ĐỘNG LỰC VÀ TẠO ĐỘNG LỰC CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC

Vì sao người giáo viên cần phải có động lực? Và vì sao cần phải tạo động lực cho giáo viên Tiểu học? Đây là một trong những câu hỏi lớn được đặt ra trong thời 4.0 hiện nay. Bài viết ĐỘNG LỰC VÀ TẠO ĐỘNG LỰC CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn và sẽ tìm câu trả lời chuẩn xác hơn!

Bài viết tham khảo thêm:

ĐỘNG LỰC VÀ TẠO ĐỘNG LỰC CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC

Động lực là gì?

  • Theo Vroom (1964), động lực là một sự thúc đẩy từ bên trong dựa trên nền tảng các nhu cầu cơ bản một cách có ý thức và vô thức của một cá nhân, dẫn dắt cá nhân làm việc để đạt được mục tiêu. (thuyết động cơ thúc đẩy kỳ vọng)
    • Động cơ thúc đẩy con người làm việc được quy định bởi giá trị họ đặt vào mong đợi/ kỳ vọng dù tích cực hay tiêu cực
    • Kỳ vọng là sự tin tưởng mang tính tình huống hay một sự chò đợi cá nhân (theo Beck, 2000)
  • Theo Beck, động lực bị tác động bởi các nhu cầu, suy nghĩ cá nhân, quá trình lao động và mục tiêu hướng tới thỏa mãn nhu cầu đặt ra.
  • Theo Robbin (1998), động lực làm việc được coi như một quá trình thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của cá nhân

Các khái niệm cần quan tâm khi nói đến động lực?

  • Động lực là các yếu tố bên trong thúc đẩy cá nhân làm việc nhằm thỏa mãn nhu cầu của bản thân.
  • Động lực có liên quan đến yếu tố tâm lý – yếu tố bên trong
  • Yếu tố tâm lý có thể nảy sinh từ tác động của các yếu tố bên ngoài
  • Nhu cầu là nền tảng của động lực, tuy nhiên không phải mọi nhu cầu đều trở thành động lực thúc đẩy hành động. Gặp đúng đối tượng đáp ứng nhu cầu thì mới thúc đẩy được hành động, mới trở thành động lực.
  • Động lực làm việc không có sẵn, không có cá nhân sinh ra đã có hay thiếu động lực.
  • Động lực được tạo ra trong quá trình sống và học tập.
  • Động lực có thể được tạo ra bởi người khác hoặc bởi chính mình (cá nhân).
  • Động lực luôn gắn liền với một dạng hoạt động, lao động cụ thể.
  • Cùng một hoạt động, cá nhân khác nhau có các động lực thúc đẩy riêng.

Động lực có vai trò như thế nào?

  • Động lực tác động đến xu hướng hoạt động của cá nhân và tác động để cá nhân đạt mục tiêu của mình.
  • Động lực duy trì tính bền bỉ của hoạt động: có động lực giúp giáo viên làm việc kiên trì, bền bỉ, phấn đấu, học hỏi nâng cao trình độ…
  • Động lực duy trì cường độ của hoạt động, giúp tiếp thêm sức mạnh cho cá nhân hoàn thành nhiệm vụ
  • Vậy, động lực trong nghề giáo của thầy cô là gì?

Yếu tố nào tác động đến cá nhân, chất lượng, hiệu quả công việc ngoài động lực?

  • Trình độ
  • Năng lực cá nhân
  • Phương tiện
  • Điều kiện lao động
  • Rào cản hoàn thành nhiệm vụ

Không có động lực thì sẽ như thế nào?

  • Vẫn có thể hoàn thành nhiệm vụ, công việc vẫn hiệu quả…

Vậy tại sao phải cần động lực làm việc cho giáo viên?

Các loại động lực phổ biến?

  • Động lực bên trong
  • Động lực bên ngoài
  • Động lực cá nhân
  • Động lực xã hội
  • Động lực kết quả
  • Động lực quá trình

Xác định động lực của giáo viên?

  • “Động lực là các yếu tố thúc đẩy cá nhân làm việc nhằm thỏa mãn nhu cầu của bản thân.”
    • Các nhu cầu của bản thân giáo viên
    • Các động lực của người giáo viên
      • Động lực bên trong
      • Động lực bên ngoài
      • Động lực cá nhân
      • Động lực xã hội
      • Động lực kết quả
      • Động lực quá trình

Tại sao phải tạo động lực cho giáo viên tiểu học?

  • Điều kiện công việc
  • Điều kiện xã hội
  • Vai trò vị trí công việc
  • Quan niệm xã hội
  • Trách nhiệm xã hội
  • Nhiệm vụ của lãnh đạo đơn vị, của tập thể
  • Chính sách, quy định, luật
  • Thực tế phát triển xã hội
  • Tư duy quản lý
  • Tư duy nghề nghiệp

Các nguyên tắc đối với tạo động lực lao động

  • Xem xét các điều kiện khách quan của lao động nghề nghiệp có thể tác động đến tâm lý con người
  • Đảm bảo sự kết hợp giữa yếu tố vật chất và tinh thần.
  • Các phương pháp kích thích cần cụ thể và phù hợp với từng giáo viên, cá nhân.

Vai trò của việc tạo động lực cho giáo viên?

  • Giúp giáo viên có thêm sức mạnh để duy trì công việc 1 cách bền bỉ vì kết quả giáo dục không có thời điểm kết thúc rõ ràng.
  • Giúp giáo viên rèn luyện tay nghề, nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng các yêu cầu mới, đổi mới.
  • Giúp giáo viên sáng tạo trong công việc.
  • Giúp giáo viên gắn bó hơn với nghề.

Đặc điểm nghề nghiệp của lao động ngành sư phạm

  • Có tính trí tuệ cao
  • Có công cụ chủ yếu là nhân cách của người thầy giáo
  • Có sản phẩm đặc biệt là nhân cách con người – nhân cách của người học
  • Có tính khoa học
  • Có tính nghệ thuật
  • Có tính sáng tạo

Giáo viên trong thế kỷ 21 cần thay đổi gì?

  1. Đảm nhận nhiều chức năng khác hơn so với trước đây, có trách nhiệm nặng hơn trong việc lựa chọn nội dung dạy học và giáo dục;
  2. Chuyển mạnh từ truyền thụ kiến thức sang tổ chức việc học của học sinh, sử dụng tối đa các nguồn tri thức trong xã hội;
  3. Coi trọng hơn việc cá biệt hóa trong dạy học, thay đổi tính chất trong quan hệ thầy trò;
  4. Yêu cầu sử dụng rộng rãi hơn những phương tiện dạy học hiện đại, do vậy, cần trang bị thêm các kiến thức cần thiết;

5. Yêu cầu hợp tác rộng rãi hơn với các giáo viên cùng trường, thay đổi cấu trúc trong mối quan hệ giữa các giáo viên với nhau;

6. Yêu cầu thắt chặt hơn quan hệ với cha mẹ và cộng đồng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống;

7. Yêu cầu giáo viên tham gia các hoạt động rộng rãi hơn trong và ngoài trường;

8. Giảm bớt và thay đổi kiểu uy tín truyền thống trong quan hệ với học sinh và cha mẹ học sinh.

Giáo viên tiểu học có các vai trò nào?

  • Người thiết kế
  • Người tổ chức
  • Người lãnh đạo
  • Người chỉ huy
  • Người động viên
  • Người cổ vũ
  • Người đánh giá
  • Là ông, là bà, là cha, là mẹ, là chị, là anh, là bạn… của các con (người học)

Giáo viên tiểu học là siêu nhân?

“Giáo viên tiểu học là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong trường tiểu học và cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học”… ngoài ra:

  • Yêu trẻ con
  • Chịu được áp lực
  • Có trình độ và hiểu biết của ngành sư phạm dành cho lứa tuổi tiểu học.

Đặc trưng của giáo viên tiểu học?

  • Thời gian lao động dài và khối lượng công việc lớn.
  • Đối tượng lao động đặc biệt và yêu cầu chất lượng cao
  • Áp lực về rèn luyện và xây dựng hình ảnh bản thân.
800px-MaslowsHierarchyOfNeeds.svg.png

Tháp nhu cầu Maslow

Nhu cầu hoàn thiện

Nhu cầu được tôn trọng

Nhu cầu xã hội

Nhu cầu an toàn

Nhu cầu sinh lý

Nhu cầu được tôn trọng

Bất kỳ ai cũng muốn được người khác thừa nhận, tôn trọng mình. Mỗi cá nhân đều có giá trị và bản sắc riêng, họ đều đáng được tôn trọng và thừa nhận. Việc thỏa mãn nhu cầu này giúp cá nhân có được sự tự tin, tự trọng, từ đó có thể phát huy và bộc lộ được các tiềm năng của bản thân.

Nhu cầu tự hoàn thiện (hiện thực hóa bản thân)

Tiềm năng cá nhân riêng biệt nên có nhu cầu biến các tiềm năng đó thành hiện thực. Tùy điều kiện riêng, không phải ai cũng có thể thực hiện được nhu cần này nên giáo dục cũng cần quan tâm.

(Rất quan trọng)

Các yếu tố cần quan tâm để tạo động lực

Thuyết hai yếu tố của Herzberg – động cơ và môi trường

  • Nghiên cứu 2 đối tượng – kế toán và kỹ sư
  • Về 2 nhân tố: sự hài lòng và không hài lòng trong công việc
  • Yếu tố không hài lòng: chính sách, chế độ quản lý, lương bổng, quan hệ cá nhân và điều kiện làm việc  yếu tố duy trì/ yếu tố bất mãn/ yếu tố môi trường
  • Yếu tố hài lòng: tạo cảm xúc tích cực, thoải mái với công việc, sự thừa nhận, thành tích, trách nhiệm, sự đề bạt…  nhân tố thỏa mãn / nhân tố thúc đẩy

Nhóm yếu tố tác động (theo Herzberg) – tạo động lực và sự thỏa mãn trong công việc

  • Sự thành đạt trong công việc (khi đạt được do quyết tâm của bản thân)
  • Sự thừa nhận thành tích từ cấp trên và đồng nghiệp
  • Tính chất của bản thân công việc  hấp dẫn, thu hút phù hợp với định hướng người lao động)
  • Sự thăng tiến trong công việc (không nhất thiết làm các vị trí quản lý), có thể gồm sự phát triển chuyên môn, thăng tiến về tay nghề.

Nhóm yếu tố thuộc về môi trường làm việc để duy trì động lực làm việc (theo Herzberg)

  • Các chính sách và chế độ quản lý của tổ chức
  • Sự giám sát công việc của cấp trên và đồng nghiệp
  • Tiền lương, tiền thưởng và các nguồn phúc lợi khác
  • Các quan hệ với cấp trên, với đồng nghiệp từ góc độ quan hệ xã hội
  • Các điều kiện làm việc như: phương tiện, thiết bị, môi trường, không khí, nhiệt độ, ánh sáng.

Thuyết xác lập mục tiêu của Locke

  • Động cơ được cụ thể hóa thành mục tiêu
  • Mục tiêu định hướng cho cá nhân hoạt động
  • Mục tiêu khi định hình trở thành động lực thúc đẩy hoạt động.
  • Theo Locke, khi đặt ra các mục tiêu cụ thể và nhiều thách thức, người lao động sẽ thực hiện công việc tốt hơn.

 Khuyến khích người lao động tự xác lập mục tiêu (có thể đo đếm được, mang tính thách thức) là các hiệu quả để tạo động lực lao động.

Khi nào thì mục tiêu mới trở thành động lực?

  • Mục tiêu đặt ra cao (có tính thách thức) nhưng trong tầm đạt được. Mục tiêu quá cao thì không thúc đẩy hoạt động được.
  • Mục tiêu có thời hạn
  • Mục tiêu đo lường được (xác định được mức độ đạt mục tiêu)
  • Cần có các kênh thông tin phản hồi phù hợp để điều chỉnh hoạt động
mo hinh smart goal.png

Mô hình S.M.A.R.T goal S – Specific : Cụ thể, dễ hiểu.

M – Measurable : Đo lường được

A – Attainable : Có thể đạt được

R – Relevant : Thực tế

T – Time-Bound : Thời gian hoàn thành

Chủ thể tạo động lực cho giáo viên

  • Gia đình, truyền thống giáo viên
  • Chính cá nhân giáo viên
  • Đồng nghiệp
  • Tổ chức Đảng
  • Ban Giám hiệu (các cấp độ tạo động lực cho tập thể sư phạm và cho từng cá nhân)
  • Các tổ chức đoàn thể

Vai trò tổ chuyên môn

  • Tạo nhu cầu và điều kiện phát triển chuyên môn
  • Tạo điều kiện thử nghiệm, sáng tạo
  • Bồi dưỡng giáo viên trẻ
  • Khuyến khích giáo viên có kinh nghiệm chia sẻ, nâng cao vai trò của giáo viên
  • Tạo động lực làm việc, chia sẻ, tin tưởng và cống hiến

Vai trò của giáo viên

  • Tự tạo động lực cho mình
  • Tạo động lực cho đồng nghiệp
  • Xác định giá trị bản thân, giá trị nghề nghiệp để tự điều chỉnh
  • Hiểu biết về nghề và nghiệp của mình
  • Tích cực và thiện chí trong hoạt động chuyên môn
  • Tạo cơ chế lắng nghe, chấp nhận và tôn trọng quan điểm khác biệt vì mục đích chung của giáo dục

Nhận diện nhu cầu và động lực của giáo viên

  • Nhận diện nhu cầu của giáo viên để xác định động lực.
  • Theo Tháp Maslow, xác định nhu cầu giáo viên?
    • Lương, thu nhập
    • Nhu cầu về sự thừa nhận trong dạy học, giáo dục
    • Nhu cầu về đào tạo bồi dưỡng
    • Nhu cầu và khả năng thăng tiến
    • Nhu cầu về môi trường làm việc tôn trọng, bình đẳng
    • Nhu cầu về hướng dẫn, kèm cặp giáo viên khác

Phương pháp tạo động lực cho giáo viên

  • Tạo động lực thông qua phương pháp kinh tế
  • Tạo động lực thông qua phương pháp đánh giá thực hiện công việc
  • Tạo động lực thông qua cải thiện điều kiện làm việc
  • Tạo động lực thông qua đào tạo, bồi dưỡng nghề nghiệp

Tạo động lực qua phương pháp kinh tế

  • Tiền lương, tiền công, thưởng, phụ cấp, phúc lợi và dịch vụ
  • Đảm bảo về lợi ích cho giáo viên – lương, thưởng, thu nhập thêm… (quyền lợi mang tính chất quyết định)
  • Dù giáo viên bị buộc phải chấp nhận thực tế lương thấp nhưng ít giáo viên nào hài lòng  mất động lực

Tạo động lực thông qua đánh giá thực hiện cộng việc

  • Cần chính xác, khách quan, công bằng
  • Cần đánh giá đúng đóng góp của giáo viên và thừa nhận khả năng của họ
  • Chế độ thi đua khen thưởng, cần:
    • Trên tinh thần tự nguyện, tự giác, công khai
    • Đoàn kết, hợp tác cùng phát triển
    • Khen thưởng danh hiệu đúng quy định
    • Khen thưởng đảm bảo chính xác, dân chủ, công bằng, kịp thời và đúng hiệu quả của cá nhân hoặc tập thể.
    • Tránh luân phiên, dễ dãi, chỉ trích, soi mói, thái độ ban ơn…
  • Cần hoàn thiện công tác đánh giá chất lượng giáo viên

Tạo động lực thông qua việc cải thiện điều kiện làm việc

  • Môi trường vật chất: phòng hiện đại, đa năng, tài liệu phong phú, phòng làm việc… có chế độ nghỉ ngơi cho giáo viên, nữ, con nhỏ…
  • Môi trường tâm lý: không khí tâm lý nhà trường, sự hài lòng, truyền thống, tầm quản lý đánh giá… CẦN:
    • Xây dựng tập thể mạnh, dạy tốt, học tốt, kỷ cương, tích cực, chia sẻ, giúp nhau…
    • Động viên kịp thời, khuyến khích, tư vấn khi cần
    • Quan tâm đến giáo viên, đời sống tinh thần, quan hệ đồng nghiệp, khéo léo ứng xử
    • Thuyết phục giáo viên sẵn sàng hợp tác, sẵn sàng đổi mới…
    • Phát huy tính công khai dân chủ, huy động sự đóng góp tích cực…

Tạo động lực thông qua, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nghề nghiệp

  • Học tập suốt đời, nhu cầu nâng cao trình độ, hội nhập, thăng hạng…
  • Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức và lòng nhân ái sư phạm
  • Bồi dưỡng năng lực sư phạm
  • Bồi dưỡng năng lực chuyên môn
  • Bồi dưỡng năng lực công tác xã hội hóa giáo dục
  • Bồi dưỡng kiến thức khoa học bổ trợ

Một số trở ngại đối với việc có động lực và tạo động lực

  • Trở ngại tâm lý – xã hội từ phía giáo viên (tâm lý ì, động lực chưa rõ, cơ chế hành chính…)  Tại sao?
  • Trở ngại về môi trường làm việc – vật chất (thiết bị, phương tiện…)  tại sao? và môi trường tâm lý (chưa được quan tâm đúng mức)
  • Trở ngại về cơ chế chính sách (phúc lợi kém… ??? Nghề sư phạm không thu hút được người giỏi)  Tại sao lại nghĩ vậy?

Tóm lại, nghề giáo còn lắm gian nan, giáo viên tiểu học còn vất vả hơn trăm bề nhưng mỗi khi nhìn thấy nụ cười của các con, mệt nhọc của thầy cô dường như biến đâu mất hết. Chỉ còn lại cái tâm cái tình của người thầy để giúp các con phát triển tốt hơn, hình thành nhân cách, phát huy năng lực cá nhân và trở thành chính mình trong tương lai vô định mà dấu ấn người thầy có thể đã phai nhòa rất lâu.

Nhưng chúng ta vẫn làm nghề giáo vì một chút hy vọng gì đó và điều tốt nhất cho các con dù cả xã hội, cha mẹ các con đều chưa hẳn ai cũng hiểu, và áp lực thì luôn không ngừng đè nặng lên vai thầy cô, cũng cơm áo, gạo tiền, cũng lao động, cũng gia đình, cũng cuộc sống … nhưng mọi thứ đều thêm chút gánh nặng không chút cảm thương đúng mức.

Biên soạn: TS.GVC. Nguyễn Duy Khang ĐT/ Zalo: 0868436347 Facebook: Leks Spring khangmekong2017@gmail.com/ Nguồn: https://hoaanhdao0603082010.violet.vn/category/phuong-phap-day-hoc-5598848.html/