BÁO CÁO TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI, SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA LỚP 2 NĂM HỌC 2021- 2022

Sau thời gian nghiên cứu và gần một năm sử dụng sách giáo khoa lớp 2 bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống”, chúng tôi có nhận xét về ưu điểm cũng như hạn chế của bộ sách này như sau:

Dưới đây là phần Demo. Quý thầy cô tải toàn bộ Báo cáo phần link bên dưới!

TTMÔNTÊN SÁCHNHÀ XUẤT BẢNƯU ĐIỂMHẠN CHẾKIẾN NGHI
3Hoạt động trải nghiệmKết nối tri thức với cuộc sốngNhà xuất bản Giáo dục Việt Nam– Nội dung phù hợp với khung chương trình đã đưa ra.
– Các nội dung phù hợp với lứa tuổi.
– Có phần mục tiêu nằm đầu mỗi chủ đề giúp GV, HS, phụ huynh có điểm tựa để thực hiện.
– Kiến thức phù hợp,  gần gũi, sát thực tế giúp HS dễ thực hành.
– Hành vi ứng xử gần gũi với cuộc sống của HS.
– Các hoạt động đi từ dễ đến khó. Có những trò chơi, bài hát và sản phẩm phù hợp, lôi cuốn học sinh.
– Cuối mỗi chủ đề đều có phần cho HS tự nhận xét, đánh giá rất cụ thể và rõ ràng.
– Bố cục sách rõ ràng, hài hòa giữa kênh hình và kênh chữ. Hình ảnh, màu sắc đẹp lôi cuốn các em HS.
– Một số bài trật tự sắp xếp kênh hình và kênh chữ chưa hợp lý. Ví dụ: Tuần 1, trang 6.
– Tuần 1: Chủ điểm: Khám phá bản thân, trang 6: Trật tự sắp xếp kênh hình và kênh chữ chưa hợp lí ở câu 2.
– Bài 2: Nụ cười thân thiện, trang 8: Khái niệm nụ cười thân thiện làm cho học sinh khó hình dung như thế nào là nụ cười thân thiện.
– Hoạt động giáo dục theo chủ đề, mục 2 trang 22: Câu hỏi ở ý 3 cần được diễn đạt rõ hơn: ” Thảo luận về cách sắp xếp đồ dùng ngăn nắp.”

QC:

4Đạo đứcKết nối tri thức với cuộc sốngNhà xuất bản Giáo dục Việt Nam– Kênh hình rõ ràng, hình vẽ độc đáo, phong phú, hấp dẫn, lôi cuốn, sát với thực tế giúp HS dễ nhớ, dễ hiểu, dễ cuốn hút HS vào hoạt động học tập.
– Nội dung phù hợp với khả năng nhận thức của các em. Giúp các em vận dụng kiến thức vào thực hành, liên hệ bản thân.
– Nội dung bài học và chủ đề có mối liên hệ chặt chẽ, các hoạt động dạy và học phù hợp với điều kiện dạy học ở trường.
– Đảm bảo đầy đủ kiến thức theo khung Chương trình Phổ thông 2018. 
– Các tiết học tách riêng biệt từng nội dung giáo dục cụ thể.
– Các bài học đều được định hướng cho học sinh bằng khung mục tiêu của bài.
– Trình tự bài học rõ ràng:
+ Học sinh được nghe kể
+ Quan sát tranh
+ Luyện tập
+ Vận dụng
– Nội dung bài học Đạo đức được tích hợp với các phân môn khác như : Tiếng Việt, Toán (Trang 22, 28…) – Phần ghi nhớ, tóm tắt, khắc sâu bài học, hành vi đạo đức bằng những bài thơ hay, dễ hiểu, gần gũi với cuộc sống (Sách đạo đức trang 13, 17, 22, 28,…)    – Nội dung bài học và chủ đề có mối liên hệ chặt chẽ.  
– Việc tìm các bài hát theo chủ điểm chưa thuận lợi cho giáo viên.
– Một số câu hỏi trong SGK còn trừu tượng, khó trả lời với HS, chưa đủ ý.
– Đôi chỗ còn sai thể thức văn bản. (Trang 5 phần Khởi động, chưa có khoảng cách giữa các chữ.)
– Một số bài có nội dung câu hỏi chưa rõ ý:
+ Bài 3 (sgk trang15) : Câu “Những việc làm của thầy cô giáo mang lại điều gì cho em.”  còn mang tính trừu tượng. Đề xuất : ” Em cảm nhận được điều gì qua việc làm của thầy giáo, cô giáo ?”.
+ Bài 6 : Nhận lỗi và sửa lỗi, phần vận dụng (trang 32). Câu lệnh yêu cầu chưa rõ nghĩa: “Chia sẻ những lần em đã nhận lỗi, sửa lỗi”. Đề xuất : ” Chia sẻ về những lần em mắc lỗi, em đã nhận lỗi và sửa lỗi”

Tải Toàn bộ Báo cáo tại đây!