Khi miêu tả quang cảnh công viên, nhiều học sinh tiểu học thường không biết phải bắt đầu từ đâu?, miêu tả những gì ?, và dùng những từ ngữ như thế nào để miêu tả?, … . Dàn ý dưới đây giúp các có thêm vốn từ, giúp các em có thêm trình tự để miêu tả và cách quan sát cảnh, cách chọn lọc chi tiết trong cảnh để làm cho bài văn phù hợp, hay, thu hút người đọc.
I/ Mở bài
– Xác định thời gian miêu tả: buổi sáng, buổi chưa, chiều, tối.
– Mượn việc gì đó như: tập thể dục buổi sáng, đi công việc, cùng gia đình đi chơi, tổ chức sinh nhật, đi dã ngoại,….. để giới thiệu công viên.
– Cần có câu kết đoạn nêu lên ấn tượng ban đầu của e khi đến công viên, chẳng hạn: nơi đây để lại cho tôi kỉ niệm không thể quên, công viên quả là nơi tôi thích nhất, công viên là tài sản quý giá nhất của quê hương tôi,….
II/ Thân bài
a. Tả quang cảnh công viên
– Tả bao quát toàn cảnh công viên:
+ Vị trí: xây dựng trên khu đất rất rộng, xây dựng trên khu đất ngoại ô thành phố, xây dựng trên khu đất trung tâm thành phố,…. nằm bên phải con đường……nằm giữa 4 con đường………
+ Địa chỉ: Tổ, khóm, phường, …(nếu biết đầy đủ thì tốt, không thì chỉ ghi phường, quận, huyện)
+ Hình dáng khi nhìn từ xa: trông giống một khu rừng thu nhỏ, một khu vườn, một tòa lâu đài, một cung điện, …..
+ Kích thước: rất rộng lớn, đi mỏi cả chân chưa quan sát hết được, đi cả ngày không hết, không biết rộng lớn đến mức nào nhưng đã đi nhiều lần mà tôi chưa tìm hiểu hết,…
+ Không gian: thoáng đãng, mát mẻ, yên tĩnh, náo nhiệt, thoáng mát, sản khoái, không khí trong lành, được hòa vào không khí trong lành, đến đây như được về với thiên nhiên, ….
Sau khi hoàn thành phần tả bao quát các em có hai lựa chọn trình tự miêu tả như thầy cô đã hướng dẫn: Tả cảnh theo trình tự thời gian hoặc tả theo trình tự từng phần trong cảnh. Khuyến cáo các em nên tả theo từng phần từng khu vực trong cảnh vì các em thường không đủ thời gian để ngắm cảnh theo thời gian, các em thường ít chú ý sự thay đổi của cảnh theo thời gian nhưng nếu các em có sự chú ý gợi tả được sự thay đổi của cảnh theo thời gian thì cảnh vật trở nên thu hút và hấp dẫn, bài văn sẽ rất hay.
– Tả chi tiết từng phần, từng khu vực trong cảnh:
Các em cần hình dung lại, xác định lại trong công viên có những khu vực nào? Chẳng hạn: bờ rào, cổng, lối đi, hoa kiểng hai bên lối đi, khu vực bên phải lối đi, khu vực bên trái lối đi, khu vực hồ, khu trò chơi dành cho thiếu nhi, khu tập thể dục cho người lớn, những ngọn đồi cỏ, bên bờ hồ, hồ nước, nhà trưng bày, văn thánh miếu,…
Các em miêu tả lần lượt từng khu vực theo thứ tự từ ngoài vào trong, khu vực nào các em nhìn thấy trước miêu tả trước, khu vực nào thấy sau thì miêu tả sau. Các em nên chọn tả những đặc điểm nổi bật gây ấn tượng, mọi người chú ý nhất, đặc điểm đó lạ các em chưa từng gặp bao giờ, hoặc chi tiết đó chưa nơi nào có,….
Mỗi chi tiết, mỗi phần, mỗi khu vực các em chọn tả những đặc điểm: kích thước, màu sắc, những hình ảnh, chi tiết nổi bật trong mỗi khu vực
Khu vực nào gây ấn tượng em chú ý nhất thì cần tập trung tả kĩ, nêu thêm những cảm nhận, những nhận xét của em về chi tiết đó để thấy được sự quan sát sâu sắc, tỉ mỉ; để thấy cảnh vật thêm sinh động, hấp dẫn người nghe, người đọc.
Trong quá trình quan sát, miêu tả các em cần phải kết hợp và gợi tả bằng nhiều giác quan. Chẳng hạn: khi đi ngang vườn hoa phải cảm nhận về mùi hương của hoa, phải nêu cảm nhận bằng xúc giác khi tham gia vào các khu vui chơi như cầu tuột, trượt băng,…. hay khi chiêm ngưỡng những vẻ đẹp của lá, của hoa, của làn không khí. Hoặc khi thưởng thức được những món ăn phải nêu thêm nhận xét của em về vị giác,….
b. Tả hoạt động con người
Tiếp theo các em cần miêu tả một vài hoạt động của con người hoặc một nhóm người, một tập thể. Phần này các em không nên miêu tả nhiều tránh quá đà, tránh tả quá kĩ (các em chỉ miêu tả một đoạn khoảng vài câu văn là được) vì khi tập trung tả kĩ, nói nhiều thì bài văn trở thành văn tả cảnh sinh hoạt (chương trình lớp 5 không có)
Hoạt động của người có thể: trẻ em rượt đuổi nhau í ới làm náo động công viên, các chú bác, các cụ tập thể dục dưỡng sinh làm công viên sinh động, những đôi bạn trẻ trò chuyện bên những băng ghế đá làm công viên trở nên thơ mộng,…. xa xa có vài nhóm người quay quần sinh hoạt tập thể thật vui,…..
III/ Kết bài
Nêu cảm xúc của em khi được đến với công viên, được hòa mình với vẻ đẹp công viên
Có thể bộc lộ tình cảm của mình đối với công viên bằng cách giữ vệ sinh hoặc giới thiệu cho nhiều người cùng đến thưởng thức,…..
Dinh Phương (biên soạn)