Khi làm bài văn tả ngôi nhà của em, ngoài việc các em cần có vốn từ ngữ phong phú, phải viết câu văn gọn thể hiện được cảm xúc thật khi quan sát, khi cảm nhận các em còn cần phải biết sắp xếp ý văn theo trình tự hợp lí thì bài văn mới đạt yêu cầu, mới hay.
Dưới đây là những từ ngữ cần dùng được gợi ý để các em chọn lọc đặt câu, viết thành đoạn văn theo cấu trúc bài văn miêu tả. Khi tả ngôi nhà các em cần phải tả theo trình tự hợp lý, chẳng hạn tả từ ngoài vào trong, từ dưới lên trên hoặc ngược lại từ trên xuống dưới như đã gợi ý phía dưới đây thì bài văn mới thu hút người đọc, mới đạt yêu cầu. Nhưng trình tự trong từng phần, từng chi tiết các em có thể sắp xếp lại, các em tả theo cảm nhận riêng, những chi tiết nào ấn tượng, thu hút, nổi bật các em có thể tả trước và tập trung tả kỹ, chi tiết nào các em cho là bình thường, ai cũng có thì bỏ qua không cần nói đến.
Phần gợi ý dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, các em có thể bổ sung thêm những từ ngữ thích hợp để câu văn ấn tượng, sinh động, hấp dẫn hơn. Mời các em tham khảo phần gợi ý dưới đây.
1. Mở bài:
Giới thiệu ngôi nhà của em. (mượn chuyện gì đó các em đang thực hiện: như đang ngồi học, đang đọc thơ, đang nghe nhạc,….sau đó nêu ấn tượng ban đầu của em về ngôi nhà)
Phần này các em chưa miêu tả, cũng không cần giới thiệu gì về ngôi nhà. Các em nên mở bài theo kiểu gián tiếp – chỉ cần câu kết đoạn nêu cảm nhận, hay ấn tượng sâu sắc của em về ngôi nhà là được.
2- Thân bài
* Tả bao quát ngôi nhà:
– Giới thiệu địa điểm ngôi nhà: Bên phải, bên trái con đường……., số nhà, phường, huyện, tỉnh,….
– Giới thiệu những đặc điểm dễ nhận biết nhất của ngôi nhà: xây dựng trên khu đất bằng phẳng, khu đất rộng, khu đất cao,…ngôi nhà em nằm cạnh…..ngôi nhà luôn mặc chiếc áo màu xanh lam mới tinh, màu hồng phấn ngọt ngào, màu nâu mới lạ, màu trắng tinh khôi,… mái lợp ngói đỏ tươi, lớp lợp đã phủ rêu xanh,….
– Nhà lớn hay nhỏ?: rất to, rất rộng lớn, nhà cấp Bốn, nhà hai tầng, nhà năm tầng,…khiêm tốn nằm cạnh nhà lầu hai tầng của bác Năm,…nhà nhỏ gọn ẩn dưới làn tre xanh,….
Cũ hay mới?: đã xây dựng được hai năm, vài tháng, không nhớ rõ có tự bao giờ, nghe bà nói đã được xây dựng từ khi ông nội còn sống,….
Được làm bằng gì? (Xây kiên cố bằng gạch hay được làm bằng gỗ, bằng tre?)
– Hình dáng của nó? (Chữ nhật, hình hộp, hình chữ L hay chữ T… thuộc kiểu nhà chữ đinh, nhà bát dần, nhà sàn, nhà nọc ngựa, …..)
* Miêu tả chi tiết từng phần của ngôi nhà:
(Miêu tả từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới hoặc từ dưới lên trên)
– Cổng, rào nhà:
Từ ngữ cần dùng: cao, rộng, hẹp, cổng nhà em an toàn, rào bằng sắt quanh sân, quanh nhà, chắc chắn, kiên cố, trên đó có trang trí hình hoa văn rất đẹp, cao hơn đầu em, cao hơn một mét,….bên trên có mái vòm rất đẹp, cổng rào nhà em ai cũng bảo là lực lưỡng, đẹp và an toàn,….
– Cửa nhà:
Là loại của kéo bằng sắt, nhôm, của gỗ, cửa lá xách, cửa cuộn cao cấp, của kính, sơn màu xanh, trắng, xám, xanh lá, nâu,…..cửa rộng, cao, … được ba mẹ trang trí lên đó những hình dáng vui nhộn, đẹp, lạ mắt,…. mỗi khi mở hay đóng rất nhẹ nhàng, không phát ra tiếng động, phát ra âm thanh ken két thật vui tai,….
Phòng khách:
rộng, diện tích khoảng ba mươi mét vuông, rộng nhất, hẹp nhất trong các phòng, sàn nhà được lát loại gạch bông cao cấp, đẹp nhất, hoa văn đẹp, nhiều màu sắc, màu xám, màu xanh, có hoa văn đẹp,…..phòng được bày trí sắp xếp rất gọn gàng, ngăn nắp, tạo cảm giác dễ chịu khi tiếp khách, trò chuyện, họp mặt gia đình,…. chính giữa phòng là bộ bàn ghế sa lon, bàn kính, bàn gỗ tròn màu nâu, …. trên bàn được mẹ đặt bình trà một số vật dụng cần thiết để dùng khi có khách đến…..
Bên phải: những khung hình sắp xếp đều đăn, đẹp, nổi bật, thu hút,……. bên trái còn có những bức tranh thêu do tự tay mẹ làm rất đẹp, rất bắt mắt, ấn tượng,…. chính giữa là tủ li, tủ thờ, hồ cá, hòn non bộ,…..màu nâu, trắng, xám, …. nổi bật, gây sự chú ý, tạo sự hấp dẫn,…những đồ vật bên trong tủ gọn gàng ngăn nắp, luôn được dùng đến, rất giá trị,….
– Tiếp theo là phòng ngủ của em, của bố mẹ, anh chị, nhà bếp, nhà vệ sinh,…
Từng phòng các em nên chọn tả những chi tiết gây ấn tượng, đáng chú ý, đẹp và trình tự miêu tả như gợi ý ở phần miêu tả phòng khách: Các em cần nêu cảm nhận chung để làm câu mở đoạn hoặc kết đoạn cho từng phần để bài văn có điểm nhấn, thu hút sự chú ý người đọc: Cách bày trí trong từng phòng ra sao? Gắn bó với các sinh hoạt cùa gia đình và bản thân em như thế nào?
3. Kết bài:
Nêu tình cảm của em đối với ngôi nhà ấy.
Tô Ngọc Sơn – Kỹ năng cần biết