+ Bất đồng ý kiến: Khi có những ý kiến khác biệt các bạn dễ gây mâu thuẫn với nhau.

+ Sử dụng từ ngữ thô tục khi nói chuyện với nhau cũng là nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn giữa bạn bè…

3. Bài tập trắc nghiệm: Ứng xử tình huống cụ thể.

Các em hãy kích chuột vào START QUIZ để bắt đầu làm bài tập thực hành!

Sau khi làm bài xong hãy nhấp chuột vào FINISH QUIZ để nộp bài.

BÀI TẬP THỰC HÀNH GIẢI QUYẾT MÂU THUẨN

Bài tập rèn luyện kỹ năng giải quyết mâu thuẩn.

Hãy đọc kỹ câu hỏi, suy nghĩ thật kỹ để tìm ra câu trả lời đúng nhất!

Chúc các em làm bài tập thành công.

 

Em và bạn cùng bàn viết ra giấymâu thuẫn từng xảy ra giữa hai bạn trong quá khứ và cách xử lý mâu thuẫn đó của mỗi người. Sau đó, cùng nhau so sánh kết quả:

 Điểm khác nhau trong cách xử lý của mỗi bạn là gì?

 Cách xử lý nào giúp các em duy trì được tình bạn tốt?

Chúc các em luôn xử lí thật tốt các mâu thuẩn xảy ra quanh mình để có cuộc sống tốt, để mỗi ngày có thêm nhiều tình bạn đẹp và thân thiện bền vững suốt đời các em nhé!

Chúc các em luôn thành công!!!

Theo CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KỸ NĂNG SỐNG CÔNG TY GAIA/ Ngọc Sơn (ghi)